USP là gì? Đặc điểm của USP

Đăng ngày 14/10/2024 lúc: 09:3522 lượt xem

USP là gì? Đặc điểm của USP

USP là gì? Đặc điểm của USP là gì? Hãy cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu hết các khái niệm và phân tích đặc trưng của USP trong bài này!

Thuật ngữ USP hiện nay đang sử dụng rất phổ biến. Vậy USP là gì? USP là viết tắt của từ gì? Trong bài viết dưới đây Dũng sẽ chia sẻ cụ thể về USP cũng như cách để xây dựng một USP độc đáo cho sản phẩm của doanh nghiệp. 

USP là gì? 

USP là viết tắt của cụm từ Unique Selling Point, nghĩa là điểm bán hàng độc nhất. USP được ví như kim chỉ nam của một doanh nghiệp. Nó giúp định hướng chiến lược kinh doanh rõ ràng và tối ưu hóa được lợi nhuận doanh nghiệp. 

USP cho phép doanh nghiệp được phân biệt dễ dàng trên thị trường. Thậm chí, doanh nghiệp sở hữu USP khác biệt còn dễ dàng chiếm được vị trí độc nhất trên thị trường. 

usp là gì? định nghĩa

Trên thị trường đa dạng, các ngành nghề luôn có sự cạnh tranh mạnh giữa các công ty thì USP rất cần thiết. USP chính là thứ bạn có nhưng đối thủ cạnh tranh không có. Bạn có thể không phải là công ty duy nhất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó nhưng bạn phải thật sự nổi bật và khác biệt. 

Một ví dụ khá hay về USP thể hiện chính sách bảo đảm về dịch vụ: “Khi đầu tư vào một hệ thống máy tính với Dũng, các bạn sẽ được lắp đặt tại chỗ, tư vấn miễn phí và phần mềm bảo mật 24/24 cùng với hỗ trợ về phần cứng.”

Đặc điểm của USP

Bất kỳ một thuật ngữ nào cũng sẽ có đặc điểm riêng. Và USP cũng vậy. Đặc điểm của USP có thể khái quát như sau:

Đặc điểm 1: USP là điểm riêng biệt của sản phẩm

Khi xây dựng một sản phẩm/dịch vụ, bạn buộc phải định hình cho nó một điểm riêng biệt. Bởi nếu không có điểm riêng biệt, bạn lấy gì để cạnh tranh trên thị trường? Vì thế, dù không có nhưng hãy cố gắng “nặn” ra được một điểm riêng biệt của phẩm. Khi đã tìm ra được điểm riêng này thì các chiến lược truyền thông cũng sẽ dễ dàng được định hình hơn. 

Đặc điểm 2: USP gắn với từ khóa của sản phẩm

Trên thực tế, USP gần như 1 thông điệp đính kèm các từ khóa về sản phẩm. Chỉ là thông điệp này được sắp xếp để gây ấn tượng với người tiêu dùng mà thôi. Nếu bạn có thể lồng ghép USP để truyền thông thì thật tuyệt vời. Vì sản phẩm của bạn sẽ đánh mạnh hơn vào tâm trí của khách hàng. 

Đặc điểm 3: USP dựa vào mong muốn của khách hàng 

Đặt USP như thế nào cũng phải thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Chỉ có đánh vào đúng nhu cầu, mục đích của khách hàng thì sản phẩm của bạn mới được nhớ tới. Khi đã nhớ tới thì họ mới cân nhắc đến việc có mua sản phẩm của bạn để thỏa mãn bản thân hay không. 

Khi xây dựng USP cho sản phẩm, nếu một đặc điểm không thỏa mãn được khách hàng thì không nên đưa vào. 

usp là gì

Đặc điểm 4: USP dễ dàng bị sao chép

Tất nhiên rồi. Khi bạn đưa ra một điểm riêng biệt đầy độc đáo, lại đánh trúng tâm lý khách hàng thì đối thủ của bạn không dại gì “ăn theo” phải không. Vì thế, hãy truyền thông thật nhanh, thật mạnh khi có USP mới lạ, độc đáo. Điều này giúp định vị sẵn sản phẩm của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng. Đừng để mình là người nghĩ ra lợi ích đầu tiên nhưng lại là người tiếp cận khách hàng sau cùng. 

Vai trò của USP

1. Tạo lòng tin với khách hàng

USP là điểm độc nhất của sản phẩm nhưng trong quá trình truyền thông, bạn sẽ tạo được sự chú ý của khách hàng. Bạn thay đổi được suy nghĩ, hành vi của khách hàng và từ đó tạo dựng niềm tin cho khách hàng. 

2. Chiến dịch truyền thông đạt hiệu quả cao hơn

Một chiến dịch truyền thông luôn cần có mục tiêu nhất định. Khi bạn có một USP cụ thể thì chiến dịch đó sẽ có “đích” để nhắm tới. Bạn sẽ biết cần phải làm gì để đạt được mục đích của mình. Hơn nữa, USP sẽ giúp cho chiến dịch truyền thông của bạn trở nên ấn tượng hơn, giúp người dùng dễ dàng ghi nhớ sản phẩm. 

3. Tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Dựa vào USP, sản phẩm của doanh nghiệp bạn sẽ thu hút được người dùng một cách nhanh chóng. Dù bạn là “người đến sau” nhưng USP dần giúp doanh nghiệp bạn chiếm được thị phần của ngành, gia tăng lợi thế cạnh tranh hiệu quả. Thậm chí nếu chiến dịch quảng cáo của bạn đạt hiệu quả thì bạn có thể trở thành lựa chọn số 1 của khách hàng. 

4. Thể hiện tiềm năng của doanh nghiệp

Khi đã giới thiệu sản phẩm với USP nổi bật, có một chỗ đứng nhất định trên thị trường thì lúc đó không ai có thể phủ nhận được tiềm năng của doanh nghiệp bạn. Nhà đầu tư sẵn sàng hợp tác, đơn vị cung ứng tạo điều kiện và khách hàng thì luôn tin tưởng.

tìm hiểu về usp

5. Giúp phân tích đối thủ cạnh tranh

Xây dựng USP không chỉ mang lại sự rõ ràng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng USP, bạn cần phải tìm hiểu về đối thủ. Bạn sẽ có cái nhìn khái quát nhất về sản phẩm của ngành, cách họ thực hiện quảng cáo… Khi đó, bạn có thể tự do lựa chọn có “ăn theo” không hay đối đầu, né tránh, tìm cách cải tiến…

7 bước sáng tạo USP độc đáo cho doanh nghiệp

Một USP đạt hiệu quả là một USP trả lời được câu hỏi “Vì sao khách hàng nên mua sản phẩm/dịch vụ của bạn?”. USP có thể là một vài từ, tương tự như slogan hoặc cũng có thể là một đoạn văn. Miễn sao nó có thể nắm bắt được nhu cầu và nêu ra lời hứa cho khách hàng. 

Bước 1: Hiểu nhu cầu của khách hàng mục tiêu

Cũng giống như bắt đầu bất kỳ một chiến lược, chiến dịch nào, bạn cần hiểu được nhu cầu khách hàng trước khi xác định được USP. Biết khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ có sở thích gì, mong muốn của họ ra sao… 

Một số cách để bạn có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng đó là: 

– Tham khảo ý kiến của chuyên gia ngành. 

– Họp với đội ngũ bán hàng và chăm sóc khách hàng. 

– Nói chuyện trực tiếp với khách hàng. 

Bước 2: Hiểu được sản phẩm

Đây là bước mà nhiều doanh nghiệp thường bỏ quên. Họ mải mê nghiên cứu những thứ xung quanh mà quên mất chính sản phẩm của mình. Bạn cần hiểu rõ sản phẩm của mình thì mới có thể xây dựng một USP hợp lý. Sản phẩm của doanh nghiệp mạnh ở điểm nào, yếu ở điểm nào, có thể bứt phá ở điểm nào. Chỉ khi xác định được những việc này thì USP mới phản ánh đúng nhất về sản phẩm và tạo được sự tin tưởng. 

Bước 3: Hiểu được đối thủ của bạn

Bạn là một “người mới” khi bước vào thị trường. Điều bạn cần làm tất nhiên là nghiên cứu tất cả các đối thủ cạnh tranh. Từ website, cách thức kinh doanh, cách chăm sóc khách hàng… bạn đều cần phải nắm rõ. Đặc biệt là bạn phải phân tích USP của họ và cách thức họ truyền thông nó ra sao. Cách này sẽ giúp bạn xác định được USP của mình nên nhắm vào đâu, liệu có “đánh thắng” được họ hay không. 

usp là gì? cách sáng tạo usp

Ví dụ: USP của một công ty bán snack là “giá rẻ nhất thị trường” và bạn cũng đang muốn hướng đến điều đó. Nhưng giá bán của bạn lại không thể thấp tới mức họ đang phân phối được. Lúc này, bạn có thể chuyển hướng sang USP về chất lượng hoặc hương vị để tăng tính cạnh tranh. 

Bước 4: Phác thảo ý tưởng

Từ những phân tích, tìm hiểu về khách hàng, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh… bạn có thể bắt đầu lên ý tưởng. Các ý tưởng cần đảm bảo phù hợp với những thông tin đã có và có độ khả thi nhất định. 

Ở bước này, bạn có thể brainstorm – tham khảo ý tưởng của đội ngũ nhân viên các phòng ban. Cách làm này trên thực tế mang lại rất nhiều USP mới lạ mà chủ doanh nghiệp phải đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.

Bước 5: Phỏng vấn khách hàng hoặc đóng vai khách hàng và trả lời câu hỏi

Dựa trên danh sách khách hàng và danh sách ý tưởng, bạn có thể thực hiện các khảo sát để lựa chọn ra ý tưởng phù hợp nhất, khả quan nhất. 

Muốn thực hiện khảo sát thì bạn cần đặt ra các câu hỏi. Bạn có thể phỏng vấn khách hàng hoặc đóng vai khách hàng để trả lời câu hỏi khách quan nhất. Khi bạn có được câu trả lời, bạn sẽ có thể cải thiện các ý tưởng của mình. 

Bước 6: Tổng hợp thông tin

Tổng hợp tất cả các thông tin sau bước khảo sát, phỏng vấn khách hàng để tìm ra ý tưởng phù hợp nhất. Nếu còn nguồn lực thì bạn có thể tiếp tục thực hiện khảo sát online để thu được thông tin hữu ích.

Bước 7: Điều gì khiến khách hàng chọn bạn mà không phải đối thủ?

Đây là bước cuối cùng của hành trình tìm ra USP của sản phẩm doanh nghiệp. Sau khi đã tổng hợp, đo lường các ý tưởng về USP, bạn cần lựa chọn 1 giá trị tương đồng với sản phẩm của mình. Hãy cân nhắc giá trị của sản phẩm với USP bởi USP sẽ đi theo hết “chu kỳ sống” của sản phẩm. 

Hơn hết, hãy lựa chọn yếu tố “độc nhất”, tức là đối thủ chưa sử dụng USP này để khách hàng dễ dàng ghi nhớ sản phẩm hơn. 

Một số lưu ý khi xây dựng USP

Cập nhật thông tin liên tục 

tìm hiểu về usp

Khi đã xây dựng được USP cho sản phẩm không có nghĩa bạn dừng lại ở đó. Bạn cần liên tục cập nhật các thông tin, tin tức trên thị trường để chắc chắn rằng USP của mình phù hợp. 

Luôn tìm cách giữ gìn USP

Như đã chia sẻ ở phần đặc điểm của USP, USP rất dễ bị “ăn theo”. Do đó, doanh nghiệp của bạn cần phải biết cách bảo vệ USP của mình. Khi bạn có USP hay, độc thì đối thủ cũng ngay lập tức có thể bám theo bạn. Việc bạn cần làm lúc này là đừng dừng lại. Hãy liên tục quảng bá, liên tục chia sẻ thông tin tới khách hàng. Hơn nữa, hãy tiếp tục nghiên cứu, phát triển ra những điểm độc đáo mới lạ hơn. Điều này thực sự quan trọng khi nếu bị họ bắt kịp thì bạn cũng đã có thể bước lên một nấc thang khác cao hơn. 

Tập trung tới tính chất của một USP độc đáo 

Để xây dựng một USP độc đáo thì bạn hãy tập trung vào các tính chất sau:

– Có tính dụ dỗ.

– Có tính thú vị đối với người dùng.

– Khó có thể bắt chước được.

– Tạo được cảm giác phấn chấn, mới lạ.

Tham khảo một số USP của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới

USP của Starbucks

Một trong những chuỗi cà phê nổi tiếng nhất trên thế giới – Starbucks có USP vô cùng hấp dẫn. “Expect more than coffee” – Không chỉ là cà phê. 

Starbucks khởi đầu chỉ là một cửa hàng cà phê nhỏ vào năm 1971. Starbucks cũng đã thay đổi nhiều về sản phẩm cũng như cách tiếp cận khách hàng qua từng năm. Cho tới nay, Starbucks khẳng định được vị trí riêng của mình bằng một thứ – trải nghiệm độc đáo cho khách hàng. Khách hàng khi tới Starbucks có thể tận hưởng không gian một cách thực sự như ở nhà. Nhiều người còn mang laptop tới để vừa uống cà phê vừa làm việc rất thoải mái. 

USP của Hermes

usp của hermes

“Hermes, nghệ nhân đương đại từ năm 1837”, đây chính là USP của Hermes. Hermes là một trong những thương hiệu quần áo, phụ kiện nổi tiếng đắt đỏ nhất thế giới. Hermes luôn tự hào về những chiếc túi được làm thủ công hoàn toàn từ những người thợ nổi tiếng và mức giá có thể lên đến 300.000 đô la cho 1 chiếc. Thậm chí khách hàng muốn mua sản phẩm của Hermes còn được đưa vào danh sách chờ.

USP của Ikea

Hãng nội thất lớn hàng đầu thế giới sở hữu USP “Kiến tạo một cuộc sống tốt hơn cho nhiều người”. Thực sự Ikea đã hoàn thành xuất sắc USP của mình. Sản phẩm của Ikea có thiết kế đẹp, dễ lắp ráp, có thể tháo rời và vận chuyển toàn thế giới. Hơn hết giá thành của các sản phẩm Ikea lại rẻ hơn nhiều so với các đối thủ. 

USP của Colgate

USP của Colgate là “Cải thiện sức khỏe răng miệng trong hai tuần”. Một USP rất khôn khéo khi liên kết giữa kem đánh răng và sức khỏe. Không chỉ vậy, việc đưa ra một lời hứa giúp tạo sự tin tưởng và hiệu ứng truyền thông cực hiệu quả. 

USP của Emirates

Emirates là hãng hàng không lớn nhất Trung Đông, khai thác hơn 3.600 chuyến bay mỗi tuần. Emirates lựa chọn USP ” Don’t just fly, fly better” – Đừng chỉ bay, hãy bay tốt hơn. Emirates không tập trung vào việc giảm giá vé như nhiều hãng hàng không. Emirates tập trung vào việc mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của họ. Từ việc đầu tư vào dàn máy bay hiện đại nhất thế giới tới cách chăm sóc khách hàng. Họ thực sự tạo ra một cách tiếp cận khác cho thương hiệu của mình. Và tất nhiên, nó vẫn đang rất thành công. 

USP của AirBnB

AirBnB – Air Bed and Breakfast là dịch vụ di động nhằm kết nối người cho thuê nhà, chỗ ở với người cần thuê nhà, chỗ ở. AirBnB đang rất phổ biến trên thế giới khi nó giúp người sử dụng tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí. 

usp của airbnb

AirBnB có USP là “Book unique places to stay and things to do”. AirBnB muốn người dùng tìm được những nơi độc đáo, mới lạ để nghỉ dưỡng. Những nơi này khách không thể tìm được ở những nền tảng khác. Hơn nữa, trong USP này có thể thấy AirBnB còn hướng tới những nơi dành cho các hoạt động khác, không chỉ là nơi ở. 

USP của Tiffany & Co.

Tiffany & Co. là thương hiệu trang sức cao cấp của Mỹ. Sản phẩm tiêu biểu của Tiffany & Co. là các trang sức làm bằng kim cương. USP của Tiffany & Co. là “The right one is worth waiting for” – Đây chính là thứ đáng chờ đợi.

USP với cách chơi chữ tuyệt vời này khiến chúng ta có thể hiểu theo 2 nghĩa. Đó có thể là “người bạn đang chờ đợi” với một chiếc nhẫn cầu hôn dành cho bạn. Và đó cũng chính là “chiếc nhẫn đáng chờ đợi” dành cho bạn và nó sẽ rất phù hợp. 

Lời kết

Hy vọng, thông qua bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về “USP là gì?”. Với thị trường ngày một phát triển và cạnh tranh như hiện nay, USP là yếu tố vô cùng cần thiết giúp doanh nghiệp phát triển và tạo dựng được vị thế riêng cho mình. Chính vì thế, hãy nghiên cứu và xây dựng cho mình một USP độc đáo và có sức “công phá” hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!

Link tham khảo