Tại sao nhân viên nghỉ việc? Cách xử lý tình huống

Đăng ngày 05/11/2023 lúc: 14:557 lượt xem

Tại sao nhân viên nghỉ việc? Cách xử lý tình huống

Các nhà lãnh đạo có biết tại sao nhân viên nghỉ việc không? Dũng sẽ nêu lý do phổ biến và đưa ra cách xử lý tình huống trong bài viết này.

1. Tại sao nhân viên nghỉ việc?

Có rất nhiều lý do tại sao nhân viên nghỉ việc. Nhưng dưới đây có 9 nguyên nhân nhân viên nghỉ việc chính cho vấn đề này. Nếu giải quyết được. Bạn sẽ giữ chân được những nhân tài xuất sắc cho công ty. Xem ngay nội dung dưới đây để biết thêm những lý do cụ thể nhé!

1.1 Có mối quan hệ không tốt với sếp

Theo các nghiên cứu thống kê trên thế giới mà Dũng đã tham khảo. Mối quan hệ không tốt với sếp là nguyên nhân khiến cho nhân sự nghỉ việc. Mặc dù, sếp là người chỉ dẫn không thể thiếu mỗi ngày của nhân viên. Tuy nhiên, nếu như hai bên có mâu thuẫn vượt quá khả năng kiểm soát. Chắc chắn rằng bầu không khí sẽ trở nên áp lực và không thể làm việc với tâm thế thoải mái.

nhân viên nghỉ việc

Tuy nhiên, nhân viên không nhất thiết phải làm bạn với sếp. Tuy nhiên, giữa đôi bên cần có mối quan hệ tốt. Điều này khiến cho công việc có thể được hoàn thành một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, những vấn đề khiến nhân viên không bằng lòng với sếp có thể trực tiếp phá hỏng nhiệt huyết, sự tự tin và cam kết dành cho công việc. Một khi đã rơi vào tình trạng “không thể tìm tiếng nói chung” với người lãnh đạo. Cấp dưới thường tìm đến sự giải thoát cho bản thân.

1.2 Công việc nhàm chán chưa đủ thử thách

Lý do thứ hai, chính là công việc nhàm chán chưa đủ thử thách. Không ai muốn làm một công việc cứ lặp đi lặp lại ngày này qua tháng nọ mà không có sự đổi mới. Trong trường hợp như vậy, bạn cần giúp nhân viên tìm lại được cảm hứng trong công việc. Nếu bạn không thể “truyền lửa” cho nhân sự. Người lãnh đạo khác sẽ làm thay bạn.

1.3 Bất hoà với đồng nghiệp

Bất hoà giữa các cá nhân cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng trả lời cho câu hỏi tại sao nhân viên nghỉ việc. Bên cạnh người sếp, đồng nghiệp là người đồng hành ⅓ thời gian trong ngày. Do đó, đồng nghiệp là người mà tiếp xúc nhiều nhất trong chốn công sở vì làm việc chung một nhóm và cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm việc.

nhân viên nghỉ việc

Trong nơi làm việc, đồng nghiệp không chỉ là người cùng làm việc mà còn có thể trở thành bạn tốt, anh/chị em thân thiết, người “đồng cam cộng khổ” của nhân viên.

Và đó là một trong những ảnh hưởng lớn nhất để xem biểu hiện nhân viên có hài lòng với công việc của mình hay không. Người quản lý nên để tâm và can thiệp đúng lúc nếu có vấn đề phát sinh trước khi quá muộn.

1.4 Không có cơ hội phát huy điểm mạnh của mình

Với lý do thứ tư, trong mỗi chúng ta dù có là ai đi nữa đều muốn có cơ hội thể hiện khả năng của bản thân trước sếp và các đồng nghiệp. Chính vì thế, một khi nhân viên được tạo điều kiện để phát huy thế mạnh trong công việc và mọi người nhận xét tích cực. Chắc chắn tằng, bản thân các cá nhân đó sẽ cảm thấy tự tin và tự hào hơn. Nếu không thể làm điều này, nhân viên sẽ cảm thấy tự ti và tới một lúc nào đó sẽ phá lồng tìm kiếm một nơi ở mới phù hợp.

nhân viên nghỉ việc

1.5 Nhân viên cảm thấy không đóng góp cho công ty

Khi làm việc, nhân viên luôn muốn được trở thành một phần nào đó qua trọng cho công ty. Nếu như nhân viên nhận thấy rằng, những cống hiến có giá trị, giúp cho công ty ngày càng phát triển, thì đó là nguyên nhân nhân viên nghỉ việc. Đây đã là nguồn động lực sẵn sàng làm thêm việc mà không đòi hỏi thêm.

Có rất nhiều người lãnh đạo cho rằng nhân viên đã biết về tầm nhìn, sứ mệnh của kế hoạch. Tuy nhiên, bằng cách nào đó thực tế thì ngược lại. Cấp dưới rất cần một cuộc trao đổi từ người lãnh đạo để có thể nắm rõ và kết nối với tổ chức. Điều đó góp phần giúp nhân viên có sự đóng góp như thế nào đối với sự thành công của cả tập thể.

1.6 Không tự quyết và độc lập trong công việc

Trong mỗi cá nhân ai cũng có “cái tôi” cho riêng mình và một khi bị kìm hãm quá lâu sẽ tạo ra sự ức chế và đổ vỡ. Do đó, mỗi nhân viên sẽ có đặc điểm và khả năng riêng của bản thân. Để họ tự chịu trách nhiệm về công việc được giao. Chính vì vậy, để trở thành một người lãnh đạo có tầm nhìn. Bạn hãy đặt ra mục tiêu và để cấp dưới thực hiện tự do.

Ngoài ra, bạn hãy luôn cho nhân viên cơ hội được thử sức và tự do sáng tạo. Lúc đó, cấp dưới sẽ được thỏa mãn cái tôi của bản thân. Còn bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để có thể làm những việc khác.

nhân viên nghỉ việc

1.7 Thiếu lòng tin với công ty

Với những tin đồn công ty làm ăn thua lỗ, buộc phải cắt giảm nhân sự hay nợ lương nhân viên, bắt nhân viên tăng ca, công ty có khả năng bị mua lại,… đều dẫn đến cảm giác lo lắng. Đối với nhân viên có cảm giác bất ổn hoặc lo lắng thường có xu hướng sẽ đi tìm một công việc khác và nộp đơn xin thôi việc. Để giải quyết vấn đề trên, người lãnh đạo cần trao đổi với nhân viên. Khi có nhiều thông tin minh bạch và được cập nhật liên tục, nhân viên sẽ có thêm niềm tin vào định hướng của công ty.

1.8 Không phù hợp với văn hoá công ty

Tại sao nhân viên nghỉ việc? Văn hóa doanh nghiệp là cũng một trong những yếu tố quan trọng với nhân viên. Doanh nghiệp có đánh giá cao, đối xử công bằng và chế độ lương thưởng có thỏa đáng cho nhân viên không? Người lãnh đạo có quan tâm đến đời sống cá nhân của nhân viên như thế nào? Hoạt động team building, tổ chức các sự kiện, để xây dựng môi trường làm việc tốt hơn không?

nhân viên nghỉ việc

1.9 Không được công nhận từ quản lý

Không công nhận từ lãnh đạo chắc hẳn không phải yếu tố cốt lõi khi nhân viên có ý định rời khỏi công ty. Bởi vì, khi công ty có chính sách lương thưởng minh bạch, nghĩa là nhân viên đã được trả công xứng đáng. Đối với còn tôn trọng và có được công nhận từ nhà quản lý, chỉ giống như lớp kem tươi của chiếc bánh. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giữ chân nhân tài cho công ty thì “lớp kem” này lại là điều không thể thiếu đó nhé!

Thiếu sự công nhận của nhà quản lý

Đối với nghệ thuật quản lý nói chung, người lãnh đạo cần phải phải tốt trước đã. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo tài ba xây dựng một cách quản lý đúng đắn. Chắc chắn rằng, nhà lãnh đạo sẽ có thể giúp nhân viên phát huy những thế mạnh và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

2. Những hậu quả khi nhân viên nghỉ việc

Nhân sự nghỉ việc có thể gây ra rất nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp. Theo ước tính, chi phí để thay thế nhân sự có thể lên tới 40.000 đô. Trên thực tế, nếu những nhân viên tài năng liên tục rời đi. Thiệt hại sẽ còn lớn hơn rất nhiều so với con số đã thống kê. Dưới đây là giải pháp mà nhà quản lý có thể áp dụng khi có trường hợp như vậy xảy ra.

3. Quản lý cần làm gì khi nhân viên nghỉ việc

Khi nhân viên quyết định xin nghỉ việc sẽ thông báo trực tiếp với người quản lý. Ở cương vị lãnh đạo, bạn cần hướng dẫn cấp dưới cách gửi đơn xin thôi việc đến phòng nhân sự. Đây là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp thêm vào hồ sơ nhân sự và tiến hành thủ tục cho nhân viên thôi việc.

nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc

Khi nhân viên nộp đơn xin nghỉ việc, người quản lý cần liên hệ ngay bộ phận nhân sự để lên kế hoạch tìm các ứng viên mới thay thế. Không những vậy, doanh nghiệp có thể khảo sát lại bộ phận và cách phân chia công việc. Từ đó, người điều hành sẽ có phương án giải quyết cụ thể.

4. Hành động như thế nào khi nhân viên nghỉ việc

Cho dù người nhân viên đó rời đi vì bất kỳ lý do gì, người quản lý doanh nghiệp cần hành động một cách lịch sự, nhã chặn, phong thái chuyên nghiệp. Cho nên, đừng ngại chúc mừng nếu nhân viên có cơ hội mới để phát triển bản thân. Nếu được, doanh nghiệp có thể tổ chức sắp xếp một bữa tiệc chia tay nhân sự nghỉ việc. Điều này sẽ gây ấn tượng tích cực về công ty, nhân viên sẽ cảm thấy rằng khoản thời gian làm việc hoàn toàn xứng đáng với công sức bỏ ra.

nhân viên nghỉ việc

Nên làm:

    • Coi quyết định thôi việc của nhân viên như một cơ hội để những nhân viên khác đảm nhận trách nhiệm và học hỏi thêm những điều mới.
    • Ghi nhận quyết định nhân viên xin nghỉ việc với những gì đã đóng góp trong suốt thời gian làm cho công ty

Không nên làm:

    • Có thái độ khó chịu mà thay vào đó, bạn hãy cố gắng duy trì mối quan hệ với nhân viên bằng cách trao đổi với nhau về những dự định sắp tới.
    • Không có kế hoạch đổi mới. Vì khi nhiều nhân viên sự việc, lúc này cấp quản lý hãy cố gắng dành thời gian ra để trao đổi với từng nhóm nhằm xác định được phương hướng và nhu cầu của từng thành viên.

5. Cách giữ chân nhân viên tài năng

Để giữ chân nhân tài, nhân viên giỏi cho doanh nghiệp thì bạn phải nắm bắt được mong muốn và nhu cầu của cấp dưới. Nhân viên có thật sự hài lòng với công việc hiện tại hay nhu cầu thách thức bản thân hay không? Bên cạnh đó, việc giữ liên lạc với nhân viên đã nghỉ giúp cho doanh nghiệp có thêm cơ hội phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn. 

nhân viên nghỉ việc

Nhưng điều quan trọng là người lãnh đạo phải để tâm đến chiến lược giữ chân nhân viên tài năng. Do đó, bạn cần khảo sát xem liệu hệ thống, quy trình làm việc và quy định có hỗ trợ nhân viên không.

6. Việc cần làm để thay thế nhân viên

Khi nhân viên nghỉ việc thì phải tuyển nhân viên mới để thay thế vị trí còn trống. Dưới đây là những việc gấp rút cần làm. Từ đó bạn không làm ảnh hưởng đến hiệu suất công ty.

Chuẩn bị bàn giao công việc:

Khi đã nói chuyện với nhân viên xin nghỉ việc đó thì hãy ngồi xuống để trao đổi với nhau về việc nhân viên cần hoàn thành công việc theo kế hoạch ngắn hạn trước khi ra đi. Bạn cũng phải lên phương án để kiểm soát được công việc trong khi chưa tìm được người thay thế.

Lên kế hoạch tuyển dụng:

Nếu nhân viên nghỉ quá đột xuất thì khó có thể thay thế người vào vị trí đó. Vậy doanh nghiệp cần luôn ở thế chủ động. Tuyển dụng là một trong những hạng mục phải được kiểm soát thường xuyên. Khi có nhân viên nghỉ việc. Bạn đã có sẵn phương án tuyển dụng rồi. Việc cần làm bây giờ chỉ là bắt tay vào tìm người mới.

Những bài viết nổi bật nhất:

Thông qua bài viết trên. Bạn nên nhớ rằng người lãnh đạo ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân viên nghỉ việc. Hy vọng bạn có thể nắm rõ những nguyên nhân và cách xử lý. Nếu bạn cảm thấy hứng thú về những kiến thức liên quan. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của Dũng nhé!

Nguồn sưu tầm: PDCA