Tìm hiểu về mô hình kinh doanh Canvas
Các nhà lãnh đạo hãy cùng Trần Trí Dũng tìm hiểu về mô hình kinh doanh Canvas trong bài viết này! Mô hình BMC này đươc rất nhiều nhà quản trị sử dụng.
1. Mô hình kinh doanh Canvas là gì?
Mô hình kinh doanh Canvas hay Business Model Canvas (viết tắt là BMC) được phát triển bởi Alexander Osterwalder. Đây là sơ đồ được nhiều nhà quản trị sử dụng để hỗ trợ truyền đạt một ý tưởng hay khái niệm một cách dễ dàng. Phương pháp cung cấp cái nhìn toàn diện cho doanh nghiệp. Qua việc phân tích, so sánh về tác động của các yếu tố ảnh hưởng giúp người lãnh đạo dễ dàng trong việc lựa chọn chiến lược phát triển.
Ngoài ra, mô hình Canvas còn cung cấp một ngôn ngữ chung, qua đó mọi người cùng đánh giá quy trình truyền thống so với những thay đổi mới. Trong sơ đồ, phía bên phải BMC tập trung vào khách hàng (bên ngoài) trong khi bên trái thì đề cập tới doanh nghiệp (nội bộ). Có thể thấy, cả 2 yếu tố đều phục vụ vì giá trị của doanh nghiệp. Đó là sự trao đổi Value giữa công ty và khách hàng.
2. Cách tiếp cận mô hình Canvas dễ dàng nhất
Đa phần các Startup thất bại là vì các Founder đặt toàn bộ niềm tin, nguồn lực vào ý tưởng về sản phẩm mới. Vì vậy, lý tưởng dường như đã khiến nhà quản trị trẻ bỏ qua không việc đánh giá mô hình kinh doanh. Bản thân doanh nghiệp có thể kết hợp ngẫu nhiên có chọn lọc giữa các quy trình. Từ đó có được cách thức hoạt động riêng, phục vụ mục tiêu bán sản phẩm/ dịch vụ.
Tuy nhiên, những mô hình mới có thể có hiệu quả ngay lập tức mà cần phải thay đổi nhiều phiên bản để trở nên tối ưu nhất. Việc kinh doanh theo con đường mới là điều không hề dễ dàng và ẩn chứa nhiều rủi ro. Do đó, bắt đầu hoạt động với Business Model Canvas là cách làm đã được chứng minh hiệu quả qua sự thành công của những Startup trước đó.
3. Đặc điểm nổi bật của mô hình kinh doanh Canvas
Mô hình BMC rất phổ biến đối với các doanh nghiệp bởi đây là mô hình có nhiều ưu điểm nổi trội. Cùng Dũng điểm qua các đặc điểm này nhé.
-
- Linh hoạt: Khi bản kế hoạch đã được hoàn chỉnh và một trang giấy thì bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa, dễ dàng thử nghiệm tất cả mọi thứ.
- Tập trung: Làm giảm thiểu các tác động ảnh hưởng đến môi trường, giúp cho việc lập ra kế hoạch kinh doanh diễn ra một cách hoàn chỉnh, bài bản hơn.
- Bài bản: Việc sử dụng Canvas sẽ giúp cho những nhân viên trong bộ phận lập kế hoạch kinh doanh san sẻ đi bớt một phần công việc của mình. Mặc dù là như vậy nhưng cũng sẽ giúp cho công việc trở nên hiệu quả hơn khi các bạn thực hiện những bước làm thủ công.
4. Tại sao nên sử dụng Business Model Canvas
Từ khi thuật ngữ được hình thành đến nay, BMC đã giúp rất nhiều người lãnh đạo tìm ra được đúng con đường. Sau đây sẽ là những lý do mà Dũng tin rằng nhà quản trị nên sử dụng mô hình.
4.1 Tư duy trực quan
BMC giúp biểu diễn trực quan dễ dàng để giúp người ra quyết định, suy ngẫm. Công cụ còn cung cấp hệ thống tiêu chí phân tích gọn gàng về những ảnh hưởng tác động lên doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà lãnh đạo còn có thể làm rõ định hướng mà công ty đang hướng tới thông qua mô hình kinh doanh này.
4.2 Nắm bắt mối quan hệ giữa 9 yếu tố
Xây dựng mô hình kinh doanh Canvas bao gồm 9 yếu tố cho phép người quản lý điều hành doanh nghiệp có sự liên kết hơn. Bên cạnh đó, một số cơ hội hoặc sự thay đổi có thể được phát hiện thông qua việc ứng dụng công cụ này. Do đó, hiệu suất làm việc được nâng cao hơn.
4.3 Dễ dàng lưu hành
Mô hình Canvas cho phép việc tiếp cận và chia sẻ một cách dễ dàng hơn. Sơ đồ khi đã hoàn thành (hoặc chưa) thì mọi người có thể truyền tay nhau để nắm bắt ý chính cũng như đưa ra ý kiến bổ sung. Chỉ bằng một tờ giấy A4, ai cũng có thể hiểu được phương pháp kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, cách thức vận hành và giao tiếp được cải thiện đáng kể.
4.4 Nhanh chóng và tiện lợi
Mọi doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có thể in mô hình Canvas ra giấy hoặc áp phích để các nhân viên có thể ghi chú từ khóa lên đó. Điều này sẽ giúp mọi người thuận lợi trong việc theo dõi những ảnh hưởng của các Keyword đến phương thức hoạt động kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.
5. 9 yếu tố trụ cột trong mô hình kinh doanh Canvas
Mô hình Canvas giúp doanh nghiệp phân loại các quy trình và hoạt động nội bộ thành các nhóm trụ cột trong quá trình hình thành sản phẩm/dịch vụ. Dũng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công cụ bằng cách đưa ra phần giải thích về 9 yếu tố như sau:
5.1 Phân khúc khách hàng
Phân khúc khách hàng là một yếu tố quan trọng trong mô hình kinh doanh của tổ chức. Điều này nhằm đảm bảo các tính năng của sản phẩm phù hợp với từng nhu cầu ở mỗi nhóm khác nhau. Để chia từng đối tượng thì người lãnh đạo phải hiểu mong muốn hiện tại và tương lai. Sau đó, bạn sẽ đánh giá và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Những cá nhân cụ thể sẽ được liệt kê vào danh sách là:
-
- Thị trường đại chúng – Mass Market.
-
- Thị trường ngách – Niche Market.
-
- Thị trường phân đoạn – Segmented.
-
- Thị trường đa dạng – Diversify.
-
- Thị trường đa chiều – Multi-sided Platform/Market.
5.2 Giải pháp giá trị
Giải pháp giá trị là sự kết hợp giữa sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Doanh nghiệp phải thể hiện sự khác biệt để có lợi thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Hai loại Value trong công ty cụ thể như sau:
-
- Giá trị định lượng: Về giá cả hoặc độ hiệu quả của sản phẩm hay dịch vụ.
-
- Giá trị định tính: Về trải nghiệm khách hàng, kết quả và công dụng của sản phẩm.
Khi xây dựng giải pháp giá trị, điều đầu tiên bạn cần phải làm là xác định sản phẩm/ dịch vụ sẽ giải quyết vấn đề gì. Sau đó, doanh nghiệp tìm cách cải tiến hoặc thay đổi toàn bộ trải nghiệm khách hàng để đem lại ý nghĩa to lớn hơn đối thủ. Cuối cùng, nhà quản trị cần phải xác định được giá trị cốt lõi.
5.3 Kênh phân phối
Kênh phân phối chính là cầu nối giữa giải pháp giá trị và phân khúc khách hàng của tổ chức. Hiện nay có rất nhiều dạng phương tiện khác nhau. Doanh nghiệp có thể thực hiện quá trình đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng một cách dễ dàng. Tiêu chí để lựa chọn là khả năng nhanh gọn, hiệu quả với chi phí đầu tư ít tốn kém nhất.
5.4 Quan hệ khách hàng
Tiêu chí tiếp theo trong mình đề cập tới loại quan hệ khách hàng. Doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức thích hợp để tạo sự bền vững về tài chính. Customer Relationship có thể được phân loại như sau:
-
- Hỗ trợ cá nhân (Personal Assistance).
-
- Hỗ trợ cá nhân trọn vẹn (Dedicated Personal Assistance).
-
- Tự phục vụ (Self-Service).
-
- Dịch vụ tự động (Automated Services).
-
- Cộng đồng (Communities).
-
- Cùng xây dựng (Co-creation).
5.5 Dòng doanh thu
Dòng doanh thu là phương pháp nhà quản trị sử dụng để khiến các phân khúc khách hàng đưa ra quyết định mua sản phẩm/ dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ tạo nguồn thu thông qua các cách sau:
-
- Bán tài sản: Bán quyền sở hữu hàng hoá.
-
- Phí sử dụng: Tính phí quyền sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
-
- Phí đăng ký: Phí sử dụng sản phẩm/ dịch vụ thường xuyên và nhất quán.
-
- Tiền cho vay/ Cho thế chấp/ Cho thuê: Khách hàng trả phí để có quyền sở hữu sản phẩm trong một khoảng thời gian.
-
- Cấp phép: Phí sử dụng tài sản trí tuệ.
-
- Phí môi giới: Các công ty trở thành trung gian giữa hai bên sẽ tính phí môi giới dịch vụ.
-
- Quảng cáo: Phí quảng cáo sản phẩm của đối tác trên kênh trung gian của doanh nghiệp.
5.6 Nguồn lực chính
Nguồn lực là những tài sản thiết yếu của doanh nghiệp. Đây có thể là nguồn lực nhân sự, tài chính, vật lí và tri thức. Danh sách các tài nguyên sẽ giúp nhà quản trị xác định những yếu tố không cần thiết, từ đó tiết kiệm chi phí. Do vậy, người lãnh đạo có thể quyết định cần đầu tư bao nhiêu cho những nguồn lực chính để vận hành tổ chức bền vững.
5.7 Hoạt động chính
Các hoạt động chính sẽ tạo ra giải pháp giá trị cho doanh nghiệp. Từ đó, mô hình kinh doanh trở nên hiệu quả hơn. Người quản lý nên liệt kê các yếu tố chính diễn ra song song với dòng doanh thu có liên quan tới công ty. Nhà quản trị sẽ cân nhắc tác động có thể xảy ra và quyết định bổ sung hoặc gạt bỏ.
5.8 Đối tác chính
Để hoạt động kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp nên mở rộng mạng lưới quan hệ với những nhà cung ứng chất lượng cao. Bạn và các đối tác này sẽ hỗ trợ nhau để tạo ra giải pháp giá trị và ba loại:
-
- Liên minh chiến lược giữa các đối thủ (Coopetition).
-
- Liên doanh.
-
- Mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp.
5.9 Cơ cấu chi phí
Cơ cấu chi phí là khoản tiền dùng để điều hành doanh nghiệp theo mô hình nhất định. Các công ty có thể tập trung giảm chi phí qua việc hạ vốn đầu tư vào kinh doanh hoặc chú trọng vào giá trị sản phẩm. Dưới đây là những đặc điểm chung trong cơ cấu chi phí:
-
- Chi phí cố định (Fixed Costs).
-
- Chi phí biến động (Variable Costs).
-
- Tính kinh tế theo quy mô (Economies of Scale).
-
- Tính kinh tế theo phạm vi (Economies of Scope).
6. Ứng dụng của mô hình bán hàng Canvas
Mô hình bán hàng Canvas thường được trình bày trên giấy lớn để đội nhóm cùng nhau suy nghĩ và thảo luận về các yếu tố trong kinh doanh. Bên cạnh đó, công cụ này còn giúp nhân viên phát triển tư duy, sáng tạo, thảo luận và đo lường tiêu chí một cách hiệu quả. Một số ứng dụng của BMC như xây dựng và phát triển kế hoạch; quản lý và định hướng kinh doanh bằng danh mục bán hàng.
Ngoài Business Model Canvas còn làm bản đồ theo dõi và đo lường hiệu quả KPI. BMC có thể được trực tiếp sử dụng vào các mục đích khác như cải tiến kinh doanh; định hướng tầm nhìn; tổ chức hệ thống vận hành; ra quyết định đầu tư hay sáp nhập và mua lại. Hơn thế nữa mô hình còn là một vũ khí để thấu hiểu đối thủ cạnh tranh.
7. Một vài ví dụ về mô hình kinh doanh Canvas mẫu
Sau khi đã hiểu về Business Canvas Model là gì, trong phần này, Dũng sẽ đưa ra ví dụ về mô hình canvas đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất. Phần lớn các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng đều áp dụng như Apple, Facebook, BMW, Uber, NIKE… Để các bạn, đặc biệt là những Startup trẻ có hình dung cụ thể thì hãy tham khảo một số mẫu BMC tiêu biểu sau:
Tổng kết
Trên đây là tất cả những nội dung về chủ đề “Mô hình kinh doanh Canvas là gì?”. Trong môi trường kinh doanh đầy khắc nghiệt thì việc có được hướng đi đúng là một trong những chìa khóa thành công cho doanh nghiệp.