Khái niệm chuyển đổi xanh? 3 yếu tố quan trọng
Khái niệm chuyển đổi xanh? 3 yếu tố quan trọng trong Green Transformation là gì? Cùng CEO Trần Trí Dũng khai phá kiến thức mở này nhé!
Khái niệm chuyển đổi xanh?
Chuyển đổi xanh tiếng Anh là Green Transformation – GX. Đây là thuật ngữ chỉ những nỗ lực nhằm đạt được một tương lai bền vững và thân thiện với môi trường. Khái niệm này bao gồm một tập hợp:
- Các chính sách
- Chiến lược
- Thực tiễn
Tất cả đi với mục tiêu đảm bảo tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Mục tiêu chính của chuyển đổi xanh bao gồm:
- Tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng
- Giảm lượng khí thải carbon
- Thúc đẩy sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Tăng cường sự tham gia của xã hội.
Chuyển đổi xanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuyển đổi cách thức kinh doanh hiện nay. Nó nhằm tạo ra tăng trưởng. Đồng thời Bảo vệ nguồn lực. Nó chuyển đổi hiệu quả ở cấp độ:
- Quy trình
- Vận hành
- Sản phẩm
- Mô hình kinh doanh
- Văn hóa.
Trong thời đại ngày nay, hầu hết mọi thương hiệu, mọi doanh nghiệp kể cả vừa và nhỏ. Họ đang nói về sự lành mạnh của khí hậu. Họ hướng tới chuyển đổi quy trình kinh doanh của họ sang bền vững. Tính bền vững vẫn còn tồn tại và đang cải thiện lợi thế cạnh tranh.
3 Yếu tố trong quá trình chuyển đổi xanh
Quản trị sự thay đổi
Trở thành một tổ chức bền vững không phải chuyện một sớm một chiều. Nó nên được coi là một cơ hội để thay đổi và tạo ra sự khác biệt. Tuy nhiên, thay đổi có thể được coi là một thuật ngữ đầy thách thức. Nhưng điều này không nhất thiết là nó tiêu cực. Tất cả phụ thuộc vào cách mà quá trình chuyển đổi xanh này được quản lý.
Chính vì vậy, quản trị sự thay đổi là rất quan trọng. Nó được coi là con đường tiếp cận sự chuyển đổi công nghệ, quy trình và văn hóa. Mục đích duy nhất của quản lý thay đổi là làm cho sự thay đổi có thể thích ứng được. Nó không khiến các thành viên trong tổ chức phải khó chịu.
Đầu tư công nghệ
Công nghệ sẽ đóng một vai trò then chốt đối với một tổ chức đang muốn chuyển đổi xanh. Vì vậy, việc tận dụng các công cụ và công nghệ mới là rất quan trọng. Các doanh nghiệp cần tập trung vào chiến lược đầu tư công nghệ. Nó cho phép họ hiện đại hóa hệ thống cốt lõi của mình.
Văn hóa doanh nghiệp
Muốn chuyển đổi xanh thành công. Nó cần được truyền đạt, thực hiện, ghi chép và đánh giá để xem kết quả. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất là triển khai và truyền tải thông điệp này. Đặc biệt là trong các giá trị và văn hóa cốt lõi của công ty.
Ban lãnh đạo cần đưa ra các giá trị, kiến thức và lợi ích của việc trở thành một doanh nghiệp bền vững. Họ giải thích lý do tại sao điều đó lại cần thiết. Do đó, văn hóa công ty là nền tảng của bất kỳ doanh nghiệp nào về chuyển đổi xanh.Đó sẽ là một trong những động lực chính. Nó giúp tổ chức chuyển đổi xanh thành công.
Lợi ích của chuyển đổi xanh đối với doanh nghiệp
Nâng cao nhận diện thương hiệu
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường và xã hội. Doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh sẽ thể hiện cam kết về phát triển bền vững, thu hút khách hàng có chung giá trị. Các hoạt động xanh của doanh nghiệp, như sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu rác thải, đóng góp cho cộng đồng, sẽ tạo thiện cảm và sự gắn kết với khách hàng.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các thông điệp về môi trường và xã hội để truyền tải giá trị thương hiệu, thu hút sự chú ý của khách hàng.
Cải thiện năng suất
Chuyển đổi xanh không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn có thể mang lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, giảm lượng chất thải và tối ưu hóa quy trình sản xuất, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí hoạt động và tăng cường hiệu suất.
Hơn nữa, việc chuyển đổi sang các giải pháp xanh thường đi kèm với việc tạo ra cơ hội mới về sáng tạo và phát triển sản phẩm/ dịch vụ mới, phản ánh nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm/ dịch vụ có tác động tích cực đến môi trường. Đồng thời, chuyển đổi xanh cũng có thể tăng cường uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và cộng đồng, từ đó giúp thu hút và giữ chân khách hàng, nhân viên.
Giảm lãng phí và giảm chi phí
Các sáng kiến xanh đang giúp doanh nghiệp tránh những thói quen lãng phí, không bền vững cũng như chi phí gia tăng. Do đó, các sáng kiến như tiêu thụ năng lượng, chi phí tiện ích, xử lý nước và giảm lượng giấy đã được xem là mang lại lợi ích chung cho các doanh nghiệp và hành tinh.
Gia tăng cơ hội đầu tư
Đối với một doanh nghiệp xanh, điều đó không chỉ là tạo dựng uy tín mà còn là định vị thương hiệu để có những khả năng đầu tư tốt hơn. Nếu tác động đến môi trường của một thương hiệu có thể nhìn thấy được thì nhà đầu tư có thể tin tưởng vào thương hiệu đó cũng như coi đó là tiêu chí quan trọng để đánh giá.
Sự hài lòng về tinh thần của nhân viên
Khi một doanh nghiệp thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nhân viên sẽ cảm thấy tự hào khi được làm việc trong một môi trường có ý thức môi trường. Họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội có ích, như làm việc trong các dự án bảo vệ môi trường hoặc tham gia vào các chương trình tái chế, từ đó cảm thấy đóng góp của mình được đánh giá và coi trọng.
Ngoài ra, môi trường làm việc xanh cũng có thể tạo ra các cơ hội mới cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của nhân viên, thông qua việc thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong công việc hàng ngày. Điều này có thể làm tăng sự cam kết và trung thành của nhân viên với doanh nghiệp.
Làm thế nào để thúc đẩy chuyển đổi xanh thành công?
Trong khi tầm nhìn về chuyển đổi xanh là rõ ràng thì cách thực hiện chuyển đổi xanh lại ít rõ ràng hơn. Do đó, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh suôn sẻ, doanh nghiệp cần tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách sử dụng công nghệ thông minh. Dưới đây là ba yếu tố sẽ ảnh hưởng lớn đến sự chuyển đổi xanh tích cực:
Xây dựng chiến lược bền vững
Ban lãnh đạo doanh nghiệp nên xây dựng kế hoạch về một chiến lược ngắn gọn để hiểu rõ lý do tại sao lại muốn chuyển sang hoạt động xanh và làm thế nào để đạt được điều này. Ngoài ra, tác động của sự thay đổi đối với mục đích, quy trình, các bên liên quan và việc tạo ra giá trị lâu dài của doanh nghiệp.
Chiến lược phải được đưa ra sao cho việc trở nên bền vững sẽ mang lại nguồn lợi thế cạnh tranh lâu dài. Vì vậy, việc phân tích mô hình kinh doanh hiện tại là điều cần thiết để hiểu được mức độ mục tiêu bền vững của nó. Đánh giá này sẽ giúp phát hiện các cơ hội nâng cao lợi ích xã hội và môi trường mà công ty có thể tạo ra, đồng thời cũng thúc đẩy lợi thế cạnh tranh bằng cách cải thiện khả năng phục hồi của mô hình kinh doanh.
Doanh nghiệp nên tập trung hơn nữa vào các bên liên quan chứ không chỉ vào các nhà đầu tư. Hiểu được tác động của nó đối với các bên liên quan hiện tại và trong tương lai sẽ giúp phác thảo thành công kinh doanh lâu dài và có kế hoạch ưu tiên rõ ràng hơn.
Nắm bắt giá trị doanh nghiệp
Các công ty áp dụng tính bền vững trong quy trình kinh doanh và văn hóa công ty của mình vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh về mặt tài chính. Tuy nhiên, việc nắm bắt được giá trị của chuyển đổi xanh có thể là một thách thức. Do đó, các doanh nghiệp nên thu thập dữ liệu bằng cách theo dõi, đo lường và phân tích xem việc trở nên bền vững đang tác động như thế nào đến tổ chức của mình về nguồn giá trị, ví dụ: nó tác động như thế nào đến tài sản thương hiệu, thị phần, chi phí hoạt động, doanh thu, doanh số,…
Đưa tính bền vững vào văn hóa doanh nghiệp
Bất kể tổ chức hoạt động trong ngành nào, các doanh nghiệp đều nhận thức được thực tế rằng chuyển đổi xanh không chỉ là cơ hội mà còn là việc đầu tư lâu dài, quan trọng của lợi thế cạnh tranh bền vững và quản lý các bên liên quan.
Do đó, các doanh nghiệp cố gắng phát triển văn hóa bền vững và vì nhân viên hình thành văn hóa của công ty nên các tổ chức nên tập trung vào việc giúp nhân viên của mình hiểu các nguyên tắc cơ bản của tính bền vững. Điều này sẽ giúp tổ chức thích ứng với chuyển đổi xanh một cách hiệu quả.
Để chuyển đổi xanh thành công, sự thay đổi cơ bản cần phải diễn ra trong tư duy. Các nhà lãnh đạo tổ chức cần thay đổi mô hình kinh doanh của mình. Hãy điều chỉnh các quy trình bền vững và thu hút nhân viên của mình vào quá trình xây dựng văn hóa bền vững. Bằng cách tận dụng các công cụ và công nghệ mới. Các nhà lãnh đạo không đưa chuyển đổi xanh vào mô hình kinh doanh của mình có thể sẽ mất cơ hội cạnh tranh trên thị trường.