HR 4.0 là gì? HR 4.0 tác động đến nghiệp vụ nhân sự thế nào?

Đăng ngày 11/10/2024 lúc: 09:3417 lượt xem

HR 4.0 là gì? HR 4.0 tác động đến nghiệp vụ nhân sự thế nào?

HR 4.0 là gì? HR 4.0 tác động đến nghiệp vụ nhân sự thế nào? Bạn đọc cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức trong bài viết này nhé!

1. HR 4.0 là gì?

HR 4.0 là kỷ nguyên ứng dụng công nghệ vào công tác quản trị nhân sự. Các công nghệ bao gồm:

  • Trí tuệ nhân tạo
  • Robot văn phòng
  • Điện toán đám mây
  • Nguồn dữ liệu lớn .

Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp của thế giới đã quá nổi tiếng. Nhất là với 4 cuộc Cách mạng công nghiệp lớn:

  • HR 1.0: Công việc được xử lý thủ công, giấy tờ và công việc quản lý nhân sự chỉ liên quan đến các kỹ năng cứng như tính toán, phúc lợi, an toàn lao động,…
  • HR 2.0: Điện năng xuất hiện, các công việc nhân sự được xử lý gọn gàng hơn, bắt đầu quan tâm đến phát triển kỹ năng cứng và đào tạo nhân sự.
  • HR 3.0: Internet xuất hiện, tuy nhiên không được tận dụng nhiều, hoạt động tuyển dụng vẫn theo hướng truyền thống và bắt đầu chú trọng phát triển kỹ năng mềm của nhân sự.

Và đến nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra và tác động lớn đến thế giới dưới mọi lĩnh vực. HR 4.0 cũng phát triển và đang là xu hướng mọi doanh nghiệp hướng tới. HR 4.0 – Internet chiếm lĩnh đời sống, lượng dữ liệu lớn trở thành chất xúc tác cho công nghệ tuyển dụng.

Tư duy tuyển dụng 4.0 thay đổi. Giờ họ chú trọng nhiều hơn về quản lý thương hiệu tuyển dụng và phát triển nhân tài. Công nghệ phối hợp hài hòa với quy trình tuyển dụng. Nó khiến quy trình tuyển dụng trở nên gọn gàng và hiệu quả hơn.

2. HR 4.0 tác động đến nghiệp vụ nhân sự doanh nghiệp như thế nào?

Những xu hướng nhân sự mới đã tạo ra thay đổi lớn và tác động nhất định khiến doanh nghiệp khó mà thành công nếu chỉ giữ nguyên chiến lược cũ. Điều này thúc đẩy các CEO/ quản lý cấp cao phải thay đổi nếu muốn giữ chân nhân tài, duy trì lao động ổn định cho doanh nghiệp. Từ đó, áp dụng công nghệ cho nhân sự cũng được nâng cấp, đổi mới.

Tuyển dụng và quản lý nhân sự đã thay đổi trên 3 phương diện chính:

Tự động hóa

Thay thế tất cả các bước tuyển dụng và quản lý thủ công bằng công nghệ và một nền tảng thống nhất, để nhân viên có thể tập trung nguồn lực cho các nghiệp vụ nhân sự quan trọng khác.

Tối ưu hóa

Nền tảng quản trị nhân sự HRM 4.0 trong xu hướng HR 4.0 cho phép số hóa tất cả các dữ liệu nhân sự trên nền tảng số, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý thông số và tối ưu hóa nguồn lực. Tối ưu hóa còn giúp doanh nghiệp cắt giảm nhiều chi phí về giấy tờ, thời gian,…

Đánh giá và dự báo

HR 4.0 với công nghệ chính là một radar dự báo, giúp doanh nghiệp sẵn sàng tâm thế để mở rộng quy mô bất cứ lúc nào. Doanh nghiệp giờ đây hoàn toàn chiếm ưu thế “chủ động hành động” thay vì “chờ đợi để đối phó” với các biến động nhân lực trong tương lai.

Nói cách khác, với xu hướng HR 4.0, các chuyên viên nhân sự cần tích hợp các chức năng nhân sự nhanh hơn, trực tiếp tham chiến cùng với các chức năng trong vận hành. Các hoạt động nhân sự cần hướng tới khách hàng – nhân viên trong doanh nghiệp cũng như khách hàng bên ngoài của công ty do khách hàng đòi hỏi trực tiếp và cấp thời tới doanh nghiệp.

3. Các xu hướng HR 4.0 nổi bật nhất tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

Sự phát triển của công nghệ khiến công tác quản trị nhân sự giờ đây không chỉ là làm bảng lương, chế độ phúc lợi, đào tạo nhân sự,… mà giờ đây, tuyển dụng còn đồng nghĩa với việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng, phát hiện và giữ chân nhân tài, và quan trọng hơn hết là phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

5 xu hướng mới nhất trong công cuộc quản lý nhân sự 4.0 (HR 4.0):

1. Hợp tác người lao động đa ngành

Các công ty không còn chỉ thuê nhân viên cố định mà còn hợp tác với những lao động tự do, robot, internet, nền tảng công nghệ,… tạo xu hướng mới cho nền kinh tế mở.

2. Chú trọng hơn vào đào tạo nhân tài

Các doanh nghiệp chú trọng hơn trong việc đào tạo nhân sự, các nhân viên sẽ được đào tạo và trau dồi kiến thức để trở nên giỏi hơn mỗi ngày. Học tập và làm việc luôn song song cùng nhau.

Việc đào tạo nhân sự cũng tăng tính gắn kết giữ nhân viên và doanh nghiệp, tạo sợi dây kết nối bền vững.

3. Tìm kiếm ứng viên thông qua nhiều công cụ

Tìm kiếm ứng viên thông qua nhiều nền tảng, như: Mạng xã hội, ứng dụng tìm việc, phần mềm quản lý nhân lực,… từ đó tìm ra nhân sự phù hợp cho công ty của mình.

4. Chú trọng đời sống nhân viên

Văn hóa doanh nghiệp được đề cao, sự gắn kết giúp nhân viên ở lại doanh nghiệp lâu hơn và làm việc hiệu quả hơn. Khi nhân viên thấy được sự chân thành và lợi ích họ nhận được, sẽ gắn bó với doanh nghiệp lâu dài.

5. Không có khoảng cách giữa sếp và nhân viên

Trong thời đại số hóa, xu hướng quản lý cũng thay đổi. Các tổ chức yêu cầu sự nhanh nhẹn, nên các nhà lãnh đạo trẻ và các mô hình lãnh đạo mới làm tốt hơn vai trò dẫn dắt của mình. Việc xóa bỏ khoảng cách giữa sếp và nhân viên giúp môi trường làm việc trở nên cởi mở, các cá nhân đều có cơ hội bộc lộ và phát triển bản thân để cống hiến tốt nhất cho công ty.

4. Cách oạch định chiến lược nhân sự để không bị bỏ lại trong thời đại 4.0

Trước sự phát triển của công nghệ, có doanh nghiệp lo ngại rằng công việc tuyển dụng và quản lý nhân sự sẽ dần mất đi chỗ đứng. Một số đầu việc có thể giúp các bộ phận chịu trách nhiệm quản lý nhân sự của doanh nghiệp làm quen ngay với những thay đổi mới:

Rèn luyện tư duy định hướng dữ liệu (data-driven)

Từ những dữ liệu thu về doanh nghiệp có thể tìm hiểu được xu hướng tuyển dụng đang thịnh hành. Bởi vậy, hãy luôn tìm cách để ghi lại dữ liệu trong mọi hoạt động quản lý nhân sự. Từ những thông tin thô sơ nhất tới những con số đã qua đo lường và tính toán.

Tận dụng phương tiện truyền thông xã hội để tuyển dụng

Bạn cần phải làm nhiều việc trong tuyển dụng trên social media. Hơn là chỉ đăng quảng cáo việc làm trên các nền tảng mạng xã hội. Hệ thống quản lý nguồn nhân lực tích hợp mạng xã hội giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng tìm được người tài. Bạn cung cấp trải nghiệm ứng viên hấp dẫn hơn. Bạn sẽ đơn giản hóa việc đánh giá ứng viên. Và hợp lý hóa kinh nghiệm hợp giữa ứng viên – nhà tuyển dụng.

Học hỏi kinh nghiệm từ các case study doanh nghiệp tiên phong trong áp dụng công nghệ vào các nghiệp vụ quản trị nhân sự:

  • Tuyển dụng
  • Quản lý hồ sơ
  • Chấm công – tính lương
  • Hoạch định nguồn nhân lực
  • Quản lý mục tiêu
  • Đánh giá hiệu suất nhân viên,…

Liên tục cập nhật các xu hướng mới nhất về nhân sự và công nghệ

Bạn cập nhật thông qua các sự kiện, diễn đàn, các trang tin tức, blog, ấn phẩm ebook,… từ các đơn vị có uy tín.

Tham khảo