Tại sao cần phát triển nguồn nhân lực? Chiến lược phát triển?

Tại sao cần phát triển nguồn nhân lực? Chiến lược phát triển?

Tại sao cần phát triển nguồn nhân lực? Chiến lược phát triển ra sao? Trần Trí Dũng xin phép dành bài viết này để chia sẻ các kinh nghiệm!

Tại sao doanh nghiệp cần phát triển nguồn nhân lực?

Phát triển nguồn lực nhân sự mang đến lợi ích cho cả doanh nghiệp. Nó cũng có lợi với chính bản thân những người lao động. Đối với doanh nghiệp, phát triển nguồn lao động bao giờ cũng quan trọng hàng đầu. Đặc biệt trong quá trình phát triển chung của doanh nghiệp.

Ngoài việc giúp nâng cao năng suất và hiệu quả thực hiện công việc của người lao động. Doanh nghiệp còn giảm đi gánh nặng thời gian khi phải giám sát người lao động.

Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp tiến hành phát triển nguồn lực nhân sự hợp lý. Nó sẽ nâng cao tính ổn định và sự năng động của tổ chức. Đồng thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng tiến bộ kỹ thuật quản lý. Áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

Thêm vào đó, chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn cũng góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Về phía người lao động, chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực rất có ích. Nó sẽ giúp nâng cao nhận thức của họ. Khi tham gia vào quá trình phát triển nguồn nhân lực do doanh nghiệp tổ chức. Nhân viên sẽ trở nên gắn bó với công ty nhiều hơn. Họ cũng được rèn luyện nhiều kỹ năng bổ ích. Nó tạo nên sự chuyên nghiệp cho chính bản thân họ. Điều đó sẽ là động lực giúp họ cố gắng hơn trong công việc của mình.

Bên cạnh đó, quá trình này sẽ phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc. Cũng như họ đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người lao động.

Chiến lược nguồn nhân lực cần quan tâm đến những yếu tố nào?

Để tạo nên chiến lược nguồn nhân lực tốt nhất, bên cạnh lý thuyết về quản lý nhân sự như trên. Bạn cũng cần quan tâm đến các yếu tố trong việc xây dựng nguồn nhân lực hiệu quả:

Chuyển đổi con người

Yếu tố đầu tiên trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chính là thay đổi cách làm việc và nhận thức của mỗi người trong môi trường doanh nghiệp. Người quản lý phải là người giỏi truyền đạt, nắm bắt nhanh thông tin của nhân sự. Những định hướng văn hóa nội bộ cũng cần phải truyền tải và hướng dẫn nhân viên một cách có lộ trình rõ ràng.

Xây dựng cơ cấu quản trị

Thiết kế bộ máy quản trị nguồn lực chính là điểm tạo nên sự khác biệt trong cách quản trị quyền thống với quản trị hiện đại. Để quản lý nhân sự hiệu quả, bạn nên phân bổ nguồn lực cụ thể và phân quyền rõ ràng.

Thông thường, trong doanh nghiệp sẽ có 3 bộ phận chính như:

  • Bộ phận quản trị nhân lực: Là đơn vị có nhiệm vụ đảm bảo sự ổn định về nhân sự trong doanh nghiệp và phát triển văn hóa nội bộ.
  • Bộ phận quản lý nguồn nhân lực kinh doanh: Cung cấp nhân sự cho hoạt động kinh doanh.
  • Bộ phận quản lý các chính sách, chế độ, hợp đồng nhân sự.

Tăng hiệu quả hoạt động hành chính

Hiệu quả hành chính là sự phát triển các hoạt động văn hóa nội bộ, các hoạt động đào tạo hội nhập, gắn kết các thành viên, các sự kiện chung trong toàn công ty.

Luân chuyển nhân sự

Luân chuyển nhân sự là hoạt động lắng nghe mong muốn, đánh giá và điều chuyển nhân viên đến các vị trí khác nhau. Ở bước này, nhà lãnh đạo là người đóng vai trò quan trọng nhất.

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1. Phân tích hiện trạng nguồn nhân lực

Phân tích hiện trạng nguồn nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu và những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp để từ đó đề ra các chiến lược nâng cao chất lượng nhân sự thích hợp.

Nhà quản trị có thể dựa trên các yếu tố như: số lượng nhân lực, cơ cấu, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, khả năng làm việc, khả năng tiếp thu công nghệ cao…Trên cơ sở đó, nhà quản trị sẽ tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho quá trình quản trị nhân sự.

Việc phân tích đúng thực trạng nguồn nhân lực sẽ tạo ra sự sắp xếp, bố trí phù hợp với công việc, đồng thời giúp doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực sẵn có để có thể đáp ứng yêu cầu ngày cao.

Thêm vào đó, ban lãnh đạo sẽ đánh giá thực trạng nguồn nhân lực để phối hợp tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng cho người lao động.

2. Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Chất lượng nhân sự thể hiện ở trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khỏe, thẩm mỹ,…Hoạt động đào tạo cho người lao động sẽ rèn luyện về mặt kỹ năng cho con người (bao gồm các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm) để họ có thể thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả hơn.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Quá trình đào tạo này sẽ hỗ trợ người lao động nắm vững những kiến thức công việc của mình, đồng thời nâng cao trình độ, kỹ năng và thái độ làm việc được tốt hơn.

Bên cạnh đó là các hoạt động giảng dạy, học tập giúp con người có thể chuẩn bị bước vào một nghề nghiệp mới, chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác thích hợp với năng lực và trình độ của họ trong tương lai.

3. Ổn định và duy trì nguồn nhân lực hiện có

Mục tiêu thành công của doanh nghiệp chỉ được hoàn thiện khi nguồn nhân lực của tổ chức không ngừng được phát triển. Hãy tận dụng tối đa nguồn lao động có sẵn cho công cuộc phát triển của doanh nghiệp.

Bạn có thể thực hiện các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng hợp lý để tạo điều kiện gắn bó lâu dài của nhân viên với công ty. Bên cạnh đó, hãy tạo ra môi trường làm việc năng động, tích cực, thân thiện; giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Ổn định và duy trì nguồn nhân lực

Hoàn thiện các quy chế, chính sách hiện đang áp dụng tại doanh nghiệp cũng là một điều rất quan trọng. Ngoài ra, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao cơ cấu tổ chức, tạo tính năng động trong sự phát triển hướng tới sự hứng khởi trong công việc cho nhân viên.

4. Thực hiện các chính sách thu hút nhân tài

Để sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao, các doanh nghiệp phải thực hiện các chính sách thu hút và tìm kiếm nhân tài.

Các doanh nghiệp nên có các gói chính sách đãi ngộ phúc lợi, tiền lương hấp dẫn nhằm thu hút các nguồn lực từ bên ngoài về làm việc.

Chính sách thu hút nhân tài

Văn hóa doanh nghiệp lành mạnh cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Doanh nghiệp thu hút nhân tài. Bên cạnh đó, hãy sàng lọc kỹ càng nguồn lao động đầu vào. Như vậy sẽ đảm bảo tuyển dụng được những nhân viên thật sự có khả năng. Họ nhiệt tình và sáng tạo, tâm huyết với công việc. Nhưng người này thường có hướng gắn bó lâu dài.

Tham khảo

 

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments