Công thức tính lương cơ bản cho lãnh đạo và người lao động

Đăng ngày 10/10/2024 lúc: 16:5513 lượt xem

Công thức tính lương cơ bản cho lãnh đạo và người lao động

CEO Trần Trí Dũng chia sẻ công thức tính lương cơ bản cho lãnh đạo và người lao động. Hãy cùng đào sâu và tìm hiểu các kiến thức nhé!

I- Mức lương cơ bản là gì?

Mức lương cơ bản là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho bạn với thời gian bạn đã bỏ ra tại nơi làm việc. Lương cơ bản được thể hiện ở hàng giờ, hàng tháng hoặc hàng năm mà bạn làm việc tại công ty. Hiểu một cách đơn giản, đây là mức lương tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đó trả cho bạn làm một công việc cụ thể. Lương cơ bản sẽ không bao gồm một số khoản sau đây:

  • Bảo hiểm xã hội
  • Tiền thưởng
  • Hoa hồng
  • Lựa chọn cổ phiếu

Như vậy, để được hưởng mức lương cơ bản thì người lao động phải hoàn thành toàn bộ công việc được giao cũng như hoàn thành mục tiêu công việc đã đề ra.

Ở một số trường hợp đây cũng sẽ là mức lương được dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm cho người lao động trong công ty.

II- Các công thức tính lương cơ bản

Hiện nay có rất nhiều cách thức tính lương khác nhau, tùy vào từng doanh nghiệp sẽ áp dụng hình thức tính lương( dựa theo thời gian, sản phẩm, doanh thu bán hàng hoặc tiền lương khoán..) Dưới đây là một số công thức tính lương cơ bản phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay:

1. Cách tính tiền lương đối với công chức, viên chức nhà nước.

Đối với các cơ quan nhà nước được hưởng lương theo ngân sách của chính phủ thì sẽ có công thức như sau:

Lương cơ bản = Lương cơ sở * Hệ số lương

Trong đó:

  • Lương cơ sở: Là mức lương tối thiếu nhất làm quy chiếu để tính lương.
  • Hệ số lương: Là số phản ánh số năm làm việc và gắn bố của công chức, viên chức

2. Cách tính tiền lương theo thời gian

Hiểu một cách đơn giản, lương theo thời gian là lương dựa trên thời gian làm việc của người lao động(theo giờ, theo tuần, theo ngày hoặc theo tháng). Đây là cách tính lương phổ biến và được áp dụng tại nhiều chuỗi cửa hàng hoặc công ty lớn

Công thức tính lương cơ bản theo thời gian:

Tiền lương giờ = Tiền lương ngày/ Số giờ làm việc bình thường.

Tiền lương ngày = Tiền lương tháng/ Số ngày làm việc trong tháng.

Tiền lương tuần = (Tiền lương tháng x 12 tháng)/52 tuần

Đối với cách thức tính lương theo tháng, các doanh nghiệp có thể áp dụng 1 trong 2 công thức dưới đây:

Tiền lương tháng = Lương cơ bản + ((Phụ cấp nếu có)/ngày công chuẩn của tháng)* số ngày làm việc thực tế

Ví dụ: Lương tháng của một nhân viên hàng chính với mức lương cơ bản 9.000.000 VND, phụ cấp ăn uống, gửi xe 1.000.000 VND, công định mức 26 và đi làm đầy đủ sẽ là:

Tiền lương tháng = 9.000.000 + ((1.000.000/26) * 26 = 10.000.000 (VND)

3. Công thức tính lương cơ bản theo sản phẩm

Hình thức trả lương theo sản phẩm dựa trên chất lượng, số lượng sản phẩm hoặc phần trăm công việc mà người lao động hoàn thành. Do đặc thù là gắn chặt với năng suất và thù lao lao động nên hình thức này được áp dụng trong trường hợp khuyến khích năng suất, tăng số lượng sản phẩm.

Lương sản phẩm = Đơn giá sản phẩm * Số lượng sản phẩm

Công thức tính lương cơ bản theo sản phẩm

4. Công thức tính lương cơ bản theo doanh thu

Đối với nhân viên kinh doanh hoặc những người bán hàng thì đây là hình thức trả lương dựa trên doanh số đạt được của các bộ phận này..

Lương doanh thu = Tổng doanh thu * % Hoa hồng

Trong đó:

  • Tổng doanh thu: Là doanh thu đạt được trong tháng hoặc quý của cá nhân hoặc đội nhóm tùy theo quy định của công ty.
  • % Hoa hồng: Là mức tiền nhận được khi hoàn thành KPI

5. Cách trả lương khoán

Với cách thức trả lương khoán khi NLĐ hoàn thành được hết khối lượng công việc giữa hai bên.

– Công thức tính: 

Lương = Mức lương khoán * Tỷ lệ % hoàn thành công việc

6. Cách tính các khoản lương đặc biệt

Cách tính lương làm thêm giờ

Lương làm thêm giờ( hay còn gọi là lương OT) là mức lương được trả cho người lao động khi thực hiện thêm công việc ngoài giờ như: làm vào ban đêm, làm các ngày nghỉ, các ngày cuối tuần… Với trường hợp này, người lao động sẽ được hưởng thêm mức lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2012.

 Công thức tính lương ngày lễ 

Theo Bộ luật Lao động tại điều 112 thì những người lao động được nghỉ lễ Tết hưởng nguyên lương. Cụ thể lịch nghỉ lễ sẽ có 11 ngày:

– Tết Âm lịch: 05 ngày

– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch)

– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch)

– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch)

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)

– Sang năm 2021, ngày Quốc Khánh 2/9 sẽ được nghỉ 2 ngày

Như vậy, tiền lương theo hợp đồng lao động để tính lương ngày lễ gồm: mức lương, tiền phụ cấp, các khoản bổ sung khác. Ngoài ra, các tiền phụ cấp theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động như: tiền thưởng làm việc, các khoản xăng xe, điện thoạt…

Cách tính lương tháng 13

Lương tháng thứ 13 là một chế độ đãi ngộ mà nhiều doanh nghiệp áp dụng để thu hút nhân sự về làm việc. Tùy vào quy mô, cơ cấu của doanh nghiệp mà sẽ có cách thức tính lương tháng 13 khác nhau dựa vào tình hinh thực tế kinh doanh – sản xuất của doanh nghiệp đó và kết quả của người lao động.

Nếu người lao động chưa làm đủ 12 tháng thì mức lương tháng 12 sẽ được hưởng theo mức độ làm việc:

Thưởng tháng thứ 13 = M/12 nhân TLTB

(Trong đó: M là thời gian lao động, TLTB là tiền lương trung bình trong khoảng thời gian lao động).

Tham khảo