Các vấn đề nhân sự thường thấy ở doanh nghiệp

Đăng ngày 11/10/2024 lúc: 14:5412 lượt xem

Các vấn đề nhân sự thường thấy ở doanh nghiệp

Các vấn đề nhân sự thường thấy ở doanh nghiệp là gì? Hãy cùng CEO Trần Trí Dũng vén màn bí mật trong bài viết này nhé!

Đâu là những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong công tác quản lý nhân sự? Đâu là các vấn đề quản trị nguồn nhân lực thường thấy? Hãy cùng Trần Trí Dũng tìm hiểu top 4 vấn đề nhân sự nan giải nhé!

1. Dư thừa và thiếu hụt nhân sự

Đây là một tình phổ biến thường thấy ở các doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh nghiệp sa sút, bộ máy vận hành quá cồng kềnh dẫn đến việc thừa lao động. Ngược lại, doanh nghiệp trong thời kì kinh doanh phát triển với nhu cầu nhân sự tăng cao. Như vậy, tình trạng thiếu hụt nhân sự là điều không thể tránh khỏi.

Vấn đề này phát sinh từ khâu lên kế hoạch, phân bổ và tuyển dụng người lao động. Bộ phận nhân sự không nắm được những thông tin cập nhật từ các bộ phận khác kịp thời. Do đó chưa thể tìm kiếm tuyển dụng được ngay những ứng viên phù hợp với vị trí yêu cầu hoặc sắp xếp, sa thải lao động.

2. Đủ số lượng nhưng sai chất lượng

Nguồn lao động trong nước tuy dồi dào. Nhưng không phải ai cũng có đủ kĩ năng và kiến thức. Họ không đáp ứng những công việc mang tính chất phức tạp. Vì vậy, việc tìm kiếm “nhân tài như lá mùa thu”. Đây không phải là một công việc dễ dàng trong quản lý nhân sự.

Nhiều doanh nghiệp chưa đề ra được các căn cứ cơ bản để xác định kiến thức, kĩ năng cần thiết. Công tác đào tạo, đánh giá, phân bổ nhân sự còn thiếu thông tin và cơ sở. Nó dẫn đến việc tìm kiếm và phát triển nhân tài khó khăn.

3. Đủ số lượng nhưng sai cơ cấu

Bố trí nhân lực là phân bố, sắp xếp họ vào các vị trí công việc. Trong khi đó, việc sử dụng nhân lực nhằm khai thác và phát huy năng lực của người lao động một cách tối đa mang lại hiệu quả cao trong công việc. Hai công việc này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: bố trí cơ cấu đúng thì sử dụng mới có hiệu quả, ngược lại cơ cấu sai thì có sử dụng cũng vô ích và nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc.

Do vậy, nhà quản lý trong doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào công tác bố trí nhân sự và đảm bảo 4 nguyên tắc sau tránh khỏi sai lầm này:

    • Đảm bảo đúng số lượng
    • Đảm bảo đúng người
    • Đảm bảo đúng nơi, đúng chỗ
    • Đảm bảo đúng thời hạn

4. Khó thỏa mãn nhu cầu của nhân viên về chính sách đãi ngộ

Làm thế nào để “giữ chân” nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp? Một trong những yếu tố “níu kéo” nhân sự chính là chính sách đãi ngộ dựa trên sự đánh giá kinh nghiệm, trình độ làm việc cũng như tiềm năng phát triển của nhân viên.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hoàn thành tôt nhiệm vụ này. Công tác phân tích, phân loại và tính toán lương, thưởng cho nhân viên còn nhiều sai sót, và chưa hợp lý, dẫn đến giảm sự hài lòng của nhân viên. Hơn nữa, việc tính toán lương thưởng, chế độ đãi ngộ của nhiều doanh nghiệp vẫn được thực hiện theo phương pháp thủ công, dẫn đến tăng khối lượng công việc cho bộ phận nhân sự mà hiệu quả thì không hề cao.

5. Mối quan hệ nội bộ phức tạp

Đây không phải vấn đề quá lớn đối với doanh nghiệp đã xây dựng được văn hóa doanh nghiệp mạnh cũng như định hướng lợi ích nhân viên theo lợi ích chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các mối quan hệ nội bộ trong công ty thường rất phức tạp bao gồm mối quan hệ giữa người lao động với người lao động, giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Việc hài hòa không những mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên mà còn mối quan hệ của nhân viên với cấp quản lý, là một việc không hề đơn giản. Điều này đặt ra thách thức lớn cho chủ doanh nghiệp cũng như giám đốc nhân sự, đòi hỏi họ phải tìm hiểu rõ nhu cầu, nguyện vọng của nhân viên trong công ty cùng với kĩ năng đàm phán, thuyết phục, hòa giải nhằm tạo ra sự đoàn kết nội bộ, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững.

Tham khảo