10 cách quản lý nhân viên để công ty có hiệu suất cao
Trần Trí Dũng chia sẻ 10 cách quản lý nhân viên để công ty có hiệu suất cao. Các nhà lãnh đạo hãy cùng dành thời gian tham khảo bài viết nhé!
1. Thế nào là quản lý nhân viên?
Quản lý nhân viên hay quản lý nhân sự được gọi là Human Resource Management. Đây là công việc không thể thiếu khi vận hành doanh nghiệp. Công việc này đảm nhiệm vai trò quản lý nguồn nhân sự, đội ngũ nhân viên, quản lý con người tại các doanh nghiệp, tổ chức. Quản lý nhân viên hiệu quả giúp doanh nghiệp vận hành suôn sẻ. Họ sẽ đạt năng suất cao và gặt hái được nhiều thành quả hơn.
2. 10 cách giúp quản lý nhân viên hiệu quả
Vậy làm thế nào để quản trị nhân sự một cách hiệu quả và tối ưu nhất? Cùng Dũng đi tìm câu trả lời qua nội dung dưới đây.
2.1 Chọn nhân viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp
Nếu nhân viên có năng lực vượt trội. Nhưng nếu không thể làm việc hiệu quả với đội nhóm. Nhân sự sẽ làm giảm hiệu quả vận hành của doanh nghiệp. Họ lãng phí tài nguyên của tổ chức. Vậy nên ngay từ đầu, doanh nghiệp nên tập trung tuyển dụng nhân sự phù hợp với văn hóa tổ chức. Nó sẽ giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho tổ chức.
2.2 Định hướng và phát triển công việc cho đội ngũ
Quản lý nhân viên đóng vai trò quan trọng trong thành công và sự phát triển của cá nhân. Cũng như của cả doanh nghiệp. Cách quản lý nhân viên của người quản lý giỏi là có thể nhìn thấy được năng lực và điểm mạnh của nhân viên. Từ đó định hướng cho họ đi theo đúng hướng. Để họ không ngừng hoàn thiện và nâng cấp bản thân trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Bạn có thể giao cho họ công việc phù hợp. Để sắp xếp công việc theo đúng sở thích và niềm đam mê của nhân viên. Bạn cần tìm hiểu sở thích, tâm tư và nguyện vọng của họ. Người quản lý tốt không chỉ được đội nhóm nể phục. Họ còn là người dìu dắt, giúp đỡ họ trau dồi kỹ năng, rèn luyện chuyên môn.
2.3 Giúp nhân viên hiểu được vai trò và nhiệm vụ của họ
Để quản lý nhân viên tốt thì bạn cần giúp họ hiểu được nhiệm vụ của mình trong công việc. Việc này sẽ giúp nhân viên của bạn hiểu những gì mình mong muốn. Bạn giao việc đồng thời làm rõ trách nhiệm và quyền của người thực hiện.
Khi nhân viên hiểu rõ công việc của mình, thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của mình trong công việc. Chắc chắn họ không chỉ làm tốt. Họ còn có những ý tưởng sáng tạo giúp công việc có những thành công vượt mức mong đợi.
2.4 Tin tưởng trao quyền cho nhân viên
Hiện nay, nhiều tổ chức đã ứng dụng việc cho phép nhân viên đảm nhận các vị trí quan trọng trong tổ chức. Quản lý nhân viên theo cách này sẽ làm giảm tải công việc cho ban lãnh đạo. Đồng thời cũng giúp nhân viên có cơ hội thể hiện năng lực và tích lũy kinh nghiệm, phát triển bản thân.
2.5 Cung cấp công cụ làm việc hiệu quả
Bí quyết quản lý nhân sự hiệu quả là đảm bảo cung cấp đầy đủ các công cụ cho nhân viên phục vụ công việc. Nó bao gồm cả:
- Các phần mềm
- Không gian làm việc thích hợp
- Thời gian làm việc hợp lý
- Khả năng tiếp cận các kỹ năng và khóa học cần thiết.
Bên cạnh đó, sự hướng dẫn của cấp trên cũng rất quan trọng. Đặc biệt trong quá trình tham gia công việc và hòa nhập với môi trường làm việc. Do đó, ban lãnh đạo cần chú trọng đến việc cung cấp các công cụ làm việc hiệu quả cho nhân viên của mình.
2.6 Đánh giá và đo lường nhân viên
Nhân viên cần được đánh giá năng lực định kỳ. Họ có thể kiểm soát kết quả công việc. Từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, việc đánh giá năng lực cũng sẽ tạo động lực cho nhân viên gia tăng hiệu suất. Họ sẽ có tinh thần phấn đấu trong công việc.
Đây là cơ sở để bố trí và sử dụng lao động, đào tạo và phát triển nhân lực. Tuy nhiên, để cách quản lý nhân viên này hiệu quả. Doanh nghiệp cần đặt mục tiêu, kế hoạch thực thi cụ thể hàng tháng và hàng quý. Như vậy mới có cái để đánh giá và đo lường.
2.7 Xây dựng chính sách thưởng, phạt phân minh
Xây dựng chính sách thưởng, phạt phân minh cho nhân viên là một trong những kinh nghiệm quản lý nhân viên của nhiều CEO, chủ doanh nghiệp. Bạn phải luôn công bằng và phân minh trong mọi vấn đề. Việc này sẽ không gây ra việc phân biệt đối xử giữa người này người kia trong cũng một tổ chức.
Dù là nhân viên xuất sắc nhưng khi mắc lỗi vẫn cần phê bình theo đúng quy định đã đề ra. Khi phạt, người lãnh đạo cần đưa ra nguyên nhân để nhân viên biết mình đã làm sai và sửa đổi.
Nếu nhân viên của bạn hoàn thành công việc xuất sắc, mang về doanh thu cho công ty và có những đóng góp tích cực. Thì bạn cần có những mức thưởng để ghi nhận những cống hiến của họ khiến họ cảm thấy tự hào về bản thân và nhận được đền đáp sau những nỗ lực vì tập thể và về mục tiêu chung của công ty.
2.8 Sẵn sàng lắng nghe
Chìa khóa của sự thấu hiểu chính là lắng nghe. Khi bạn lắng nghe bạn sẽ hiểu được nhân viên của mình muốn gì, họ đang gặp phải khó khăn gì trong công việc và họ cần hỗ trợ gì ở bạn. Lắng nghe là kỹ năng quản lý nhân viên thật sự có kết quả, nó như sợi dây giúp tình cảm giữa nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên gắn kết hơn.
Mặc dù việc quản trị doanh nghiệp có nhiều bận rộn nhưng bạn hãy dành thời gian chia sẻ với nhân viên của mình qua các buổi đào tạo nội bộ. Hãy để nhân viên của bạn nói lên quan điểm và góc nhìn của họ. Làm như vậy, họ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và sự thấu hiểu từ phía ban lãnh đạo.
Không những thế, lắng nghe cũng thể hiện bạn là một người sếp tâm lý, cũng là một cách quản lý nhân viên để tạo động lực cho nhân viên và cống hiến hết mình cho tổ chức.
2.9 Nhà lãnh đạo sẵn sàng chia sẻ và thấu hiểu
Là nhà lãnh đạ cũng phải có lúc hạ cái tôi xuống, liên tiếp học cách quản lý nhân viên để tạo động lực và giữ chân nhân nhân tài. Không chỉ dừng lại ở việc giám sát, lắng nghe mà còn là sự chia sẻ. Để quản lý nhân viên, bạn cần khéo léo hơn trong việc bày tỏ lời hỏi thăm động viên, bạn có thể khen thưởng họ bằng một món quà ý nghĩa khi họ hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Điều này thay cho lời biết ơn cũng như tạo năng lượng tích cực để nhân viên của bạn cố gắng hơn mỗi ngày.
Đồng thời, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy tự hào vì là một mảnh ghép trong tổ chức này khi nhận được sự sẻ chia từ cấp trên khi nhận được sự quan tâm từ công việc lẫn cuộc sống. Hãy thấu hiểu hơn, quan tâm hơn những mong cầu của nhân viên để góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp đoàn kết, gắn bó.
2.10 Tạo năng lượng tích cực
Có thể nói, nguồn năng lượng tích cực có thể giúp nhân viên hoàn thành công việc tốt hơn, hiệu quả làm việc cao. Bạn là nhà lãnh đạo, bạn cần thổi bùng ngọn lực bùng cháy và rực sáng với năng lượng tích cực, tinh thần nhiệt huyết, hừng hực khí thế, dẫn đường, chỉ lối cho đội nhóm phát triển.
Lãnh đạo là tấm gương phản chiếu cho đội ngũ nhân sự của mình. Là thước đo cho những năng lượng tích cực. Chính vì thế, bạn phải duy trì năng lượng tích cực, chăm chỉ, công bằng và trách nhiệm. Khi ấy, nhân viên sẽ nhìn vào và học hỏi theo sếp của mình.