Bản chất năng lực lãnh đạo và cách nâng cao năng lực

Đăng ngày 06/11/2023 lúc: 12:2914 lượt xem

Bản chất năng lực lãnh đạo và cách nâng cao năng lực

Trần Trí Dũng sẽ cùng các nhà quản trị bàn về bản chất năng lực lãnh đạo và cách nâng cao năng lực. Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!

Bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo kiệt xuất? Nâng cao năng lực lãnh đạo là yếu tố quyết định đến sự thành công. Vậy các nhà lãnh đạo đang gặp khó khăn gì trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo? Có cách nào nâng cao năng lực lãnh đạo để chủ doanh nghiệp tự tin dẫn dắt đội ngũ nhân sự? Qua đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. 4 vấn đề nan giải mà chủ doanh nghiệp SME thường gặp khi lãnh đạo đội nhóm

Theo nghiên cứu của Zenger Folkman – tổ chức hàng đầu thế giới về phát triển năng lực lãnh đạo:

“Người có năng lực lãnh đạo xuất sắc có thể giúp doanh nghiệp tăng 200% lợi nhuận. Đồng thời cải thiện sự gắn bó và năng suất cả nhân viên lên tới 70%.”

Ngược lại, một chủ doanh nghiệp có năng lực lãnh đạo yếu kém. Họ sẽ kéo toàn bộ tổ chức đi xuống. Để tránh hậu quả khó lường này. Các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME – Small and Medium Enterprise) cần nhận diện 5 vấn đề “nhức nhối” liên quan đến năng lực lãnh đạo. Từ đó để “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.

1.1. Sếp không dám giao quyền, thường ôm đồm công việc

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không dám giao quyền cho nhân viên. Sếp luôn phải chạy theo thúc giục, kiểm tra và sửa lỗi nhân viên. Bởi những chủ doanh nghiệp này “quá cầu toàn”. Họ lo sợ mình sẽ mất quyền kiểm soát và kết quả không được như kỳ vọng. Chính vì không có năng lực giao quyền và quản lý nhân sự. Sếp luôn phải quản thúc, chỉ đạo từ việc nhỏ tới việc lớn. Sai lầm này khiến nhân sự luôn trong thế “bị động”, đủng đỉnh vừa làm vừa chơi. Họ không có trách nhiệm cao với công việc.

1.2. Sếp thấy cô đơn trong chính doanh nghiệp mình do không giao tiếp thường xuyên với nhân sự

Đây là hệ lụy của việc sếp không dám giao quyền cho nhân sự. Khi công việc ngày càng nhiều. Sếp không có thời gian lắng nghe và trao đổi với nhân viên. Thiếu sự tương tác thường xuyên với nhân sự. Lãnh đạo doanh nghiệp thường rơi vào tình trạng “cô độc trong một tổ chức lớn”. Sếp thấy lạc lõng trong tổ chức, cảm thấy thiếu vắng những người tâm phúc (nhân sự chủ chốt). Họ không thấu hiểu, chia sẻ và giãi bày. Hàng loạt vấn đề doanh nghiệp tồn đọng vì Sếp không có thời gian giải quyết,. Mà cũng không ủy thác cho nhân sự tín nhiệm nào giải quyết được.

1.3. Sếp bất lực trong việc thu hút và giữ chân người giỏi

Chủ doanh nghiệp hiện nay rất đau đầu trong việc thu hút và giữ chân nhân tài. Điều này có thể do Sếp không có năng lực lắng nghe, thấu hiểu. Họ thiếu chiến lược nhân sự phù hợp với từng nhóm nhân viên. Sai lầm này khiến nhân sự cảm thấy không được tôn trọng, đánh giá cao.

Chủ doanh nghiệp lại phải bỏ công bỏ chi phí để tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới. Nên không dám mở rộng quy mô doanh nghiệp dù đã kinh qua thương trường 3 – 5 năm. Do không có năng lực đảm bảo tính ổn định của “mạch máu nhân tài” trong tổ chức. Chủ doanh nghiệp có rất nhiều ý tưởng kinh doanh khả thi nhưng không có người giỏi thực hiện.

Ngoài ra, nhiều chủ doanh nghiệp rất nhiệt huyết đào tạo chuyên môn cho nhân sự. Nhưng khi nhân sự “trưởng thành” thì ngay lập tức rời bỏ tổ chức để kinh doanh riêng. Hoặc lựa chọn nơi làm việc trả lương cơ hơn. Doanh nghiệp bị “chảy máu chất xám”. Dẫn tới doanh thu sụt giảm, dòng tiền đứt gãy.

1.4. Đội ngũ nhân sự làm việc ì ạch, cái tôi lớn nhưng sếp không biết xử lý

Nhiều chủ doanh nghiệp nhận thấy nhân sự làm việc kém hiệu quả, cái tôi lớn nhưng không dám cho nghỉ. Vì Sếp sợ nhân sự nghỉ thì không có người làm việc. Không dám cho nhân sự nghỉ và cũng không tìm được cách xử lý phù hợp. Điều này có thể do doanh nghiệp không có văn hóa. Họ không có chế độ thưởng phạt rõ ràng, Sếp không làm gương…

Làm sao để giải quyết 4 vấn đề “nhức nhối” của chủ doanh nghiệp liên quan đến năng lực lãnh đạo? Dũng đưa ra 5 giải pháp. Chúng giúp nâng cao năng lực lãnh đạo. Dựa vào đó bạn sẽ phát triển đội nhóm hùng mạnh, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

2. Bản chất của năng lực lãnh đạo là gì?

Trước khi tìm đọc 5 cách nâng cao năng lực lãnh đạo. Chủ doanh nghiệp SME cần hiểu gốc rễ năng lực lãnh đạo là gì?

Bản chất của năng lực lãnh đạo nằm ở khả năng của chủ doanh nghiệp tạo sự ảnh hưởng và định hướng cho nhân sự để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Năng lực lãnh đạo không đơn thuần là quản lý và điều hành, mà còn liên quan đến việc thúc đẩy, phát triển cá nhân, tạo động lực và gắn kết đội nhóm để kiến tạo môi trường doanh nghiệp tích cực, nâng chuẩn liên tục.

3. Cách nâng cao năng lực lãnh đạo để thu hút và giữ chân nhân tài

Khi đã thấu rõ 4 “nỗi đau” và bản chất của năng lực lãnh đạo, Trần Dũng đưa ra 5 cách giúp chủ doanh nghiệp xây dựng năng lực lãnh đạo hiệu quả nhất hiện nay.

3.1. Thấu hiểu bản thân

Chủ doanh nghiệp thấu hiểu bản thân là yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo. Thấu hiểu bản thân là hành trình người lãnh đạo xác định những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích đam mê, mục tiêu cuộc đời, giá trị cốt lõi. Từ việc thấu hiểu bản thân, chủ doanh nghiệp chính là người đưa ra văn hóa doanh nghiệp. Khi có giá trị cốt lõi cùng đề xuất giá trị nhân sự phù hợp, doanh nghiệp dễ dàng thu hút và tuyển dụng nhân sự “đồng lòng, đồng chí”.

“Học tập, sáng tạo và đổi mới không ngừng” là giá trị mà Dũng hướng tới. Dũng là người rất đam mê giáo dục, có năng lực nghiên cứu kiến thức chuyên sâu, nhận thấy tầm quan trọng của việc học tập liên tục với sự thành công của doanh nghiệp. Từ giá trị cốt lõi này, Dũng luôn ưu tiên tuyển dụng những nhân sự có tinh thần ham học hỏi, thái độ tích cực và khát khao chinh phục bản thân. Một cộng đồng ham học hỏi, lãnh đạo và nhân sự cùng nhau nâng cấp bản thân sẽ giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với biến đổi của thị trường, nắm bắt mọi thời cơ để kinh doanh bứt phá.

4.2. Rèn luyện tính kỷ luật

Nhà tư vấn phát triển bản thân nổi tiếng người Mỹ, Tony Robbins từ nói rằng: “Con đường đến sự lãnh đạo không phải là việc kiểm soát người khác mà là việc kiểm soát chính mình”.

Với vị thế là người đứng đầu tổ chức, chủ doanh nghiệp nhất định phải có tính kỷ luật để nhanh chóng nâng cao năng lực lãnh đạo. Người lãnh đạo doanh nghiệp chính là tấm gương cho đội ngũ noi theo. Nếu nhà lãnh đạo không kỷ luật thì đội ngũ sẽ không kỷ luật. Sự kỷ luật và kiên trì sẽ giúp chủ doanh nghiệp “đập tan” thói quen chây lì và bị động của nhân sự.

Để rèn luyện tính kỷ luật, chủ doanh nghiệp hãy bắt đầu từ việc tạo những thói quen tích cực hằng ngày như: dậy sớm thể dục, đọc sách, ăn uống lành mạnh. Tiếp đến, lãnh đạo doanh nghiệp hãy học cách xây dựng kế hoạch hằng ngày, tập trung ưu tiên giải quyết công việc từ rất quan trọng đến ít quan trọng.

4.3. Học hỏi, sáng tạo liên tục

Môi trường kinh doanh và công nghệ thay đổi nhanh chóng. Việc học tập liên tục giúp người lãnh đạo cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để có cái nhìn sáng tạo, thực tế, nắm bắt cơ hội và đổi mới nhanh hơn đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp ham học hỏi sẽ tạo uy tín và lòng tin với nhân sự.

Nelson Mandela, nhà lãnh đạo, chính trị gia nổi tiếng của Nam Phi từng nói rằng: “Học tập là vũ khí mạnh mẽ nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới”.

4.4. Nâng cao kỹ năng giao tiếp, truyền cảm hứng

Để nâng cao kỹ năng giao tiếp và truyền cảm hứng với nhân sự, chủ doanh nghiệp cần thấu hiểu những nỗi đau, mong muốn của nhân viên qua hồ sơ Canvas. Tại một số tổ chức, người đứng đầu còn ứng dụng MBTI, sinh trắc vân tay để thấu hiểu tính cách nhân sự. Từ đó, chủ doanh nghiệp lựa chọn cách giao tiếp phù hợp với từng nhân sự.

Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp cần tìm ra giá trị cốt lõi để xây dựng hình mẫu lãnh đạo muốn hướng đến và phong cách lãnh đạo phù hợp để tối ưu hóa hiệu quả khi quản trị nhân sự. Việc chuyển dịch phong cách lãnh đạo từ 3C (Command – Ra lệnh, Control – Kiểm soát, Compliance – Tuân thủ) sang 3E (Engage – Gắn kết, Enable – Phát triển, Empower – Trao quyền) giúp doanh nghiệp phát triển các tài năng, gia tăng hiệu suất và sự cam kết của nhân sự. Sự chuyển dịch này còn giúp giải phóng lãnh đạo khỏi tình trạng ôm đồm công việc.

4.5. Cập nhật và ứng dụng công nghệ mới

Liên tục cập nhật và ứng dụng công nghệ mới giúp chủ doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình, quản lý dữ liệu và tăng hiệu suất làm việc. Công việc được số hóa trên các nền tảng cho phép chủ doanh nghiệp linh động quản lý doanh nghiệp từ xa. Bên cạnh đó, bằng cách áp dụng công nghệ mới, chủ doanh nghiệp có thể khám phá cách tiếp cận mới, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới phù hợp với thị trường mục tiêu.

Một số công nghệ 4.0 rất hữu ích cho chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp hiện đại: công nghệ IoT theo dõi quy trình sản xuất, phần mềm quản lý nguồn nhân lực HRM, phần mềm CRM để quản lý, theo dõi và tương tác với khách hàng…

5. Kết luận

Hy vọng qua bài viết, chủ doanh nghiệp SME đã nhận ra “nỗi đau” của bản thân. Hãy tìm ra phương pháp nâng cao năng lực lãnh đạo để phát triển đội ngũ nhân sự. Qua đó thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng.

Nguồn tham khảo