Cách nhận biết môi trường làm việc lý tưởng

Cách nhận biết môi trường làm việc lý tưởng

Làm thế nào để nhận biết môi trường làm việc lý tưởng? Cùng CEO Trần Trí Dũng đào sâu và tìm hiểu kiến thức đặc biệt trong bài viết này nhé!

Hiện nay chưa có thước đo cụ thể nào để đánh giá một môi trường làm việc lý tưởng. Tuy nhiên, qua môi trường làm việc thực tế, ghi nhận mong muốn, đánh giá từ nhiều nhân viên. Thì Dũng có thể đưa ra được một số tiêu chí để đánh giá về một môi trường làm việc lý tưởng. Hãy xem qua bài viết dưới để biết thêm thông tin nhé!

Môi trường làm việc lý tưởng là gì?

Môi trường làm việc đối với nhân viên văn phòng sẽ là nơi mà bên trong nội bộ bao gồm các yếu tố:

  • Tinh thần
  • Cơ sở vật chất
  • Chế độ chính sách
  • Mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo,…

Một môi trường làm việc tốt sẽ tác động đến sự phát triển của nhân viên. Nó quyết định trực tiếp chất lượng, hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.

Hiện nay, có khoảng 95% nhân viên văn phòng cho rằng: Môi trường làm việc lý tưởng là điều kiện hàng đầu. Nó ảnh hưởng đến quyết định nhân viên có gắn bó với công ty hay không. 

Đối với các công ty có sự quan tâm đến chất lượng. Họ luôn tạo ra môi trường thuận lợi để tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên. Đây sẽ là đòn bẩy tinh thần vô cùng hữu hiệu. Khi được làm việc trong một môi trường tốt thì nhân viên sẽ làm việc với một tinh thần thoải mái. Họ không phải lo lắng vì những điều nhỏ nhặt. Thay vào đó, họ có thể tập trung và phát huy hết năng lực của mình cho công việc.

Môi trường làm việc lý tưởng là gì?

Lợi ích khi nhân viên có môi trường làm việc lý tưởng

Việc xây dựng nên một môi trường làm việc lý tưởng sẽ mang đến nhiều lợi ích. Cho cả quý doanh nghiệp và nhân viên nội bộ bên trong. Cụ thể như sau:

Giúp tăng năng suất làm việc cho nhân viên của mình

Môi trường làm việc được xem là một yếu tố vô cùng quan trọng. Chúng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng công việc của nhân viên. Ví dụ như khi bạn được làm việc trong một môi trường như mong đợi. Bạn sẽ cảm thấy kích thích, tạo ra được nhiều nguồn cảm hứng sáng tạo. Bạn có thêm động lực để có thể hoàn thành tốt các công việc được giao. Ngoài ra, môi trường tốt cũng sẽ tạo ra được cảm giác gần gũi, gắn bó giữa các thành viên. Chúng sẽ gây tác động tích cực đến sức khỏe và tinh thần làm việc của nhân viên.

Trái lại, khi bạn phải làm việc ở một nơi bí bách. Nhân viên dễ nảy sinh những tâm lý chán nản. Điều này khiến họ không tạo ra được hiệu quả công việc cao. Hay thậm chí bị mất niềm tin vào ban lãnh đạo. Cuối cùng là đưa ra quyết định rời bỏ công ty.

Giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển đội ngũ vững mạnh

Trước thị trường khốc liệt như ngày nay. Các doanh nghiệp không những cạnh tranh về thị phần, khách hàng mục tiêu,… Họ còn phải cạnh tranh về nguồn nhân lực. Để có thể thu hút và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp. Thì ban lãnh đạo của công ty cần tạo ra được một môi trường làm việc hiệu quả. Đôi khi lương, thưởng không hẳn là một yếu tố quan trọng nhất trong việc giữ chân nhân viên. Điều khiến họ có quyết định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không. Nó còn phụ thuộc vào môi trường làm việc có thật sự tốt, phù hợp với họ hay không.

Thông qua những lý giải trên. Chủ doanh nghiệp cần phải chú trọng vào việc xây dựng nên một môi trường làm việc. Ở đó các nhân viên của mình có thể xem đây như là “ngôi nhà thứ 2”.  Họ xem đây như nơi họ có thể tạo ra nguồn cảm hứng khi làm việc. Đồng thời phát huy tốt được hết khả năng của mình.

Một khi đã xây dựng thành công một môi trường làm việc lý tưởng. Thì doanh nghiệp sẽ được các ứng viên để ý đến. Thay vì phải vật lộn cạnh tranh, tìm kiếm nhân tài thì khi xây dựng được môi trường làm việc tốt. Các nhân tài sẽ tự mình cạnh tranh lẫn nhau để được làm việc trong môi trường doanh nghiệp của bạn.

Lợi ích khi nhân viên có môi trường làm việc lý tưởng

9 tiêu chí để xây dựng nên một môi trường làm việc lý tưởng

Để có một môi trường làm việc hiệu quả, đòi hỏi ban lãnh đạo doanh nghiệp không ngừng cải thiện các hoạt động trong doanh nghiệp cả về chất và lượng. Sẽ rất khó có thể đưa ra hướng đi mới, ý tưởng cải thiện môi trường làm việc giúp cho đời sống nhân viên luôn ổn định. Dưới đây là 9 tiêu chí giúp doanh nghiệp cải thiện môi trường làm việc tốt hơn hiện nay. 

Cải thiện không gian làm việc

Một văn phòng được trang trí đẹp mắt và gọn gàng ảnh hưởng tích cực đối với nhân viên của bạn. Không gian làm việc sáng tạo sẽ giúp nhân viên được tiếp thêm động lực bứt phá về tinh thần. Vì vậy, hãy xây dựng một môi trường làm việc sáng tạo, cởi mở, chuyên nghiệp, có trang trí bắt mắt nhằm thúc đẩy tư duy và tâm trạng làm việc cho nhân viên.

Thêm vào đó, doanh nghiệp của bạn cần khuyến khích tính cá nhân hóa tại nơi làm việc khi cung cấp một không gian riêng tư với nhiều tiện nghi để nhân viên thư giãn và nghỉ ngơi. Bên cạnh việc thiết lập nơi làm việc chính, bạn có thể cung cấp thêm một vài dịch vụ giải trí như bể bơi, phòng gym, lớp học yoga, thức ăn và nước uống lành mạnh… Điều quan trọng là để nhân viên của bạn biết được rằng họ được quan tâm như các đồng nghiệp chứ không phải đơn thuần chỉ là những người làm thuê. 

Môi trường làm việc lý tưởng giúp tạo dựng niềm tin với nhân viên

Những gì mà người lãnh đạo nói và làm sẽ tác động trực tiếp đến sự gắn bó và tham gia của nhân viên vào những hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, niềm tin của cấp trên tạo dựng cho nhân viên sẽ có ảnh hưởng vô cùng lớn đến kết quả và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.

Là một nhà lãnh đạo, bạn phải biết cách chứng minh được cho nhân viên thấy những điều mà bạn nói luôn được đi đôi với hành động, bạn là người “nói được làm được”. Nhân viên sẽ không bao giờ đặt niềm tin vào một người sếp hay thất hứa, kể cả những điều nhỏ nhất.

Tạo các cơ hội thăng tiến và đào tạo phát triển bản thân

Một môi trường làm việc tốt sẽ không thể thiếu đi các hoạt động đào tạo và phát triển nhân viên. Khi bạn tôn trọng nhân viên và mong muốn giúp đỡ họ phát triển, thăng tiến trong công việc thì bạn cũng sẽ có một lực lượng lao động chất lượng hơn nhiều. Một khảo sát của Bridge đã chỉ ra rằng văn hóa ham học hỏi trong một tổ chức là một trong những yếu tố hàng đầu thúc đẩy tinh thần làm việc và lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp.

Có 2 loại kỹ năng mà bạn cần phải trau dồi cho nhân viên: kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn) và kỹ năng mềm. Điều này sẽ mang đến những lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp và nhân viên, cụ thể là giúp cho doanh nghiệp thích ứng nhanh với sự thay đổi chóng mặt của thời đại và nhân viên nội bộ cũng sẽ được phát triển bản thân mình, tăng cơ hội thăng tiến trong công việc hơn. Bên cạnh đó, việc thực hiện đào tạo và phát triển cho nhân viên còn giúp doanh nghiệp hạn chế được tỷ lệ thay thế nhân viên trong doanh nghiệp.

Tiêu chí để xây dựng nên một môi trường làm việc lý tưởng

Giao tiếp với nhân viên thường xuyên và hiệu quả hơn để tạo nên môi trường làm việc lý tưởng

Giao tiếp là phương pháp tốt nhất giúp bạn có thể chia sẻ được những suy nghĩ của mình và trao đổi thông tin với đối phương để từ đó tăng thêm sự thấu hiểu lẫn nhau và cải thiện mối quan hệ giữa hai bên. Thông qua việc trao đổi, chia sẻ với cấp trên thì giữa nhân viên và cấp trên mới có sự kết nối, tin tưởng lẫn nhau. Từ đó mới tạo nên được một môi trường làm việc thoải mái. Hãy để nhân viên biết được rằng bạn là một người sếp đáng tin cậy, luôn lắng nghe những vấn đề của nhân viên.

Có nhiều hình thức giúp bạn hiểu được nhân viên của mình, chẳng hạn như qua các buổi thăm dò, khảo sát nhân viên định kỳ hay các đề xuất ẩn danh. Nhân viên chính là người trực tiếp trải nghiệm văn hóa doanh nghiệp của bạn mỗi ngày và họ sẽ biết rõ nên thay đổi điều gì để có thể cải thiện chúng. Chính vì vậy, việc lắng nghe và thấu hiểu nhân viên chính là một trong những cách hiệu quả để có thể mở ra những con đường cải thiện môi trường làm việc.

Áp dụng chế độ đãi ngộ tốt

Theo tâm lý chung của nhiều người thì việc đi làm được nhận lương, thưởng và các chính sách phúc lợi chính là một trong những yếu tố hàng đầu. Để xem xét môi trường làm việc đó có tốt hay không. Từ đó đưa ra được quyết định có gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không. Việc đưa ra được các mức lương, thưởng dựa trên hiệu suất làm việc và thái độ. Đây chính là cách thức hợp lý nhất để thỏa mãn nhân viên.

Khi có người làm việc gì đó tốt. Họ luôn muốn được mọi người công nhận điều đó. Một văn hóa công sở thường xuyên công nhận những thành tích do mọi người làm được. Điều này sẽ tạo nên một môi trường làm việc thú vị, tích cực. Khi khen thưởng bất kỳ cá thể nào trong đội ngũ nhân viên. Người sếp nên nêu rõ ra được những gì họ đã làm để xứng đáng nhận được sự công nhận đó. Điều này không những giúp tăng hiệu quả công việc cho nhân viên. Mà còn tiếp thêm động lực, giúp họ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.

Trao quyền tự chủ cho nhân viên

Trao quyền tự chủ là một trong những cách tạo nên một môi trường làm việc tích cực cho nhân viên. Thay vì quản lý nhân viên một cách khắt khe, chi tiết thì bạn nên cho họ tự đưa ra một số quyết định, tự quản lý khối lượng công việc của mình, làm việc một cách thoải mái mà không phải chịu sự giám sát liên tục của cấp trên và khuyến khích họ đưa ra những lời đóng góp ý tưởng trong công việc.

Khi làm như vậy, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và năng nổ hơn trong công việc, góp phần tạo nên một không gian làm việc thoải mái hơn. Một nghiên cứu trên 20,000 nhân viên trong 2 năm cho rằng những người có nhiều quyền tự chủ trong công việc sẽ tạo ra được độ thỏa mãn và cảm xúc tốt hơn trong quá trình làm việc.

Một môi trường làm việc tốt sẽ trao quyền tự chủ cho nhân viên.

Vấn đề bình đẳng giới cần được quan tâm

Thúc đẩy bình đẳng giới trong quá trình thực thi các chính sách nhân sự. Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. Đồng thời giúp gia tăng sự gắn bó và kết nối của nhân viên với công ty.

Lao động nữ hiện đang chiếm một tỉ lệ rất cao trong doanh nghiệp. Khi gần 49% nữ giới gia nhập lực lượng lao động. Theo sự đánh giá từ các chuyên gia. Đạt được bình đẳng giới hay phát triển quyền năng kinh tế của phụ nữ sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích toàn diện. Ví dụ như:

  • Hiệu quả kinh doanh.
  • Cơ hội thu hút nhân tài do môi trường làm việc đáng mơ ước.
  • Tạo điều kiện để nhân viên phát huy được hết năng lực của bản thân. 

Trao đổi về sứ mệnh của công ty và cho nhân viên biết được tầm quan trọng của mình

Khi ý thức được tầm quan trọng của bản thân và cảm nhận được mình là một phần của tổ chức, nhân viên sẽ thực sự tận tâm làm việc vì tổ chức đó. Một môi trường làm việc lý tưởng sẽ là nơi mà ở đó nhân viên được tôn trọng, những ý kiến đóng góp của họ được lắng nghe và ghi nhận. Đó sẽ là động lực giúp đội ngũ phát triển và gắn kết hơn với công ty. 

Một công ty muốn phát triển bền vững thì cần có một đội ngũ nhân viên tận tụy và đặt lợi ích chung của công ty lên trên hết. Nhân viên chính là những người lao động trực tiếp và tạo ra các giá trị, lợi nhuận cho công ty. Chính vì vậy, cần làm cho họ thấy rõ sứ mệnh, mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới, từ đó giúp họ nhận ra được ý nghĩa và giá trị đích thực của công việc họ đang làm. Điều đó thúc đẩy họ phấn đấu nhằm đạt được mục tiêu nhanh nhất và hiệu quả nhất. 

Khuyến khích nhân viên phát triển tinh thần đồng đội

“Đoàn kết là sức mạnh”. Chính vì vậy mà việc phát triển tinh thần đồng đội trong doanh nghiệp sẽ mang đến cho nhân viên cảm giác gần gũi với tổ chức, họ sẽ cảm thấy gắn bó hơn đối với doanh nghiệp mà mình đang theo làm việc. Nhờ đó mà những hành động, việc làm của mọi người cũng sẽ được coi trọng lợi ích của công ty, của tổ chức hơn là lợi ích cá nhân. 

Việc tổ chức các hoạt động theo nhóm sẽ giúp tăng cường được tính đoàn kết cũng như phát huy được tinh thần trách nhiệm, hợp tác của mọi thành viên trong công ty. Hoạt động đó có thể là việc tổ chức một chuyến dã ngoại, một buổi tiệc tập thể,… Lợi ích cho các chủ doanh nghiệp khi thực hiện những điều này là tạo ra được một môi trường làm việc thân thiện, tích cực và vui vẻ.

Môi trường làm việc lý tưởng sẽ khuyến khích nhân viên phát triển tinh thần đồng đội.

Một vài ví dụ về môi trường làm việc lý tưởng

Để có thể minh chứng rõ ràng hơn về tầm quan trọng của một môi trường làm việc lý tưởng. Chúng ta hãy cùng xem qua những ví dụ cụ thể từ các doanh nghiệp thực tế trên thị trường.

Môi trường làm việc tại Vinamilk

Là niềm tự hào của thương hiệu Việt. Vinamilk không chỉ đem lại nhiều thành công trong kinh doanh mà còn là tấm gương về tổ chức. Khi nơi đây được bình chọn là một trong những địa điểm làm việc tốt nhất tại Việt Nam. 

Công ty mang lại cho nhân viên nhiều khoản đãi ngộ tuyệt vời từ nhân viên cho đến lãnh đạo cao cấp. Cụ thể là:

  • Bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên và người thân cán bộ lãnh đạo. Điều này làm nhân viên không những yên tâm cho bản thân mình mà còn cho cả gia đình. 
  • Hỗ trợ nhân viên vừa làm việc vừa được đào tạo tốt. Đội ngũ nhân viên của Vinamilk có người xuất thân là công nhân. Sau khi hoàn tất bổ túc THPT hoặc theo học đại học chính quy. Nay đã trở thành chuyên viên làm việc tại các văn phòng chuyên môn. 
  • Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất làm việc hiện đại, vừa an toàn khi sản xuất. Lại vừa tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần với khu yoga, hồ bơi. .. thư giãn sau giờ làm việc. 

Môi trường làm việc FPT

FPT là một công ty công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam. Những người lao động tại đây sẽ nhận được một mức lương cao ở mọi vị trí. Một phần do ngành IT có mức lương mặt bằng cao. Một phần là do các chính sách đãi ngộ nhân tài tại FPT. Ngoài các phần lương, thưởng, FPT còn có các chế độ phụ cấp, chăm sóc sức khỏe bởi FPT Care. FPT Care hỗ trợ nhân viên và gia đình của họ.Fpt cũng có cơ sở vật chất hiện đại cao cấp. Và đặc biệt là các trang thiết bị công nghệ thông tin.

Văn hóa làm việc tại FPT luôn hướng đến: “Tôn trọng cá nhân – Tinh thần đổi mới – Tinh thần đồng đội”. Vì vậy mà những người trẻ luôn có môi trường để phát huy năng lực, sức sáng tạo của mình. Họ được trải nghiệm những điều mới, giúp nâng cao hiệu quả công việc. 

Một vài ví dụ về môi trường làm việc lý tưởng

Lời kết

Qua bài viết trên. Chúng ta đã có được cái nhìn cụ thể hơn về việc thế nào là một môi trường làm việc lý tưởng. Việc tạo dựng được một môi trường làm việc tốt cho nhân viên. Sẽ giúp họ hoàn toàn tự nguyện cống hiến cho doanh nghiệp mình với thái độ vô cùng thoải mái. Chính vì vậy, các chủ doanh nghiệp nên xây dựng cho mình các chiến lược củng cố nội bộ. Để tạo nên được một môi trường làm việc hiệu quả.

Cảm ơn bạn đã theo dõi và chọn đọc, hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo!

Link tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments