Mô hình nhượng quyền kinh doanh và điều cần cân nhắc

Đăng ngày 20/08/2023 lúc: 15:305 lượt xem

Mô hình nhượng quyền kinh doanh và điều cần cân nhắc

Trong bài viết, Dũng giải thích về mô hình nhượng quyền kinh doanh và điều cần cân nhắc. Các bạn đang muốn nhượng quyền thương hiệu hãy lưu ý nhé!

1. Thế nào là mô hình nhượng quyền kinh doanh? 

Định nghĩa kinh doanh nhượng quyền là gì? Đâu là lợi ích chiến lược này mang lại? Hiện nay, việc áp dụng và phát triển một thương hiệu mới trên thị trường sẽ rất khó khăn. Người dùng sẽ phải tốn thời gian, công sức và tiền bạn để gây dựng chỗ đứng. Điều này khiến nhiều người khởi nghiệp từ bỏ khi mới đi nửa chặng đường. Vì vậy, hình thức chuyển nhượng thương hiệu là lựa chọn tối ưu của nhiều bạn trẻ.

Hình thức chuyển nhượng thương hiệu là lựa chọn tối ưu của nhiều bạn trẻ

1.1 Định nghĩa

Mô hình kinh doanh nhượng quyền là hoạt động thương mai, theo đó bên nhượng quyền sẽ cho phép, cấp quyền và yêu cầu bên đối tác tự tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trong đó:

    • Việc kinh doanh các loại hình sản phẩm, dịch vụ được tiến hành theo chiếc lược do bên nhượng quyền quy định. Hàng hóa sẽ được gắn với tên thương hiệu, nhãn hiệu, biểu tượng kinh doanh và quảng cáo của bên nhượng quyền.

    • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát, nắm thông tin và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

    • Bên nhận quyền phải kí hợp đồng bản quyền với bên nhượng quyền. Trong đó, các điều khoản hoạt động phải tuân theo quy định chung, đảm bảo quyền lợi 2 phía.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền là chiến lược phát triển

1.2 Đặc điểm của mô hình

Hình thức kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu khá phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh đó chiến lược này vẫn còn rất nhiều lỗ hổng. Bạn đọc nên tìm hiểu các thông tin chi tiết để có thể lựa chọn hình thức phát triển cho phù hợp. Dưới đây là ưu, nhược điểm của loại hình này do Dũng tổng hợp.

Ưu điểm:

    • Người dùng đã định hình thương hiệu trên thị trường tiêu thụ.
    • Đa phần các thương hiệu sử dụng mô hình nhượng quyền khi cửa hàng gốc đã có vị trí nhất định.
    • Giảm thiểu tối đa các rủi ro khi không đầu tư xây dựng thương hiệu mới vẫn thu được nguồn lợi nhuận.
    • Khách hàng chỉ cần tập trung đẩy mạnh chiến lược kinh doanh và quản lý hiệu quả chuỗi cửa hàng.
    • Đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm.
    • Cửa hàng nhượng quyền sẽ được thương hiệu “mẹ” giám sát về chất lượng sản phẩm triệt để.
    • Đồng bộ giữa các chi nhánh nhượng quyền về nguyên liệu, công thức, quy trình quản lý hệ thống nhân viên…
    • Người mới kinh doanh cũng có thể đầu tư một cách dễ dàng với hình thức nhượng quyền.
    • Người nhận nhượng quyền được hỗ trợ tối đa các khâu chuẩn bị đến vận hành cửa hàng.
    • Không cần lo về cách trang trí cửa hàng, chiến lược Marketing & Sale, ý tưởng quảng cáo.
    • Việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn trong khẩu quản lý nhân viên và vận hành.

Cửa hàng nhượng quyền sẽ được thương hiệu "mẹ" giám sát về chất lượng sản phẩm triệt để.

Nhược điểm:

    • Thiếu sự tư duy sáng tạo, không ghi được dấu ấn riêng của thương hiệu.
    • Cạnh tranh giữa các chuỗi cửa hàng trong hệ thống kinh doanh nhượng quyền.
    • Khi cửa hàng nhượng quyền dính phốt xấu sẽ ảnh hưởng đến các cửa hàng của bạn, thậm chí có thể bị tẩy chay.

Thiếu sự tư duy sáng tạo, không ghi được dấu ấn riêng của thương hiệu.

2. Các hình thức kinh doanh nhượng quyền phổ biến

Mô hình kinh doanh nhượng quyền rất phổ biến hiện nay. Điều này dẫn đến xây dựng chiến lược doanh nghiệp rất đa dạng về cách thực hoạt động. Dưới đây là một số hình thức phổ biến và được người dùng sử dụng rộng rãi. Hãy cùng tìm hiểu để biết thêm chi tiết nhé!

2.1 Nhượng quyền thương hiệu theo mô hình kinh doanh toàn diện 

Full Business Format Franchise được xem là cấu trúc chặt chẽ và hoàn thiện nhất trong các loại hình nhượng quyền hiện nay. Mô hình này thể hiện mức độ hợp tác và cam kết phát triển giữa hai bên, với thời hạn hợp đồng từ trung hạn 5 năm đến dài hạn lên đến 20-30 năm.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp thường chuyển nhượng khi có 4 yếu tố dưới đây:

    • Hệ thống kinh doanh gồm: chiến lược phát triển, quy trình vận hành, chính sách quản lý tiêu dùng, huấn luyện, tư vấn, hỗ trợ khai trương và quảng cáo Sale & Marketing.

    • Bí quyết đẩy mạnh công nghệ sản xuất, loại hình kinh doanh.

    • Thương hiệu.

    • Sản phẩm, dịch vụ.

Full Business Format Franchise được xem là cấu trúc chặt chẽ và hoàn thiện nhất trong các loại hình nhượng quyền hiện nay.

Lưu ý: Bên nhận quyền thương hiệu phải có trách nhiệm đảm bảo thanh toán hai khoản chi phí cơ bản đó là phí nhượng quyền ban đầu và phí duy trì hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, cửa hàng có thể trả thêm các khoản phí khác như chi phí thiết kế, trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, tiếp thị,…

2.2 Chuyển nhượng thương hiệu theo mô hình kinh doanh không toàn diện

Non-Business Format Franchise được xem là mô hình chuyển nhượng không toàn diện. Đối với loại hình này, chỉ chuyển nhượng một số yếu tố như công thức, sản phẩm, tiếp thị Sale hoặc chuỗi cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu sản phẩm. Đối với chiếc lược Franchise này, phần thu nhập mà bên nhượng quyền nhận được chủ yếu từ việc bán sản phẩm dịch vụ hoặc chi phí cung cấp thương hiệu.

Non-Business Format Franchise được xem là mô hình chuyển nhượng không toàn diện.

2.3 Nhượng quyền có tham gia quản lý

Nhượng quyền có tham gia quản lý thường được phổ biến ở các chuỗi khách sạn lớn. Chủ cửa hàng sẽ chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu mà mô hình kinh doanh. Trong đó, bên nhường quyền sẽ hỗ trợ các khoản cung cấp cho quản lý, điều hành doanh nghiệp. Điều này giúp bạn được training các kỹ năng điều hành công ty từ người đi trước.

Nhượng quyền có tham gia quản lý thường được phổ biến ở các chuỗi khách sạn lớn.

2.4 Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Với chiến lược kinh doanh nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn, người tham gia sẽ đóng góp của cải với tỷ lệ nhỏ. Trong đó, cổ phần dưới dạng liên doanh để trực tiếp điều hành, kiểm soát hệ thống. Bên cạnh đó, bạn vẫn sẽ trở thành thành viên của hội đồng quản trị với cổ phiếu nhỏ. Việc lựa chọn mô hình đầu tư vốn phụ thuộc vào năng lực quản lý, đặc trưng ngành và sự cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ hàng hóa.

Với chiến lược kinh doanh nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn, người tham gia sẽ đóng góp của cải với tỷ lệ nhỏ.

3. Một số lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Mô hình nhượng quyền thương hiệu bao gồm rất nhiều lĩnh vực. Người tham gia có thể cân nhắc lựa chọn bất kỳ loại hình nào phù hợp với hệ thống. Vậy làm thế nào để có thể xây dựng và phát triển sản phẩm, thu hút khách hàng trong kinh doanh. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây nhé!

3.1 Lĩnh vực ăn uống 

Lĩnh vực ăn uống là loại hình đầy tiềm năng trong tương lai. Trước đây chỉ có các thương hiệu King BBQ, Phở 24,… làm chủ cuộc chơi với loại hình FnB. Ngày nay, chiến lược này càng mở rộng và phát triển với các mô hình nhượng quyền như Highland Coffee, Phúc Long,… Chưa kể đến các chuỗi cửa hàng có thâm niên ngắn như Bánh mì Má Hải.

Bên cạnh đó, khách hàng quan tâm hơn hết phải nhắc đến là các chuỗi hệ thống cửa hàng trà sữa. Có thể thấy thời gian gần đây, thị trường nhộn nhịp, sôi động hơn với sự đóng góp của Gong Cha, Koi Thé , Tocotoco,… Đặc biệt, thu hút đông đảo sự quan tâm của giới trẻ hiện nay là sự xuất hiện đình đám của sữa chua trân châu Hạ Long, thương hiệu nhượng quyền trải dài nhiều nơi trên toàn quốc.

Tóm lại, mô hình nhượng quyền thương hiệu với các chuỗi cửa hàng cung ứng về cafe, trà sữa rất phát triển. Nhà đầu tư có thể thu hồi vốn nhanh do nhu cầu tiêu thụ cao, rủi ro thấp.

Gong Cha - Thương hiệu trà sữa lớn trên toàn quốc

3.2 Lĩnh vực bán lẻ

Trên thị trường bán lẻ hiện nay rất sôi động, đa dạng và nhiều cơ hội phát triển kinh doanh. Nhãn hàng có thể thử sức với sự cạnh tranh cao của các thương hiệu trong và ngoài quốc tế. Các cửa hàng như Circle K, Family Mart, Coop Mart của các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc,.. ngày càng phát triển rộng rãi. Nhiều thành phố lớn được xem là thị trường hấp dẫn với số dân đông và khả năng tiêu thụ lớn.

Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh nhượng quyền như bán lẻ xăng dầu hiện nay cũng rất có sức hút. Các nhà đầu tư tranh đua nhau để phát triển lĩnh vực này. Do nước ta là quốc gia có tỷ lệ xe máy cao, lượng cung ngày càng nhiều vượt quá cầu. Vì vậy, người tham gia dễ dàng thu được nguồn lợi nhuận lớn và thu hồi vốn nhanh.

Các thương hiệu cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh trên thị trường để thành công. Bên cạnh đó, các yếu tố công nghệ thông tin cũng đóng góp 1 phần lớn trong nhu cầu thay đổi thị trường.

Thương hiệu nhường quyền Coop Mart trải dài trên Thế giới

3.3 Lĩnh vực làm đẹp

Thế giới ngày càng hiện đại hóa gắn với đó nhu cầu làm đẹp và chăm sóc sức khỏe ngày càng mở rộng. Hiện nay mọi người ở mọi lứa tuổi và giới tính đều có nhu cầu “tuốt tác” bản thân. Tuy nhiên, ở nước ta chưa có nhiều thương hiệu nhượng quyền nước ngoài về lĩnh vực này. Vì thế đây là thị trường màu mỡ để phát triển chiến lược trong nhiều năm tới.

Đây có thể là hướng đi táo bạo, mới mẻ khi thị trường đang cạnh tranh gay gắt bởi các lĩnh vực ăn uống, bán lẻ,.. ngày càng đông đảo. Một số mô hình nổi trội của thương hiệu sắc đẹp như: Seoul Spa, Regal Nails,…

Regal Nails - Chăm sóc sắc đẹp

3.4 Lĩnh vực thời trang

Đối với các xu hướng chung ở Đông Nam á, các lĩnh vực về thực phẩm, sức khỏe,… trong đó có thời trang thu hút được nhiều thương hiệu nhượng quyền lớn. Nhu cầu này ở nước ta rất đa dạng ở mọi lứa tuổi, giới tính. Nếu người dùng có đam mê, nhưng vốn có thể bỏ ra ít thì mô hình này dành cho bạn. Một số cửa hàng uy tín trong những năm gần đây như GUMAC, BLlue Exchange,…

3.5 Nhượng quyền chuỗi bánh mỳ

Bánh mỳ được xem là món ăn nhanh, cứu đói của đông đảo người tiêu dùng. Với xu hướng nhượng quyền hiện nay, nhiều chuỗi tương hiệu nổi tiếng cũng áp dụng cách này. Đây được xem là hình thức kinh doanh vốn bỏ ra thấp. Với quy mô cá nhân có nhu cầu phát triển được hỗ trợ trong việc quảng bá hình ảnh. Một số cửa hàng thực hiện chuyển nhượng như bánh mỳ má Hải,…

3.6 Nhượng quyền chuỗi ăn nhanh 

Thanh thiếu niên hiện nay rất thích mặt hàng thức ăn nhanh, đặc biệt là gà rán. Ngành kinh doanh Fast Food này là cơ hội kinh doanh có tiềm năng. Ngoài các thương hiệu thành công ở nước ngoài như KFC, Lotteria,… ở Việt Nam cũng có các cửa hàng như Ba Râu, gà rán Mr Thịnh… Nắm được sự thịnh vượng trong lĩnh vực này, nhiều người đã chuyển hướng sang phát triển, tăng cơ sở nhượng quyền.

KFC - Thương hiệu thức ăn nhanh nhượng quyền trên toàn quốc

3.7 Nhượng quyền quán lẩu 

Hiện nay, khách hàng rất ưa chuộng các quán lẩu nướng mang phong cách Hàn Quốc. Bên cạnh đó, xu hướng nhận quyền thương hiệu cũng rất phát triển. Chính vì vậy hệ thống nhượng quyền từ nhà hàng đến chuỗi thương hiệu lẩu nướng được săn đón rộng. Một số thương hiệu tiêu biểu nổi tiếng như Kichi Kichi, Gogi,… ở Việt Nam có thể kể đến Buffet nướng chú Tèo.

Kichi Kichi - chuỗi hệ thống lẫu có mặt trên toàn Thế giới

3.8 Nhượng quyền hiệu thuốc

Tình hình dịch rộng khắp hiện nay, nhu cầu cung cấp thuốc lớn. Vì vậy hệ thống các nhà thuốc mọc lên như nấm không phải chuyện lạ. Để bạn có thể kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực này yêu cầu rất nhiều kĩ năng. Bên cạnh đó, người dùng còn phải đảm bảo nhiều yêu cầu về hình thức, các loại giấy tờ… Đáp lại, khách hàng sẽ thu được nguồn lợi nhuận cao. Pharmacy, Phano là các nhà thuốc lớn hiện nay.

Pharmacist suggesting medical drug to buyer in pharmacy drugstore

4. Cần chuẩn bị gì khi tham gia mô hình nhượng quyền thương hiệu

Đối với người mới bắt đầu, chắc hẳn sẽ có rất nhiều khó khăn. Nắm được những vấn đề ấy, Dũng đã đưa ra những thông tin bạn cần chuẩn bị gì khi tham gia chiến lược kinh doanh thương hiệu. Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung chi tiết sau đây nhé!

4.1 Chuẩn bị nguồn vốn

Điều quan trọng nhất trong kinh doanh là nguồn vốn bạn phải bỏ ra. Chi phí nhượng quyền kinh doanh của nhà sản xuất cao hay thấp phụ thuộc vào thương hiệu mà khách hàng muốn tham gia nhận chuyển nhượng. Nhìn chung, số vốn nhà đầu tư phải bỏ ra sẽ ít hơn khi tự mở cửa hàng. Một số chi phí mọi người cần chuẩn bị gồm có:

    • Chi phí nhượng quyền thương hiệu sản phẩm.
    • Chi phí thuê mặt bằng, trang trí tổng thể cửa hàng.
    • Chi phí nguyên, vật liệu sản xuất và các thiết bị cần thiết đối với cửa hàng.
    • Chi phí thuê đội ngũ nhân viên.
    • Chi phí dự trù.

Chi phí nhượng quyền của nhà sản xuất cao hay thấp phụ thuộc vào thương hiệu mà khách hàng muốn tham gia nhận chuyển nhượng.

Đặc biệt, bạn phải chuẩn bị khoản chi phí phát sinh rủi ro. Điều này để duy trì hợp đồng mỗi tháng. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cần tính toán một cách kĩ lưỡng về các nguồn chi phí cố định của mỗi tháng trong khoảng thời gian đầu, để tránh sai sót rủi ro.

4.2 Nghiên cứu thị trường kinh doanh

Trước khi đầu tư vào lĩnh vực nhượng quyền, bạn cần nắm rõ tất cả thông tin. Khách hàng cần tìm hiểu một cách kĩ lưỡng về thị trường kinh doanh mục tiêu. Liệu thương hiệu bạn chọn có đủ sức Hot không?

Trước khi đầu tư vào lĩnh vực nhượng quyền, bạn cần nắm rõ tất cả thông tin.

4.3 Chuẩn bị phần mềm quản lý

Phần mềm quản lý bán hàng rất quan trọng với bạn. Công cụ này giúp khách hàng kiểm soát các nguyên vật liệu, dữ liệu người dùng. Bên cạnh đó, nhà sản xuất còn có thể quản lý hoạt động bán hàng hiệu quả nhất. Chủ cửa hàng có thể nhìn tổng quan nhất về tình hình kinh doanh, kịp thời đưa ra các phương pháp điều chỉnh kế hoạch phát triển phù hợp, đáp ứng nhu cầu về doanh thu của bên nhượng quyền.

Chủ cửa hàng có thể nhìn tổng quan nhất về tình hình kinh doanh nhượng quyền sản phẩm.

5. Bí quyết để mở cửa hàng nhượng quyền

Hiện nay, có hàng loạt nhà đầu tư phát triển theo hình thức chuỗi chuyển nhượng sản phẩm. Tuy nhiên, không phải ai cũng đi đúng hướng và thành công. Tại đây, Dũng sẽ chia sẻ bí quyết để mở cửa hàng theo mô hình kinh doanh nhượng quyền. Hãy cùng theo dõi để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

5.1 Bước 1: Đánh giá năng lực của bản thân

Trước khi muốn bắt đầu kinh doanh theo hình thức mô hình nhượng quyền thương hiệu một lĩnh vực nào đó, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau để biết năng lực bản thân như thế nào:

    • Tại sao không tự sáng lập thương hiệu riêng cho mình?
    • Nếu bạn luôn muốn sáng tạo, đột phát thì thương mại nhượng quyền có phải là một lựa chọn tốt?
    • Tại sao nên bỏ vốn ra mua một cơ hội kinh doanh nhượng quyền?

Đánh giá năng lực bản thân

5.2 Bước 2: Chọn thương hiệu

Chọn thương hiệu là một trong những bước quan trọng nhất. Bạn thành công hay thất bại đều gắn liền với thương hiệu đã chọn. Mỗi nhà đầu tư nhượng quyền đều có yêu cầu riêng về vốn, kinh nghiệm,… mà bạn phải đáp ứng. Khách hàng nên chọn từ 3-4 lĩnh vực phù hợp, so sánh và đưa ra quyết định cuối cùng.

5.3 Bước 3: Tìm hiểu về nhượng quyền

Trước khi đưa ra lựa chọn, bạn nên tìm hiểu kỹ cách thông tin về thương hiệu chuẩn bị đầu tư nhượng quyền, tránh rủi ro:

    • Nắm vững kiến thức cơ bản thuộc lĩnh vực này.
    • Môi trường cạnh tranh, rủi ro và định giá vị trí của công ty nhượng quyền.
    • Sự hỗ trợ và đào tạo của bên nhượng quyền.

Đồng thời bạn cũng cần đánh giá bên nhượng quyền có các tiêu chí phù hợp về:

    • Có am hiểu kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh hay không?
    • Có đưa ra được thế mạnh cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ không?
    • Có diễn đạt đầy đủ về những gì cần làm để thành công trong việc kinh doanh nhượng quyền này hay không?

Trước khi đưa ra lựa chọn, bạn nên tìm hiểu kỹ cách thông tin về thương hiệu chuẩn bị đầu tư nhượng quyền, tránh rủi ro

5.4 Bước 4: Trải nghiệm

Một bước quan trọng trong mô hình nhượng quyền không thể thiếu là trải nghiệm khách hàng. Bạn nên đến thăm một cửa hàng trong chuỗi nhượng quyền. Khách hàng nên tự trải nghiệm môi trường hoạt động, dịch vụ và sản phẩm có phù hợp với bản thân không? Với tư cách là người tiêu dùng hãy đưa ra đánh giá tổng quan về ưu và nhược điểm.

5.5 Bước 5: Chọn địa điểm phù hợp

Bạn cần chọn địa điểm phù hợp với khả năng tài chính và khả năng lợi nhuận có thể thu hồi. Bên cạnh đó, khách hàng nên thảo luận với người nhượng quyền đề biết được chiến lược chọn địa điểm. Như vậy người dùng sẽ tránh được những cạnh tranh không cần thiết khác.

5.6 Bước 6: Ký hợp đồng

Bạn sẽ ký hợp đồng sau khi xem xét kỹ các thông tin doanh nghiệp. Nội dung thường chủ yếu hướng đến lợi ích của bên nhượng quyền. Khách hàng cần tham khảo và nghe tư vấn từ các chuyên gia am hiểu để tiến hành thương lượng. Bên cạnh đó, những điều khoản chính thường có mà bạn cần chú ý:

    • Khu vực được nhượng quyền cửa hàng.
    • Phí nhượng quyền ban đầu và thời gian sau.
    • Phí hàng tháng.
    • Các điều khoản chấm dứt hợp đồng.

Bạn sẽ ký hợp đồng sau khi xem xét kỹ các thông tin doanh nghiệp.

5.7 Bước 7: Tuyển dụng

Bạn cần tuyển dụng đội ngũ nhân viên ngay sau khi ký kết hợp đồng thành công. Khách hàng và ứng viên cần tham gia khóa Training của bên nhượng quyền. Đây được xem là giai đoạn quan trọng để phát triển kinh doanh thành công. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bên nhượng quyền sẽ cung cấp nhân sự có kinh nghiệm sẵn.

Bạn cần tuyển dụng đội ngũ nhân viên ngay sau khi ký kết hợp đồng thành công.

5.8 Bước 8: Mở cửa hàng nhượng quyền

Khách hàng mở mô hình nhượng quyền thương hiệu luôn là hình thức khởi nghiệp ít rủi ro, hoàn vốn nhanh. Tuy nhiên, bạn phải cam kết ràng buộc bởi một số điều kiện. Tùy thuộc vào bên ký kết chuyển giao, thương hiệu càng lớn dĩ nhiên những yêu cầu càng khắt khe hơn.

Khách hàng mở mô hình nhượng quyền thương hiệu luôn là hình thức khởi nghiệp ít rủi ro, hoàn vốn nhanh.

Tổng kết

Tóm lại, qua thông tin Trần Trí Dũng cung cấp thì mô hình kinh doanh nhượng quyền đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh. Chiến lược này đem lại lợi nhuận cao và thu hút nhiều khách hàng trên thị trường phát triển. 

Nguồn sưu tầm: PDCA