Chiến lược thất bại khôn ngoan

Chiến lược thất bại khôn ngoan

Chiến lược thất bại khôn ngoan. Nghe tiêu đề có vẻ hơi lạ lùng phải không? Hãy cùng Trần Trí Dũng tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này nhé!

Có lúc “lực bất tòng tâm”, điều kiện kinh doanh khắc nghiệt. Đối thủ to lớn, hùng mạnh, tiềm lực của ta thua kém nhiều mặt. Hãy chọn con đường thua cuộc khôn ngoan.

Hiểu chiến lược như thế nào mới đúng?

Hiểu xây dựng chiến lược chỉ để chiến thắng, tăng trưởng hay phát triển bền vững. Đây là những cách hiểu lạc quan trong bối cảnh “tươi sáng”. Khi mà môi trường kinh doanh thuận lợi. Nhưng nếu người nghe, người hiểu cứ thế áp dụng máy móc vào doanh nghiệp. Như vậy sẽ hết sức nguy hiểm.

  • Có người nói chiến lược là để tăng trưởng (to grow).
  • Người khác nói là để chiến thắng (to win).
  • Có người để giành lợi thế cạnh tranh (to gain competitive advantage)
  • Chiến lược là để phát triển bền vững (for sustainable development)

Nghe hoành tráng và hấp dẫn lắm. Chứ ít ai nói chiến lược là để thu hẹp, cắt giảm…. Càng ít người nói là để rút lui khỏi một số ngành hay thị trường. Và gần như chưa thấy ai nói chiến lược là để… thất bại theo cách thức tối ưu.

Chiến lược để cạnh tranh và chiến thắng thì miễn bàn. Nhưng cũng có lúc “lực bất tòng tâm”. Khi điều kiện kinh doanh khắc nghiệt, đối thủ to lớn, hùng mạnh. Tiềm lực của ta thua kém nhiều mặt. Chúng ta làm sao chiến thắng được.

Hãy chọn con đường thua cuộc khôn ngoan

Khi đó, hãy chọn con đường thua cuộc khôn ngoan, thay vì cứ đối đầu trực diện. Đừng quyết đánh bại đối thủ, giành chiến thắng. Như vậy chẳng khác nào “lao đầu vào đá”. Thua cuộc khác với bỏ cuộc. Mặc dù trong nhiều trường hợp, bỏ cuộc cũng là lựa chọn mang tầm chiến lược. Nó cũng có thể là lựa chọn khôn ngoan.

Thua cuộc là chấp nhận đứng thứ nhì, thứ ba, hoặc ở vị trí thấp hơn. Sao cho đối thủ không nhìn thấy, hoặc có thấy thì cũng chẳng cần quan tâm. Khi đó, mục tiêu của doanh nghiệp không phải là số 1, là dẫn đầu. Nó là sự nhượng bộ cần thiết, sự “nép mình” khôn ngoan. Có thể ví như cách “tránh voi chẳng xấu mặt nào”.

Bỏ thành thị, về nông thôn cũng có thể coi là chiến lược chấp nhận thất bại. Rất nhiều doanh nghiệp đã và đang làm. Bỏ phân khúc cao, tập trung vào phân khúc thấp về bản chất là chiến lược thua cuộc (ở phân khúc cao) mà nhiều doanh nghiệp vẫn đang áp dụng. Cầm cự ở mảng taxi và dịch chuyển đầu tư sang mảng xe ôm công nghệ là chiến lược thua cuộc ở thị trường taxi, nhưng tìm cách chiến thắng ở thị trường xe ôm. Thu hẹp dòng sản phẩm này, đẩy mạnh phát triển dòng sản phẩm kia là chiến lược lùi bước ở dòng sản phẩm thu hẹp đó (để tìm kiếm cơ hội ở dòng sản phẩm khác).

Ví dụ cụ thể

Một đại gia ngành ngân hàng từng áp dụng chiến lược thất bại (trong ngành ngân hàng) để mở rộng mặt trận mía đường và các mặt trận khác. Một đại gia bán phở từng áp dụng chiến lược từ bỏ (exit) việc kinh doanh phở để… nghiên cứu xem có thể làm gì khác, và còn chưa biết sẽ làm gì… Ai bảo những thất bại hay bỏ cuộc này là không có chiến lược hay kém khôn ngoan?

Còn hàng trăm, hàng ngàn ví dụ có thể nêu ra ở đây để chứng minh rằng thua cuộc hay chấp nhận thất bại ở một mặt trận nào đó, hay thậm chí tất cả các mặt trận để rút về làm chuyện khác, mở mặt trận khác cũng là chiến lược cần được hoạch định một cách cẩn trọng và chuyên nghiệp.

Chúng ta thường nói, thường nghe về chiến lược chiến thắng (winning strategy) hay chiến lược tăng trưởng (growth strategy), nhưng những chiến lược mà nhiều doanh nghiệp vẫn thường áp dụng là chiến lược thu hẹp (retrenchment strategy), chiến lược cắt giảm (divestiture strategy), chiến lược thanh lý (liquidation strategy) và cả chiến lược rút lui hay đào thoát (exit strategy).

Business Strategy: Meaning, Types, and Importance - Shiksha Online

Lời kết

Lẽ thường, chiến thắng hay tăng trưởng luôn có sức hấp dẫn rất cao, và nhiều doanh nghiệp cũng vì thế mà bất chấp, cứ lao vào. Còn thu hẹp, từ bỏ, hay rút lui luôn kém hấp dẫn, nếu không muốn nói là hết sức khó khăn. Vậy nhưng, như trên đã nói, tiến hay lùi đều cần chiến lược. Lùi một bước để tiến hai bước, hay lùi để giảm thiểu thiệt hại đều cần sự tính toán, cân nhắc hết sức cẩn trọng.

Thoái lui hay thoát ra một cách khôn ngoan để dành tâm sức, nguồn lực làm việc khác, tại sao không?

Nguồn tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments