Kiểm định viên là gì? Cần gì để trở thành kiểm định viên?

Đăng ngày 12/10/2024 lúc: 15:0119 lượt xem

Kiểm định viên là gì? Cần gì để trở thành kiểm định viên?

Kiểm định viên là gì? Cần gì để trở thành kiểm định viên? CEO Trần Trí Dũng sẽ giải đáp câu hỏi trong bài viết này. Độc giả cùng đọc nhé!

1. Kiểm định viên là gì?

1.1 Khái niệm kiểm định viên

Kiểm định viên thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trước khi chúng được đưa ra thị trường hoặc trong khi sử dụng.

Theo quy định của pháp luật. Kiểm định viên cần trải qua một quá trình học tập, rèn luyện. Họ đạt được điều kiện tiêu chí cụ thể. Họ phải cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định tại từng lĩnh vực chuyên môn.

  • Khoản 2 Điều 3 Nghị định 49/2018/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Kiểm định viên được định nghĩa như sau: “Kiểm định viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 13 Nghị định 49/2018/NĐ-CP. Đó là quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Họ được cấp thẻ kiểm định viên theo quy định tại Điều 18 Nghị định 49/2018/NĐ-CP. Đó là quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp”.
  • Điều 7 Thông tư 09/2017/TT- BCT quy định Kiểm định viên phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động.

1.2 Công việc của một kiểm định viên

Công việc của một kiểm định viên bao gồm:

Kiểm tra sản phẩm

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của kiểm định viên là kiểm tra chi tiết của sản phẩm. Họ đảm bảo rằng chúng đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Trong đó, sử dụng các công cụ đo lường, kiểm tra hình thức và chất lượng vật liệu.

Thử nghiệm chất lượng

Kiểm định viên thực hiện các thử nghiệm và kiểm tra. Họ đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng được đặt ra. Bao gồm kiểm tra:

  • Độ bền
  • Độ bền màu
  • Độ bền cơ học
  • Nhiều yếu tố khác tuỳ thuộc vào loại sản phẩm.

Ghi chú và báo cáo

Sau mỗi quá trình kiểm tra, kiểm định viên ghi chú kết quả và lập báo cáo. Nêu chi tiết về chất lượng sản phẩm. Những thông tin này sẽ được sử dụng để cải thiện quy trình sản xuất. Chúng giúp giữ cho sản phẩm đạt hiệu quả cao

Giải quyết vấn đề

Trong trường hợp phát hiện sản phẩm không đạt chất lượng. Kiểm Định Viên phải tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp sửa chữa. Họ cũng có trách nhiệm đảm bảo rằng quy trình sản xuất được điều chỉnh để tránh lặp lại vấn đề.

Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn

Kiểm định viên cần nắm vững các tiêu chuẩn và quy định chất lượng liên quan đến ngành công nghiệp của mình. Họ đảm bảo rằng mọi quy trình và sản phẩm tuân thủ những yêu cầu này.

2. Điều kiện để trở thành một kiểm định viên là gì?

Cần gì để thành kiểm định viên kỹ thuật?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, các điều kiện để trở thành một kiểm định viên kỹ thuật như sau:

 

  • Có trình độ đại học trở lên, thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định;

 

 

  • Có tối thiểu 02 năm làm kỹ thuật kiểm định hoặc làm công việc thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì về đối tượng kiểm định;

 

 

  • Đã Hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định hoặc có thời gian thực hiện kiểm định đối tượng kiểm định trên 10 năm.

Cần gì để thành kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp?

 

Trường hợp đối với kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp thì cần đáp ứng các tiêu chí theo Điều 13 Nghị định 49/2018/NĐ-CP như sau:

 

  • Có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc

 

 

  • Có bằng tốt nghiệp đại học

 

 

  • Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm về quản lý, giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp hoặc làm việc về ngành, nghề có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo

 

 

  • Hoàn thành khóa đào tạo kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hoặc do đơn vị được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp giao nhiệm vụ tổ chức.

 

 

  • Có trình độ ngoại ngữ từ bậc 2 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

 

 

  • Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương trở lên.

 

Theo đó có thể thấy, tùy vào lĩnh vực hoạt động của kiểm định viên mà họ cần đáp ứng các tiêu chí khác nhau để đảm bảo năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức cần có để tiến hành công việc hiệu quả và hợp pháp nhất.

3. Kinh nghiệm và chuyên ngành theo từng nhóm kiểm định

Điều 7 Thông tư 09/2017/TT- BCT quy định kinh nghiệm và chuyên ngành của một kiểm định theo từng nhóm đối tượng kiểm định như sau:

 

Đối với nhóm A

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì nồi hơi nhà máy điện tối thiểu là 02 năm.

 

 

Đối với nhóm B và C

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm B, C tối thiểu là 02 năm.

 

 

Đối với nhóm D

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo thiết bị nhóm D tối thiểu là 02 năm.

 

 

Đối với nhóm E

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm E tối thiểu là 02 năm.

 

 

Đối với nhóm G

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí, cơ điện, máy xây dựng, tự động hóa hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm G tối thiểu là 02 năm.

 

 

Đối với nhóm H

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện, tự động hóa, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm H tối thiểu là 02 năm.

 

 

Đối với nhóm I

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện, tự động hóa, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo thiết bị nhóm I tối thiểu là 02 năm.

 

4. Quy trình cấp chứng chỉ kiểm định viên

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:

 

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên.

 

 

  • Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học của người đề nghị cấp chứng chỉ có chứng thực hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu.

 

 

  • Tài liệu chứng minh tiêu chuẩn như trên.

 

 

  • Giấy chứng nhận sức khoẻ trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.

 

 

  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân.

 

 

  • 02 ảnh màu cỡ 3×4 của người đề nghị cấp chứng chỉ chụp trong khoảng 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.

 

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi có đầy đủ giấy tờ, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục An toàn lao động – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Xét duyệt hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xem xét thành phần và tính hợp lệ của hồ sơ, đánh giá hồ sơ.

Bước 4: Cấp chứng chỉ kiểm định viên

Không quá 05 ngày làm việc từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục An toàn lao động cấp Chứng chỉ kiểm định viên hoặc có công văn trả lời và nêu rõ lý do không cấp chứng chỉ kiểm định viên cho người đề nghị.

Link tham khảo