BDM là gì? Tìm hiểu về BDM trong doanh nghiệp
Trần Trí Dũng giải thích BDM là gì trong bài viết này. Các nhà lãnh đạo hãy cùng Dũng nghiên cứu và tìm hiểu về BDM trong doanh nghiệp nhé!
1. BDM là gì?
BDM hay Business Development Manager được dịch ra là Giám đốc Phát triển Kinh doanh đảm nhận trách nhiệm tạo ra doanh thu và thực hiện những nhiệm vụ nhằm giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh. Người quản lý cấp cao chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời, BDM cũng thực hiện nghiên cứu và đề xuất chiến lược ứng với xu hướng của thị trường.
Giám đốc cũng sẽ lập ra các kế hoạch tiếp cận thị trường mới và giám sát hoạt động của nhân viên. Qua đó, mọi công việc đều được đảm bảo hoàn thành đúng yêu cầu. Ngoài ra, BDM còn giữ vai trò xây dựng, duy trì và thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng. Do vậy, doanh số bán hàng sẽ gia tăng và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
2. Công việc cụ thể của một BDM là gì?
Đối với một doanh nghiệp, BDM sẽ giúp nâng cao doanh thu và mở rộng quy mô công ty. Do vậy, nhà quản trị phải chịu trách nhiệm quản lý nhiều việc. Mô tả công việc củ Business Development Manager cụ thể là:
-
- Xác định mục tiêu kinh doanh, lập kế hoạch chiến lược để phát triển kinh doanh.
-
- Dựa vào nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng, đưa ra phương án tìm kiếm thị trường mới đáp ứng mục tiêu chung của doanh nghiệp.
-
- Nắm rõ mong muốn của khách hàng tiềm năng nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với họ.
-
- Tập trung chuyển đổi nhóm khách hàng tiềm năng thành người mua hàng thông qua việc xây dựng những chiến lược kinh doanh hiệu quả.
-
- Đề xuất kế hoạch thực hiện chính sách khuyến mãi dành cho khách hàng tiềm năng nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng.
-
- Thiết lập mục tiêu cho bộ phận kinh doanh và hoạch định các kế hoạch chiến lược giúp nhân viên hoàn thành đúng nhiệm vụ.
-
- Đào tạo nguồn nhân lực đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn về kinh doanh.
Ngoài ra, Giám đốc Phát triển Kinh doanh cũng thường tham dự các hội nghị và các sự kiện trong ngành. Đây là một trong những phương pháp để tìm hiểu thị trường và cập nhật thông tin của đối thủ cạnh tranh hay đối tác. Đồng thời, nhà quản trị sẽ xây dựng và mở rộng mối quan hệ.
3. Vai trò của vị trí BDM trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, vai trò của Business Development Manager là người đứng đầu bộ phận phát triển kinh doanh và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về những hoạt động đạt hiệu quả hay thất bại. Bên cạnh đó, nhà quản trị sẽ đề xuất các chiến lược hoạt động phù hợp tương ứng với hướng đi của công ty.
Ngoài ra, Giám đốc cũng giữ vai trò nghiên cứu và đưa ra chiến lược phát triển hoạt động bán hàng. Những công việc này đòi hỏi phải phù hợp với thời đại và doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thể hiện giá trị sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, BDM sẽ giám sát và đảm bảo nhân viên thực hiện nhiệm vụ đúng theo kế hoạch.
4. Vị trí BDM yêu cầu những kiến thức, kỹ năng gì?
Chức vụ Giám đốc Phát triển Kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy những tiêu chí cần có ở một BDM là gì? Để trở thành một nhà quản trị bạn sẽ cần kỹ năng gì?
4.1 Những kiến thức cần có ở một BDM
Business Development Manager đảm nhiệm vai trò quản trị các hoạt động kinh doanh và bán hàng nên cần có các yêu cầu về kiến thức sau:
-
- Trình độ và đào tạo: Có trình độ chuyên môn cao và đã qua đào tạo tại trường đại học, với chuyên ngành liên quan như quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp hoặc các lĩnh vực trong khối kinh tế..
-
- Kinh nghiệm: Từng có kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh, giám sát bán hàng, trưởng phòng kinh doanh hoặc trưởng bộ phận Marketing có khả năng phù hợp với vị trí BDM.
4.2 Các kỹ năng cần có ở một BDM
BDM là người chịu trách nhiệm phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Thông qua việc Leader xây dựng mối quan hệ lâu dài với các khách hàng. Để thực hiện vai trò đó, bạn cần có những kỹ năng và năng lực sau đây:
Nhà quản trị cần kỹ năng giao tiếp để làm việc một cách hiệu quả với các bên liên quan. Cụ thể là xây dựng mối quan hệ với khách hàng, các đồng nghiệp và những người cấp dưới. Điều này nhằm đảm bảo quy trình cung cấp sản phẩm diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, BDM có thể giao tiếp tiếng Anh là một trong những tiêu chí không thể thiếu của BDM.
Kỹ năng đàm phán là một trong những yêu cầu bắt buộc ở vị trí Giám đốc. Thêm vào đó, người lãnh đạo sẽ có khả năng ngoại giao khéo léo. Bởi vì, BDM cần vận dụng kỹ năng để thuyết phục và chiếm được lòng tin của khách hàng. Do vậy, nhà quản trị phải nắm bắt thời điểm thích hợp để đưa ra những chiến lược hiệu quả.
Kỹ năng quản lý dự án
Trong môi trường kinh doanh, mỗi công ty sẽ thực hiện đồng thời nhiều dự án cùng lúc. Mỗi kế hoạch sẽ bao gồm mục tiêu, ngân sách, thời hạn và các công việc cần thiết. Vì vậy, nhà quản trị nhất định phải có kỹ năng quản lý tốt. Giám đốc Phát triển Kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo tiến độ đã đề ra.
Khả năng nhạy bén trong kinh doanh
Giám đốc Phát triển Kinh doanh cần biết thông tin về đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, bạn cũng theo dõi và phân tích thị trường để hoạch định chiến lược. BDM cũng là người xác định những gì khách hàng mua, chia sẻ và xu hướng tìm kiếm. Qua đó, người quản trị có thể lên chiến lược và đưa ra các giải pháp.
Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
BDM sẽ có tầm nhìn tốt để xác định vấn đề xảy ra trong tương lai của dự án. Người lãnh đạo sẽ thực hiện công việc phân tích từ tổng quát tới chi tiết. Điều này nhằm mục đích tìm ra yếu tố cần khắc phục và đưa ra giải pháp xử lý. Bên cạnh đó, kỹ năng sẽ được dùng để xác định cơ hội kinh doanh mới.
Kỹ năng Quản lý thời gian
Một BDM thực hiện nhiều nhiệm vụ, tham gia họp hội đồng hay gặp gỡ các bên liên quan. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cũng cần dành thời gian cho cuộc sống cá nhân và gia đình. Vì vậy, Giám đốc muốn đạt được thành công phải quản lý thời gian một cách hiệu quả. Leader sẽ cân bằng giữa công việc và những sinh hoạt hàng ngày.
Kỹ năng về công nghệ
Một Business Development Manager cũng cần sở hữu các kỹ năng công nghệ cần thiết để xử lý các dự án khác nhau. Một số phần mềm như CRM và Microsoft Office là những công cụ hữu ích mà một Giám đốc Phát triển Kinh doanh nên thành thạo. Do vậy, nhà quản trị sẽ phải có hiểu biết cơ bản để giám sát hoạt động...
5. Mức lương của BDM (Business Development Manager)
Giám đốc Phát triển kinh doanh (BDM) tại doanh nghiệp là vị trí cấp cao nên có lương khá hấp dẫn. Ở nước ngoài, BDM có thể nhận mức lương từ 2.000 – 4.000 USD/tháng. Ở Việt Nam, mức lương trung bình cho BDM là từ 20 – 50 triệu VND/tháng. Ngoài ra còn có hoa hồng từ doanh số các chế độ của công ty.
Công thức tính thu nhập của BDM:
Thu nhập= Lương cứng + Doanh số x Tỷ lệ % hoa hồng + Doanh số x Tỷ lệ % cổ phần (Nếu có)
Nếu BDM thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của công ty thì thu nhập có thể không giới hạn.
Tổng kết
Bài viết với chủ đề “BDM là gì và những vấn đề cần biết về BDM trong doanh nghiệp” hy vọng đã cung cấp những kiến thức cần thiết dành cho tất cả mọi người. Qua nội dung này, các bạn đã hiểu thêm về công việc và vai trò của một Giám đốc Phát triển Kinh doanh.