Chỉ số kinh doanh định nghĩa như nào? Cần quan tâm các chỉ số nào?
Chỉ số kinh doanh định nghĩa như nào? Cần quan tâm các chỉ số nào? Cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức chuyên sâu này ngay!
1. Các chỉ số kinh doanh là gì?
Chỉ số kinh doanh được dùng để đánh giá tiến trình làm việc của một công ty. Các chỉ tiêu được rút ra từ những dữ liệu tài chính, kế toán. Nó nhằm giúp nhà quản trị xem xét tổng thể vấn đề tài chính của một công ty. Các thước đo phi tài chính tập trung vào một số khía cạnh khác. Ví dụ như:
- Sự trung thành của khách hàng dành cho doanh nghiệp.
- Hiệu quả của quy trình.
- Sự hài lòng của nhân viên với công ty.
Chú ý: Các chỉ số kinh doanh có mục tiêu kinh doanh cụ thể được gọi là các chỉ số hiệu suất chính (KPI).
2. Tại sao các chỉ số đo lường lại quan trọng
Các chỉ số đo lường hiệu suất rất quan trọng đối với các trường nhóm kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Chính vì chỉ số giúp các doanh nghiệp đánh giá hiệu suất và đưa ra quyết định dựa trên những phân tích. Chẳng hạn, nếu có doanh nghiệp cảm thấy doanh thu giảm từ tháng này qua tháng khác. Họ sẽ muốn xem lại các hoạt động của mình nhằm tìm ra nguồn gốc vấn đề và giải quyết nó. Đó cũng là lúc các chỉ số đo lường trở nên quan trọng hơn.
3. Chỉ số kinh doanh hoạt động như thế nào?
Cả hai chỉ số gồm chỉ số tài chính và phi tài chính. Chúng đều hiệu quả trong việc xác định những vấn đề hoặc lợi thế của công ty. Các chỉ số biểu thị giúp nhà quản trị có thể lường trước kết quả tích cực hay tiêu cực.
Chú ý: Số liệu là các phép đo của kết quả đã được xác định cụ thể. Tuy nhiên, nó sẽ không chỉ rõ ra nguyên nhân vì sao dẫn đến được vấn đề đó.
Nhóm quản lý của công ty có nhiệm vụ phát triển, kết hợp với những thước đo khác nhau. Để thể hiện cơ hội hay thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Ví dụ, nhóm quản lý công ty bán lẻ phải theo dõi chỉ số tài chính và nghiên cứu. Trước khi đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng.
-
- Chỉ số tài chính và Thẻ điểm cân bằng
Khi các số liệu tài chính được thu thập và hiển thị ở dạng thẻ điểm cân bằng (BSC). Thẻ điểm cân bằng bao gồm những chỉ số được các nhà quản trị cấp cao phê duyệt. Do đó, thẻ điểm được dùng để xác định các lĩnh vực cần cải thiện, đánh giá sự hữu dụng của các khoản đầu tư hay thay đổi trước đó.
4. Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh cần quan tâm
Có 5 chỉ số quan trọng bộ phận Marketing & Sales cần phải chú ý. Để tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây đều là những chỉ tiêu KPI góp phần ảnh hưởng đến chi phí bỏ ra cho các hoạt động của phòng ban này.
KPI (viết tắt của Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc. KPI cũng là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc. Việc đánh giá được thông qua các số liệu, tỉ lệ và chỉ tiêu định lượng. Để phản ánh hoạt động hiệu quả của các tổ chức hoặc doanh nghiệp cá nhân hay bộ phận chức năng của công ty.
Mỗi bộ phận công ty sẽ có các chỉ số KPI khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả công việc một cách khách quan của mỗi bộ phận đó. Dưới đây là toàn bộ chỉ số kinh doanh quan trọng như CAC, CLV, Tỷ lệ CLV:CAC, CPL,CVR. Các nhà quản trị cần quan tâm để dễ dàng nắm bắt tiến trình trong công việc hơn.
4.1 CAC (Customer Acquisition Cost) – Chi phí để có một khách hàng mới
CAC là tổng chi phí mà doanh nghiệp sẽ bỏ ra để thu hút một khách hàng mới. Việc nắm vững được chỉ số này giúp bạn hiểu được nguồn lực cần thiết để duy trì việc thu hút khách hàng mới cho doanh nghiệp.
Cách tính:
CAC = Tổng chi phí Sale & Marketing trong một khoảng thời gian nhất định/ Số khách hàng mới có được trong một khoảng thời gian đó |
Lưu ý: Tổng chi phí bỏ ra cho Sale và Marketing sẽ bao gồm các khoản như: chi phí quảng cáo, chi phí sáng tạo, tiền lương, tiền hoa hồng…
4.2 CLV (Customer Lifetime Value) – Giá trị vòng đời khách hàng
Chỉ số CLV giúp doanh nghiệp biết được nên ưu tiên quyết định nào trước nhằm tối đa hóa khả năng kinh doanh. CLV là tổng giá trị mà một khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm của công ty bạn trong suốt vòng đời mà họ sử dụng.
Cách tính:
CLV = (Doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng trong một giai đoạn * tỷ lệ biên lợi nhuận) / Tỷ lệ khách hàng rút khỏi doanh nghiệp trong giai đoạn đó |
4.3 Tỷ lệ CLV:CAC
Tỷ lệ CLV:CAC được tính bằng tổng giá trị trọn đời của một khách hàng hiện có và tổng chi phí bỏ ra thu hút khách hàng mới. Khi đã xác định được tỷ lệ này sẽ cho bạn biết bạn có chi tiêu quá nhiều cho khách hàng hay không hay bạn đang bỏ lỡ khách hàng tiềm năng và còn giúp bạn xác định số tiền bạn nên chi để có được khách hàng mới.
Cách tính:
Tỷ lệ CLV:CAC = Giá trị vòng đời của khách hàng / Chi phí để thu hút khách hàng mới |
Lưu ý rằng: Chi phí chi ra cho khách hàng hiện tại luôn tốn ít chi phí thu hút thêm khách hàng mới. Và đó cũng là lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp giữ chân khách hàng lâu nhất có thể. Do vậy, chỉ số CLT:CAC càng tăng, cũng có nghĩa là doanh nghiệp đang đầu tư vào Sale và Marketing càng hiệu quả.
4.4 CPL (Cost Per Lead) – Chi phí để có một khách hàng tiềm năng
Tiếp theo, CPL chỉ là chi phí bỏ ra để có một khách hàng tiềm năng (lead). Khác với CAC, thì chỉ số CPL giúp cân bằng và tối ưu hóa chi phí đầu tư giữa các kênh Marketing.
Cách tính:
CPL = Tổng chi phí bỏ ra của chiến dịch / Số lượng khách hàng tiềm năng được tạo ra |
Nếu bạn muốn sử dụng hiệu quả chỉ số, bạn cần tìm hiểu chính xác mỗi khách hàng tiềm năng tìm đến thông qua nguồn nào bởi khách hàng tiềm năng có thể đến từ bất cứ đâu.
4.5 CVR (Conversion rate) – Tỷ lệ chuyển đổi trên trang web
Để thực hiện một hành động mong muốn trên trang web của bạn, người dùng sẽ sử dụng tỷ lệ chuyển đổi trang web là phần trăm khách truy cập trang web. Hành động này khiến họ từ khách truy cập thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp
Cách tính:
CVR = Tổng số lượng chuyển đổi / Tổng số khách truy cập |
Những bài viết nổi bật khác:
Với những kiến thức được đề cập ở trên. Dũng hy vọng bạn có cái nhìn tổng quan về chỉ số kinh doanh. Để dễ dàng theo dõi hiệu suất làm việc của công ty một cách hiệu quả.