Xây dựng đội ngũ kế thừa cho doanh nghiệp

Đăng ngày 22/10/2023 lúc: 10:479 lượt xem

Xây dựng đội ngũ kế thừa cho doanh nghiệp

CEO Trần Trí Dũng chia sẻ cách xây dựng đội ngũ kế thừa cho doanh nghiệp trong bài viết này. Các độc giả hãy bớt chút thời gian để tìm hiểu nhé!

Xây dựng đội ngũ kế thừa là hoạt động quan trọng trong chiến lược kinh doanh dài hạn. Đội ngũ này sẽ quyết định đến sự phát triển bền vững và khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh. Cùng Dũng tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của đội ngũ kế cận. Cũng như cách để xây dựng đội ngũ kế cận.

1. Tại sao doanh nghiệp nên xây dựng và phát triển đội ngũ kế thừa

Đội ngũ nhân nhân sự kế thừa là những người đóng vai trò then chốt. Đặc biệt trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Xây dựng đội ngũ nhân sự kế cận không phải là chọn người có thành tích cao. Mà là những người có tiềm năng lãnh đạo. Họ hiểu rõ tầm nhìn chiến lược cũng như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Giống như vòng đời sản phẩm, nhân tài cũng có vòng đời riêng kể từ khi vào công ty. Rồi bước đến giai đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành, giai đoạn giảm hiệu suất làm việc. Do họ không thấy sự phát triển trong công việc.

Đối với sản phẩm, doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới sao cho bắt kịp với thay đổi của thị trường. Tương tự với nhân sự. Vòng lặp đào tạo nhân sự hiện tại và tìm kiếm nhân tài kế cận cũng cần diễn ra liên tục. Điều này để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp

Quý chủ doanh nghiệp cần phát triển đội ngũ kế cận càng sớm càng tốt vì các lý do sau:

Giảm sự phụ thuộc vào một nhân sự

Nếu doanh nghiệp chỉ dựa vào một người để quản lý và điều hành một đội nhóm. Thì sẽ dễ rơi vào tình trạng bị động khi nhân sự đột ngột nghỉ việc. Lãnh đạo sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và đào tạo người mới để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

Người đứng đầu đội nhóm đột ngột nghỉ, cần phải có một người bên dưới đủ tài tăng, sẵn sàng đảm công việc

Xây dựng được đội ngũ nhân sự kế cận. Doanh nghiệp sẽ có nhiều lựa chọn để nhượng quyền lực và trách nhiệm cho người thích hợp.

Người mới lên có tư duy, góc nhìn mới

Người mới lên có thể mang lại những ý tưởng mới, những giải pháp mới cho các vấn đề cũ. Họ giúp doanh nghiệp tiếp cận được với xu hướng mới, khách hàng mới, thị trường mới.

Thăng tiến các nhân sự dưới

Cuối cùng, khi doanh nghiệp có kế hoạch và tiêu chí rõ ràng. Họ đánh giá và thăng tiến nhân sự cấp dưới sẽ tạo ra một môi trường làm việc cạnh tranh tích cực. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc, tăng cường năng suất và chất lượng công việc.

2. Những vấn đề “nhức nhối” mà chủ doanh nghiệp thường gặp khi xây dựng đội ngũ kế thừa

Xây dựng đội ngũ kế thừa không phải quá trình đơn giản. Bởi theo Nomura Holdings, cho tới năm 2040 có đến 40.000 doanh nghiệp tại Nhật Bản gặp khó khăn trong tìm lãnh đạo thay thế. Dưới đây là những vấn đề “nhức nhối” mà các chủ doanh nghiệp thường gặp phải. .

2.1. Không có hệ thống quản trị nhân tài toàn diện

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chú tâm nhiều đến lợi nhuận trước mắt. Họ chưa đầu tư xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài. Hầu hết các công ty không có hệ thống quản trị nhân tài toàn diện bao gồm: lên kế hoạch, thu hút, tuyển dụng, phát triển và giữ chân nhân tài.

Do thiếu hụt hệ thống này này nên chủ doanh nghiệp không có cái nhìn tổng quan về nguồn nhân lực, tiềm năng hiện có để chọn lựa và phát triển nhân sự kế thừa phù hợp.

2.2. Không có lộ trình phát triển

Doanh nghiệp không có lộ trình phát triển rõ ràng sẽ là rào cản trong quá trình xây dựng đội ngũ kế thừa. Nhân sự không nhìn thấy tiềm năng phát triển của mình ở doanh nghiệp nên thiếu đi động lực để nỗ lực và cống hiến. Về phía lãnh đạo, do không có lỗ trình cụ thể nên họ không biết nhân sự cần có kỹ năng, kiến thức, thái độ gì để có thể thừa kế các vị trí.

2.3. Thiếu tính tin cậy vào quy trình, thiếu tính minh bạch

Một vấn đề nhức nhối khác khi xây dựng đội ngũ kế thừa mà nhiều doanh nghiệp gặp phải là quy trình lựa chọn thiếu tính minh bạch. Điều này khiến nhân sự có tiềm năng cảm thấy bất mãn do không được khuyến khích phát triển. Đồng thời, họ mất đi sự tin tưởng, tôn trọng đối với quyết định của chủ doanh nghiệp.

Sự thiếu cân bằng, minh bạch trong xây dựng đội ngũ kế thừa cũng khiến doanh nghiệp bỏ lỡ nhân sự tài năng, dẫn đến việc thiết lập đội ngũ kế cận yếu kém và thiếu năng lực.

2.4. Lựa chọn sai

 “Nếu đã tuyển dụng sai thì mọi công tác đào tạo, xây dựng văn hóa sẽ đều thất bại”. Đây cũng là vấn đề “nhức nhối” hàng đầu của lãnh đạo khi lựa chọn sai ứng viên cho vai trò kế thừa. Việc chọn sai không chỉ gây lãng phí tài nguyên doanh nghiệp. Nó còn gây rối loạn trong quản trị và điều hành. Điều này dẫn đến làm suy yếu văn hóa và giá trị của công ty.

2.5. Thiếu hỗ trợ từ bên trên

Một vấn đề “nhức nhối” khác khi xây dựng đội ngũ kế thừa là thiếu sự hỗ trợ từ bên trên. Nhiều chủ doanh nghiệp không coi việc xây dựng đội ngũ kế thừa là một ưu tiên. Nên họ không dành thời gian, công sức và nguồn lực để hỗ trợ tìm kiếm, đào tạo người kế thừa.

2.6. Thiếu sự giao quyền từ người đi trước

Thiếu sự giao quyền từ người đi trước cũng là thách thức mà nhiều sếp phải đối mặt khi xây dựng đội ngũ nhân sự kế cận. Giao quyền không chỉ là nhường lại vị trí cho người khác. Mà còn là việc tạo điều kiện để nhân sự học hỏi, trải nghiệm và phát huy khả năng.

Tuy nhiên, nhiều người không sẵn sàng trao quyền, đặc biệt khi họ đã nắm giữ vị trí lãnh đạo trong thời gian dài. Điều này sẽ cản trở nhân sự mới có cơ hội để thử sức ở vai trò then chốt hơn trong doanh nghiệp.

3. Cách xây dựng đội ngũ kế thừa

Xây dựng đội ngũ kế thừa vững mạnh chính là cách để củng cố nội lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để có một kế hoạch bài bản. Dưới đây là 5 cách để xây dựng được đội ngũ kế cận chất lượng mà Dũng bật mí đến quý chủ doanh nghiệp.

3.1. Xây dựng đề xuất giá trị nhân sự EVP để giữ chân nhân tài

Đề xuất giá trị nhân sự EVP (Employee Value Proposition) là bí quyết để chiêu mộ và giữ chân nhân tài hiệu quả. Nhưng chưa được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm.

Hiểu đơn giản, EVP là những lợi ích về vật chất và tinh thần. Nó mang đến cho nhân viên như: lương thưởng, chế độ đãi ngộ, văn hóa doanh nghiệp, cơ hội phát triển…

Một EVP tốt sẽ tạo nên sự khác biệt của tổ chức so với đối thủ cạnh tranh. Nó nâng cao hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường lao động. Đây không chỉ là chìa khóa để lôi kéo nhân tài. Nó còn giúp tăng cường sự gắn bó và cam kết của nhân sự có tiềm năng. Khiến họ trở thành đội ngũ kế cận cho doanh nghiệp.

3.2. Xây dựng khung năng lực nhân sự

Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ kế thừa cho những vị trí cấp cao. Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các vị trí khác. Ví dụ như trưởng phòng hay trưởng nhóm. Vì mỗi nhân sự đều là một mắt xích quan trọng đảm bảo cho việc vận hành trơn tru của doanh nghiệp. Để xây dựng được lớp nhân sự kế cận cho từng vị trí. Công ty cần lên được khung năng lực nhân sự chi tiết cho mỗi vị trí đó.

Khung năng lực nhân sự là hệ thống các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà một nhân sự cần có để hoàn thành tốt công việc của mình. Dựa vào khung năng lực nhân sự. Doanh nghiệp xác định tiêu chuẩn cần có của nhân sự kế thừa. Đồng thời là cơ sở để đánh giá, đào tạo và phát triển họ.

Doanh nghiệp nên công bố khung năng năng lực tại các vị trí cho tất cả nhân sự một cách minh bạch, rõ ràng. Điều này sẽ giúp nhân viên biết rằng mình đang thiếu sót kiến thức, kỹ năng gì để được thăng tiến trong tương lai. Đồng thời, cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích nhân sự phấn đấu học hỏi và phát triển.

3.3. Lựa chọn những nhân sự phù hợp để tham gia đội ngũ kế cận

Yếu tố quan trọng khi xây dựng đội ngũ kế thừa không phải chọn người giỏi nhất mà là chọn người phù hợp nhất. Chủ doanh nghiệp nên bám sát vào mô hình ASK (Attitude – Skills – Knowledge). ASK giúp bạn tìm được nhân tài có chuyên môn, năng lực quản lý và phong cách lãnh đạo phù hợp.

Bên cạnh đó, quý chủ doanh nghiệp cần áp dụng nguyên lý tảng băng trôi kết hợp trắc nghiệm tính cách MBTI hoặc sinh trắc vân tay. Nhờ đó để lựa chọn chính xác nhân sự có tố chất nằm trong đội nhóm kế cận của doanh nghiệp.

Khi lựa chọn đội ngũ kế cận, lãnh đạo không nên chỉ tập trung vào 1 nhân sự mà hãy trao cơ hội cho 2 hoặc 3 ứng viên tiềm năng. Đây là chiến lược thông minh giúp tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Nhân sự sẽ có động lực để cố gắng trau dồi kiến thức và kỹ năng. Không chỉ vậy, nhà lãnh đạo cũng có thể đánh giá khách quan, so sánh và đưa ra lựa chọn về người kế thừa phù hợp nhất.

3.4. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ kế thừa

Muốn có một đội ngũ kế thừa xuất sắc thì doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch bài bản và chỉn chu. Kế hoạch cần có 5 nội dung quan trọng sau đây:

    • Đối tượng và mục tiêu đào tạo: Trước hết doanh nghiệp cần xác định đối tượng được đào tạo là ai, chức vụ là gì, tính cách ra sao, điểm mạnh và điểm yếu như thế nào. Từ đó, doanh nghiệp sẽ lựa chọn được cách thức tiếp và nội dung đào tạo phù hợp. Công ty cũng cần xác lập mục tiêu đào tạo cụ thể theo mô hình SMART để dễ dàng theo dõi và kiểm soát.

    • Chương trình đào tạo: Sau khi xác định được đối tượng và mục tiêu đào tạo. Quý chủ doanh nghiệp hãy lên kế hoạch nội dung cho buổi đào tạo. Nó bao gồm các chủ đề, phương pháp và các hoạt động chi tiết. Dựa trên nội dung, quý chủ doanh nghiệp lựa chọn thời gian và địa điểm phù hợp nhất.

    • Tài liệu đào tạo: Tài liệu đào tạo có thể bao gồm: giáo án, slide, video, sách, bài kiểm tra, công cụ đánh giá… Doanh nghiệp cũng cần kiểm tra và cập nhật các tài liệu đào tạo thường xuyên. Nhờ vậy mà đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

    • Giảng viên đào tạo nào: Giảng viên được lựa chọn cần có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng về lĩnh vực đào tạo. Bên cạnh đó, phong cách giảng dạy cũng phải phù hợp với tính cách nhân sự và mục tiêu đào tạo.

       

 

3.5. Lựa chọn người kế thừa tài năng, phù hợp nhất

Sau khi tiến hành lựa chọn và đào tạo. Làm sao để đưa ra quyết định nhân sự nào là phù hợp nhất cho đội ngũ kế cận? Để đưa ra lựa chọn đúng. Quý chủ doanh nghiệp cần xem xét nhân sự đó có đáp ứng được các tiêu chí sau hay không.

Năng lực chuyên môn và năng lực quản lý

Người kế thừa cần đáp ứng yêu cầu về chuyên môn và năng lực quản lý. Thậm chí năng lực vượt mức yêu cầu của vị trí mới. Như vậy, họ mới có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Họ cần đưa ra các quyết định chiến lược và điều hành các hoạt động của tổ chức.

Nhân sự đã sẵn sàng đảm nhận vị trí mới

Người kế thừa cần phải sẵn sàng đảm nhận vị trí mới và chấp nhận trách nhiệm. Họ luôn sẵn sàng học hỏi và phát triển bản thân để đối mặt với các thách thức mới.

Nhân sự có tiêu chuẩn cao

Hãy đảm bảo người được lựa chọn sẽ có tiêu chuẩn cao về chất lượng công việc và đạo đức nghề nghiệp. Điều này nhằm đảm bảo nhân sự kế thừa sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao danh tiếng, uy tín của tổ chức.

Nhân sự có sự cam kết cao, chịu áp lực cao

Nhân sự kế thừa có vai trò then chốt trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. Họ cần có tính cam kết, sẵn sàng gắn bó và cống hiến cho tổ chức. Họ cũng cần có khả năng đối mặt và vượt qua các thách thức. Họ không bỏ cuộc khi gặp phải thất bại hay sai lầm.

Tư duy tích cực trong mọi hoàn cảnh

Người kế thừa cần có tư duy tích cực ngay cả trong tình huống khó khăn nhất. Đứng trước các vấn đề, nhân sự kế cận luôn cần nhìn nhận mặt tích cực. Để tìm ra phương pháp giải quyết. Nếu như người lãnh đạo nản chí sẽ kéo theo cả bộ máy đi sau sụp đổ theo.

4. Kết luận

Xây dựng đội ngũ kế thừa là chìa khóa cho sự phát triển phồn vinh và lâu dài của một doanh nghiệp. Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích giúp chủ doanh nghiệp biết cách xây dựng cho mình đội ngũ kế cận chất lượng nhất.

Nguồn tham khảo