Phân biệt lãnh đạo và quản lý

Phân biệt lãnh đạo và quản lý

Trần Trí Dũng dành bài viết này để giúp bạn đọc phân biệt lãnh đạo và quản lý. Hãy bớt chút thời gian lại và cùng nghiên cứu bài viết nhé!

1. Phân biệt Lãnh đạo, Quản lý

Thật ra có rất nhiều so sánh giúp mọi người hiểu thêm về sự khác biệt giữa “Lãnh đạo” và “Quản lý”, Hay “Lãnh đạo” và “Sếp”.

Ở bài này, Dũng sẽ không đi sâu vào chủ đề này.

Bởi vì lãnh đạo và quản lý là hai công việc, hệ thống khác biệt và tương hỗ, đều hỗ trợ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.

Bởi vì sự tương đồng đó, nên đôi khi hai khái niệm này sẽ được dùng thay thế cho nhau.

Nhưng khái niệm dùng sai hay nhầm lẫn dễ dẫn tới chồng chéo, thiếu sót trong các hoạt động điều hành; Quyền lợi, trách nhiệm của các nhân sự cốt lõi dễ bị mâu thuẫn, đùn đẩy.

Vì vậy chúng ta cùng phân biệt nhanh Lãnh đạo và Quản lý nhé!

1.1 Lãnh đạo là gì?

 

Lãnh đạo là đề ra chủ trương và tổ chức động viên thực hiện.

Trong doanh nghiệp, lãnh đạo thường là các Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch, CEO,…

Để đạt được mục tiêu, Lãnh đạo:

    • Tạo ra viễn cảnh, cung cấp tầm nhìn
    • Hoạch định mục tiêu
    • Gây ảnh hưởng
    • Truyền cảm hứng
    • Quyết định chiến lược
    • Hướng cả doanh nghiệp thống nhất, tập trung để đạt được mục tiêu
    • Đảm bảo đúng định hướng

Đôi khi, người lãnh đạo là người đã trải nghiệm và đảm nhiệm cả vai trò của người làm chuyên môn, quản lý rồi mới phát triển lên lãnh đạo.

Khi doanh nghiệp dần lớn mạnh, thì người Chủ doanh nghiệp – Lãnh đạo phải dần dần tách mình ra khỏi công việc chuyên môn hay thuần quản lý.

Vì bây giờ, lãnh đạo mới chính là nghề của họ.

Chủ doanh nghiệp phải quyết định trọng tâm, định vị, vị thế của công ty trong tâm trí của tất cả mọi người, từ: Nhân viên, Khách hàng, Đối tác, Nhà cung cấp, Nhà phân phối,…

Qua đó, họ định hướng cho Quản lý và những nhân viên chuyên môn với tầm nhìn, mục tiêu chung của doanh nghiệp, gắn liền với mục tiêu cá nhân họ.

Lãnh đạo luôn phải rõ ràng và “tâm tâm niệm niệm” công ty đang ở đâu, phải đi đến đâu, và quan trọng nhất là những điều gì đang diễn ra.

 

1.2 Quản lý là gì?

 

Trong khi đó, quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu đã đề ra.

Trong doanh nghiệp, Quản lý thường là các Giám đốc bộ môn, Trưởng phòng, trưởng bộ phận, Phó trưởng phòng,…

Quản lý là người tiếp nhận tầm nhìn, mục tiêu từ lãnh đạo, họ sẽ:

    • Phụ trách một hoặc một vài hoạt động cụ thể trong công ty
    • Lập kế hoạch, chiến lược, chiến thuật chi tiết
    • Dẫn dắt, tổ chức đội nhóm triển khai
    • Kiểm soát quá trình, đảm bảo kịp tiến độ, chất lượng

 

Nói tóm lại, quản lý giữ vai trò chủ chốt để hiện thực hóa mục tiêu, tầm nhìn của lãnh đạo.

Nhà quản lý vận dụng các nguồn lực doanh nghiệp để phản ánh chính xác tầm nhìn của doanh nghiệp.

 

1.3 Mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý

2. Bảng So Sánh Giữa Lãnh đạo, Quản lý

 

LÃNH ĐẠO

 

 

QUẢN LÝ

 

 

Tạo ra ý tưởng

 

 

Thực thi ý tưởng

 

 

Tổi mới, cải tiến

 

Ổn định, duy trì

 

 

Có cái nhìn bao quát, dài hạn

 

 

Tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn

 

 

Hỏi: Cái gì?, Tại sao?

 

 

Hỏi: Như thế nào?, Khi nào?

 

Quan tâm về con người  

Quan tâm về hệ thống, cấu trúc, quy trình

 

Mặc dù có nhiều điều khác biệt, nhưng Lãnh đạo và quản lý phải song hành, liên kết chặt chẽ với nhau.

Nếu không có lãnh đạo, quản lý sẽ không được dẫn dắt bởi một tầm nhìn thách thức đầy sáng tạo, thậm chí quên mất lý do tại sao mình phải làm và đang làm gì, phụng sự, cống hiến cho một tương lai như thế nào.

Nếu không có quản lý, sẽ không có người quản trị các nguồn lực trong doanh nghiệp, để tìm ra con đường tối ưu nhất thực hiện tầm nhìn. Mọi tầm nhìn chiến lược, đổi mới, cái tiến, khát vọng của lãnh đạo đôi khi chỉ nằm trên trang giấy, thậm chí trong đầu.

Dù là lãnh đạo hay quản lý, thì với vai trò là những nhân sự chủ chốt, năng lực của đội ngũ ngũ này sẽ quyết định hướng đi khôn ngoan và năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Nguồn sưu tầm: PDCA

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments