Tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp

Đăng ngày 31/08/2023 lúc: 04:3212 lượt xem

Tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp

Các nhà lãnh đạo đã thực sự nắm rõ về tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp hay chưa? Hãy cùng Trần Trí Dũng đào sâu các kiến thức trong bài này!

1. Tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có một tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh của mình. Vậy tầm nhìn sứ mệnh là gì? Hiểu thế nào cho đúng và chuẩn xác về cụm từ trên. Hãy cùng tìm hiểu sau hơn để làm rõ ý nghĩa của tầm nhìn là gì và sứ mệnh là gì. Sau đây PDCA sẽ cho bạn câu trả lời ngay dưới bài viết này.

tầm nhìn sứ mệnh là gì

1.1 Tầm nhìn là gì?

Tầm nhìn là những gì công ty muốn đạt được trong tương lai. Đây được coi là động lực và nguồn cảm hứng cho nhiều công ty. Một tầm nhìn không chỉ mô tả tương lai của một công ty mà còn cho thấy tương lai của toàn bộ ngành mà công ty đó hoạt động và có thể đặt ra những xu hướng ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.

1.2 Sứ mệnh là gì?

Sứ mệnh thường diễn tả các hành động mà công ty phải thực hiện để đạt được tầm nhìn của mình. Điều đó cũng có thể hiểu là các sứ mệnh thường tập trung hơn vào hiện tại. Bạn sẽ xác định rõ đối tượng khách hàng, mô tả các quy trình quan trọng. Tầm quan trọng và hướng của mức độ các hoạt động sẽ được thực hiện.

tầm nhìn là gì

2. Tầm nhìn và sứ mệnh khác nhau như thế nào?

Có thể bạn đã hiểu về định nghĩa của cụm từ tầm nhìn và sứ mệnh là gì nhưng liệu bạn đã biết phân biệt được hai khái niệm này hay chưa? Nếu chưa thì bạn cũng đừng lo lắng, bởi có nhiều người cũng đang bối rối trong việc xác định sự khác nhau của 2 cụm từ trên. PDCA sẽ giúp bạn khám phá sự khác biệt này nhé.

2.1 Về chức năng

Về phần sứ mệnh, công dụng của chúng là tạo danh sách các mục tiêu lớn và định hướng công việc kinh doanh. Ngoài ra, chức năng chính của sứ mệnh cũng là thiết lập các thước đo thành công cho công ty. Đặc biệt là các sứ mệnh được viết cho các nhà lãnh đạo, nhân viên hoặc cổ đông.

Không giống như một sứ mệnh, một tầm nhìn của doanh nghiệp có một chức năng định hướng giúp làm rõ công ty sẽ ở đâu trong những năm tới. Chức năng sẽ là động lực thúc đẩy quá trình làm việc. Đồng thời, tầm nhìn cũng giúp hiểu được lý do bạn làm việc tại đây.

Tầm nhìn sứ mệnh

2.2 Về các yếu tố thay đổi

Bạn có thể thay đổi sứ mệnh, nhưng bạn phải tuân thủ các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, tầm nhìn và nhu cầu của khách hàng. Khi công ty đang trên đà phát triển, nó có thể thay đổi hoàn toàn tầm nhìn. Tuy nhiên, sứ mệnh hoặc tầm nhìn nhằm giải thích cơ sở của công ty, vì vậy bạn có thể thay đổi tầm nhìn nếu cần thiết.

2.3 Mục đích của tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp là gì?

Mục đích của sứ mệnh thường đề cập đến ai, vì lợi ích gì và tại sao, trong khi tầm nhìn thường đề cập đến thời điểm mục tiêu có thể đạt được và cách thức đạt được mục tiêu đó. Do đó, đây cũng chính là sự khác biệt của tầm nhìn và sứ mệnh mà chúng ta cần hiểu rõ, tránh việc đánh đồng mục đích giống nhau của 2 cụm từ trên.

tầm nhìn sứ mệnh

2.4 Mô tả đặc tính và hiệu lực

Sứ mệnh là làm rõ các giá trị của công ty cũng như khách hàng mục tiêu của công ty là ai, hoặc trách nhiệm của công ty đối với khách hàng là gì. Trong khi đó, tầm nhìn giúp làm rõ sự mơ hồ và trình bày chi tiết các mục tiêu mong muốn cần đạt được. Có thể thấy sứ mệnh và tầm nhìn đều có một đặc tính riêng và cần thiết cho doanh nghiệp.

3. Vai trò của tầm nhìn sứ mệnh

Khi bạn đã hiểu tầm nhìn và sứ mệnh là gì, bạn nên biết rằng yếu tố tiếp theo mà nhiều người quan tâm là vai trò của sứ mệnh, tầm nhìn đối với doanh nghiệp và tổ chức, điều này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp không có nhiều danh tiếng và đang trên con đường khẳng định vị trí và xây dựng danh tiếng của công ty:

    • Những tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh đóng vai trò thiết lập mục tiêu và tìm kiếm kết quả trong tương. Bởi vì chúng được xác định rõ ràng, nhân viên có thể làm việc hướng tới các mục tiêu phù hợp và hơn thế nữa.
    • Nhờ tầm nhìn của sứ mệnh, các giám đốc nhân sự hoặc trưởng bộ phận có thể có tầm nhìn sâu rộng và tìm ra phương pháp đào tạo nhân viên, hướng dẫn những người có trách nhiệm, nhân viên có thể theo đuổi mục tiêu và cố gắng làm điều đúng đắn.
    • Các chiến lược và dự án được cung cấp đều được tài trợ và có các tiêu chí rõ ràng hơn để đạt được những thành tựu cụ thể trong tương lai.
    • Tầm nhìn sứ mệnh sẽ đưa các kế hoạch theo hướng đi và đích đến rõ ràng, cụ thể. Các kế hoạch sẽ được giám sát xem đã đúng mục tiêu chưa để tránh rủi ro lệch hướng đi ban đầu.

 

tầm nhìn và sứ mệnh

4. 5 bước để xác định một sứ mệnh

Sứ mệnh đóng một vai trò to lớn trong việc định hướng mục tiêu và là kim chỉ nam cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Làm thế nào để xác định một sứ mệnh thật chuẩn xác cho công ty bạn. Bởi việc xác định sứ mệnh cần thời gian và theo từng bước cụ thể. Sau đây sẽ là 5 bước giúp doanh nghiệp bạn tìm ra sứ mệnh:

4.1 Xác định thị trường

Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem đâu là chìa khóa khiến họ mua hàng của bạn. Hình dung và xác định nhu cầu là cần thiết để đáp ứng những nhu cầu đó đồng thời sửa chữa những sai sót và tạo ra một mẫu sản phẩm lý tưởng cho khách. Nếu bạn hình dung càng cụ thể thì càng tốt và có lợi cho công ty của bạn.

tầm nhìn sứ mệnh

4.2 Xác định những gì doanh nghiệp mang lại cho khách hàng

Sau khi xác định đối tượng mục tiêu và viết đúng phong cách tuyên bố sứ mệnh, bạn cũng cần xác định những gì doanh nghiệp của bạn có thể mang lại cho khách hàng. Từ đó, bạn có thể giữ cho nó ngắn gọn và tập trung vào những điểm nổi bật đặc biệt của doanh nghiệp hoặc công ty của bạn đối với khách hàng.

Bạn không cần phải khiêm tốn trong sứ mệnh, nhưng cũng không cần phải khoe khoang quá mức. Hãy dành thời gian để đầu tư vào sứ mệnh. Nếu công ty của bạn có thể đóng góp một cách xây dựng vào sự tiến bộ của xã hội và đời sống công dân, hãy ghi điều đó vào sứ mệnh.

4.3 Lợi ích mà doanh nghiệp mang lại cho nhân viên

Các doanh nghiệp hoặc công ty tốt và thành công tạo ra một môi trường và đối xử tốt cho nhân viên. Tuyên bố sứ mệnh còn để cho mọi người thấy công ty của bạn có những gì, thu hút nhân viên hoặc những người có thành tích tốt và năng lực cao cùng nhau phát triển cho công ty của bạn.

Đừng chỉ khái quát về những lợi ích mà bạn mang lại cho nhân viên của mình. Hãy nhớ rõ ràng và cụ thể như môi trường làm việc lành mạnh, tôn trọng các ý tưởng sáng tạo, đề nghị và trao quyền cho nhân viên thử sức ở các vị trí hoặc cơ hội nghề nghiệp khác nhau. Nó thực sự đóng một vai trò then chốt trong việc tiết lộ những sai sót của công ty bạn.

tầm nhìn và sứ mệnh

4.4 Những gì doanh nghiệp làm cho chủ sở hữu của nó

Trên thị trường kinh doanh, việc định giá cổ phiếu là một việc rất cần thiết, ngoài việc nâng cao giá trị của bản thân doanh nghiệp, việc tăng giá cổ phiếu còn giúp công ty có uy tín, danh tiếng nhất định, thể hiện lợi nhuận cho các cổ đông mà bạn có thể mang lại cho họ khi họ mua cổ phần trong công ty của bạn.

Có nhiều nguồn đầu tư là việc cần thiết cho sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Hầu hết, các công ty không chú ý đến điều này, nhưng sứ mệnh của họ tập trung nhiều hơn vào khách hàng mục tiêu và thị trường. Đây chỉ đơn giản là xây dựng một sứ mệnh bao gồm điều này.

tầm nhìn sứ mệnh là gì

4.5 Thảo luận, cân nhắc và chỉnh sửa

Khi đã hoàn thiện 4 bước trên thì bạn đã hiểu được nội dung chính cho sứ mệnh doanh nghiệp bạn. Hãy cùng các lãnh đạo thảo luận và xem xét. Để sứ mệnh được diễn đạt ngắn gọn nhất và ý nghĩa nhất. Bởi sứ mệnh cũng chính là biểu tượng cho doanh nghiệp của bạn. Nên hãy chú ý đến việc xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn.

5. Nên tạo tầm nhìn trước hay sứ mệnh trước?

Triển khai tầm nhìn trước hay sứ mệnh trước. Điều này phụ thuộc vào doanh nghiệp cũ hay mới, đã hoạt động hay chưa. Nếu doanh nghiệp của bạn mới thành lập thì cần xây dựng tầm nhìn tước. Từ đó sẽ tạo nên sứ mệnh hoạt động của doanh nghiệp. Dẫn dắt các kế hoạch giúp hoàn thành mục tiêu mà tầm nhìn đã đề ra.

Trong trường hợp bạn chưa xác định được tầm nhìn doanh nghiệp là gì. Thì lúc này sứ mệnh sẽ có trước. Sứ mệnh sẽ dẫn dẵn, giúp đưa ra tầm nhìn. Từ đó thực hiện các kế hoạch trong tương lai để hoàn thành mục tiêu.

tầm nhìn sứ mệnh

6. Hướng dẫn cách tạo tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh cho doanh nghiệp

Việc thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh của một công ty là rất quan trọng. Để thiết lập định hướng của doanh nghiệp đó. Vậy cách tạo tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh như thế nào? Cùng Dũng tìm hiểu trong phần dưới đây.

6.1 Cách tạo tuyên bố tầm nhìn

Một tuyên bố tầm nhìn mô tả những gì bạn muốn doanh nghiệp trở thành trong tương lai. Dưới đây là những điều kiện khi tạo tuyên bố về tầm nhìn của doanh nghiệp:

    • Truyền cảm hứng: thể hiện được khát vọng của công ty
    • Tầm nhìn không giải thích làm thế nào để đạt được nó.
    • Tự hỏi bản thân: Trong quá trình phát triển tầm nhìn cho doanh nghiệp, bạn có thể tự hỏi những câu sau:
      • Khách hàng mô tả thương hiệu của bạn như thế nào?
      • Thương hiệu của bạn có gì độc đáo?
      • Bạn muốn công ty của bạn ở đâu trong 5 năm, 10 năm tới?

 

6.2 Cách tạo tuyên bố sứ mệnh

Tuyên bố sứ mệnh phải phải xác định được mục đích của công ty. Cùng tham khảo những điều dưới đây khi tuyên bố sứ mệnh của mình:

    • Sứ mệnh phải đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu và rõ ràng
    • Tạo động lực: Sứ mệnh phải tạo động lực cho nhân viên và khách hàng
    • Mục đích: Tuyên bố sứ mệnh phải mô tả được mục đích tổng thể của tổ chức.
    • Tự hỏi mình: Khi xây dựng tuyên bố sứ mệnh, bạn có thể tự hỏi mình các câu hỏi như:
      • Nhu cầu thị trường mà doanh nghiệp có thể giải quyết là gì?
      • Tại sao khách hàng lựa chọn mua hàng của bạn mà không phải đối thủ của bạn?
      • Công ty lên kế hoạch để giải quyết nhu cầu này như thế nào?

 

tầm nhìn sứ mệnh là gì

Tổng kết

Trên đây là những thông tin hữu ích về tầm nhìn sứ mệnh là gì và các thông tin liên quan tới chủ đề đã được tổng hợp. Hy vọng doanh nghiệp bạn có thể xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn phù hợp với mục tiêu và đích đến của công ty.

Nguồn sưu tầm: PDCA