Tại sao phải giữ chân nhân viên? 7 chiến lược giữ chân nhân viên giỏi

Đăng ngày 11/10/2024 lúc: 09:3312 lượt xem

Tại sao phải giữ chân nhân viên? 7 chiến lược giữ chân nhân viên giỏi

Tại sao phải giữ chân nhân viên? Lãnh đạo cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu 7 chiến lược giữ chân nhân viên giỏi trong bài viết này nhé!

Tại sao phải giữ chân nhân viên?

Nhân sự là nguồn tài nguyên đáng quý nhất của tổ chức. Bởi vậy nếu không biết trọng dụng sẽ dễ dẫn đến việc lãng phí nguồn lực. Nó làm giảm tới 200% hiệu suất làm việc. Nhiều nhà lãnh đạo chỉ đơn giản nghĩ rằng khi một nhân sự nghỉ việc thì chỉ cần tìm người mới. Tư duy của họ là đào tạo nhân viên lại từ đầu. Đây thực chất là hiện tượng chảy máu chất xám đáng báo động. Tình trạng nhân sự rời bỏ công ty có thể đem lại nhiều hệ lụy như:

  • Tốn chi phí tuyển dụng và đào tạo người mới
  • Mất đi đội ngũ nhân viên dày dặn thâm niên và kinh nghiệm
  • Gây hoang mang cho những người ở lại

7 Chiến lược giữ chân nhân viên giỏi hiệu quả cho doanh nghiệp

1. Trao quyền cho nhân viên

Không nhân sự nào thích cảm giác bị bó buộc, giám sát quá mức khi làm việc. Vì điều này rất dễ tạo ra căng thẳng và áp lực. Ngược lại, khi nhân viên có được sự tự chủ trong công việc và có tiếng nói trong tổ chức. Họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm và gắn bó hơn với công ty.

Hãy trao cho nhân viên quyền hạn, không gian và tài nguyên để hoàn thành công việc. Nó cho họ quyền được đóng góp ý kiến trong những cuộc họp của công ty. Khi ở thế chủ động, họ sẽ cảm thấy hài lòng với tổ chức và công việc. Khả năng cam kết nhờ đó cũng được củng cố và nâng cao.

2. Công nhận và khen thưởng

Đừng bỏ qua sự công nhận và các chế độ khen thưởng đối với nhân viên nếu không muốn họ rời bỏ tổ chức. Bởi lẽ được công nhận và khen thưởng cho các thành tích mà họ đạt được. Nó sẽ khiến nhân viên cảm thấy có giá trị và mọi nỗ lực họ bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng. Đây là sợi dây vô hình giúp gắn kết, giữ chân người tài cũng như duy trì được động lực để làm họ việc. Họ sẽ cam kết lâu dài với công ty.

Công nhận và khen thưởng giúp giữ chân nhân viên hiệu quả

Để ghi nhận đúng năng lực của nhân viên, các nhà quản lý cần xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá thành tích. Hiện nay có rất nhiều phương pháp. Doanh nghiệp có thể áp dụng để quản trị thành tích nhân viên như:

  • Các chỉ số KPIs, OKRs
  • Sử dụng thẻ điểm cân bằng BSC
  • Đánh giá 360 độ
  • Sử dụng phần mềm đánh giá nhân viên

Bạn có thể áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp. Nhưng mấu chốt của việc xây dựng khung đánh giá năng lực là đưa ra chỉ dẫn cho nhân viên. Cần chỉ cho họ biết họ phải làm gì để đạt được mục tiêu.

3. Đưa ra mức lương cạnh tranh

Vấn đề lương bổng vẫn là chủ đề nhạy cảm gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên không để phủ nhận sức nặng của đồng tiền đối với việc giữ chân người lao động. Bởi khi đã đóng góp và tạo ra giá trị cho công ty, họ cũng muốn nhận lại những giá trị. Vậy nên xây dựng một cơ chế lương cạnh tranh và minh bạch là vô cùng cần thiết.

Bạn có thể áp dụng các cơ chế trả lương phù hợp với khả năng của nhân viên. Bằng công thức lương 3P. Đó là trả lương theo

  • Vị trí (Position)
  • Năng lực (Person)
  • Hiệu suất làm việc (Performance)

Ngoài ra cũng cần chú trọng việc review lương định kỳ cho nhân viên. Như vậy, họ có thêm lý do ở lại làm việc và cống hiến cho tổ chức.

4. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên

Bên cạnh lương thưởng, chăm lo cho đời sống của nhân viên cũng là một yếu tố các doanh nghiệp cần chú tâm để xây dựng sự gắn kết với nhân viên. Giúp nhân viên đạt được sự cân bằng giữa công việc – và cuộc sống sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi nhất để họ có nâng cao năng suất làm việc, gia tăng sự hài lòng và củng cố lòng trung thành của họ với tổ chức.

Muốn đạt được điều này, bạn cần đa dạng các chính sách phúc lợi cho nhân viên để họ có chỗ dựa vững chắc và yên tâm làm việc, một số chính sách có thể kể đến là:

  • Đảm bảo đầy đủ các khoản phụ cấp cho nhân viên.
  • Cung cấp đủ thời gian nghỉ phép để nhân viên có cơ hội “nạp năng lượng”.
  • Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ nhân sự.
  • Cung cấp các phúc lợi dành cho con cái và người thân trong gia đình nhân viên.

5. Tạo cơ hội để nhân viên phát triển

Những nhân viên cầu tiến sẽ không bao giờ muốn đứng im tại chỗ và bằng lòng với những kết quả hiện tại. Bởi vậy muốn giữ chân nhân viên giỏi thì bạn phải tạo cơ hội hết mức để họ có thể học hỏi, phát triển và rèn luyện.

Tạo cơ hội để nhân viên phát triển và thăng tiến

Một số chiến lược các doanh nghiệp có thể áp dụng để phát triển nguồn nhân lực bao gồm:

  • Luân chuyển nhân sự sang các phòng ban, chi nhánh khác.
  • Đề bạt nhân viên cho những dự án đặc biệt.
  • Cử nhân sự tham gia các chương trình bồi dưỡng tài năng.

Bên cạnh đó, việc xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng là cần thiết để chỉ rõ cho nhân viên thấy những cơ hội mà họ có thể đạt được.

6. Xây dựng môi trường lành mạnh

Một môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh, công tâm và công bằng sẽ “đánh thức” động lực làm việc của nhân viên, cho họ cơ hội được bộc lộ năng lực và thể hiện bản thân.

Một môi trường làm việc lý tưởng sẽ dựa trên các yếu tố:

  • Không gian: Không gian mở, khuyến khích sự sáng tạo, có các hình thức thư giãn saugiờ làm.
  • Con người: Sếp có tâm và có tầm, đồng nghiệp thân thiện, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Việc xây dựng và áp dụng đúng các chính sách nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp vận hành một cách hiệu quả và nhân sự sẽ trở nên gắn bó với tổ chức hơn.

7. Áp dụng quản lý linh hoạt

Bạn đã bao giờ nghe tới thuật ngữ “quản lý linh hoạt” (agile management) ? Mặc dù khái niệm này còn khá xa lạ đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng “quản lý linh hoạt” đang trở thành một xu hướng đi đầu trong ngành quản lý nhân sự trên thế giới.

Ứng dụng quản lý linh hoạt để giữ chân nhân viên

Vậy làm thế nào để áp dụng phương pháp quản lý linh hoạt để giữ chân nhân viên? Tất cả những gì bạn cần làm là:

  • Tạo cơ hội khám phá: Cho phép nhân sự tự do sáng tạo ra những cách thức mới, chấp nhận rủi ro để đổi mới.
  • Khuyến khích phát triển: Nhà quản lý chỉ cung cấp điều kiện và công cụ làm việc. Nhân viên sẽ tự học hỏi và phát triển các kỹ năng cần có trong quá trình.
  • Tạo động lực: Đưa ra tầm nhìn, mục tiêu và các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên.

Tham khảo