Các cuốn sách quản trị doanh nghiệp bạn nên đọc

Các cuốn sách quản trị doanh nghiệp bạn nên đọc

Trần Dũng chia sẻ các cuốn sách quản trị doanh nghiệp bạn nên đọc. Những cuốn này thực sự hữu ích cho những ai muốn làm lãnh đạo!

1. Đắc Nhân Tâm | Tác giả: Dale Carnegie

“Đắc nhân tâm” của tác giả Dale Carnegie là một cuốn sách quản trị doanh nghiệp nổi tiếng hiện nay. Với lượt bán chạy cao, cuốn sách có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Tác phẩm này đã được biên dịch sang nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Đắc Nhân Tâm có mặt tại hàng trăm quốc gia.

Trong sách tham khảo này, tác giả sẽ đưa ra những lời khuyên về cách ứng xử, giao tiếp với mọi người. Mọi người tuân thủ sẽ đạt được những thành công nhất định trong cuộc sống. Nếu bạn muốn trở thành một nhà quản trị tốt thì hãy đọc ngay quyển sách này. Chúng sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân và vươn tới một sự nghiệp thành công hơn.

 

2. Từ Tốt Đến Vĩ Đại | Tác giả: Jim Collins

“Từ tốt đến vĩ đại” là một quyển sách hay về quản trị doanh nghiệp mà các nhà lãnh đạo nên đọc. Tác giả Jim Collins cùng đội nhóm đã miệt mài nghiên cứu nên những yếu tố cần thực hiện để đưa công ty từ tốt tới vĩ đại. Có thể kể đến các yếu tố lãnh đạo, kỷ luật, công nghệ, con người và văn hóa. 

Hơn nữa, các yếu tố này đều được kiểm chứng chi tiết qua 11 công ty đã áp dụng và nhảy vọt đến vĩ đại. Mỗi kết luận mà nhóm nghiên cứu đưa ra đều mang lại lợi ích lớn. Như vậy, quyển sách này mang một ý nghĩa vô cùng lớn đối với các nhà lãnh đạo và quản lý trong mọi công ty đa ngành nghề.

3. Một Đời Quản Trị | Tác giả: Phan Văn Trường

GS. Phan Văn Trường cũng đã viết sách để ghi chép lại những giá trị tinh túy, giản dị nhất của một doanh nhân người Việt tầm cỡ Global. Cuốn sách “Một đời quản trị” như một nhật ký, là tâm sức cả đời của giáo sư. Chúng tôi muốn ghi lại những điều tâm đắc nhất trong cuốn sách này của ông. 

    • Hiện nay, các doanh nhân vẫn có sự nhầm lẫn giữa việc quản lý và quản trị. Vậy một nhà lãnh đạo quản trị doanh nghiệp là gì? Họ có nhiệm vụ như thế nào?
    • Để có thể xây dựng một doanh nghiệp bền vững, chúng ta phải làm thế nào? 
    • Việc quản trị doanh nghiệp cũng chính là quản lý con người.

Có lẽ, những nội dung trên bạn đã bắt gặp ở rất nhiều quyển sách quản trị doanh nghiệp. Nhưng “Một đời quản trị” lại có có 2 điều khác biệt:

    • Đây là các bài học rất thực tế, chứa đựng những giá trị tinh túy nhất của doanh nhân tầm cỡ Global.
    • Việc luôn hành xử một cách chuyên nghiệp, có quyết định sáng suốt dẫn tới thành công lớn… đều ở tầm Global nhưng vẫn mang đậm nét văn hóa Việt, đầy nhân văn. 

Đặc biệt, những dòng nhật ký, những bài học mà ông viết trong cuốn sách đều được kể bằng con người thực mà giáo sư đã làm việc trong cuộc đời của mình. (Trích theo lời giới thiệu của chủ tịch FPT Softwares – GS.TS. Hoàng Nam Tiến).

4. Cẩm Nang Quản Lý | Tác giả: Linda A. Hill

Việc có thể thăng tiến lên chức vụ quản lý là một cột mốc hướng tới trong sự nghiệp của rất nhiều người. Nhưng hành trình đó rất gian nan, bởi ít người được dạy những bài học bổ ích dành riêng cho các nhà quản trị. Đừng lo, cuốn sách “Cẩm nang quản lý” của tác giả Linda A.Hill sẽ đưa ra những bí kíp hữu ích nhất:

    • Các nhà quản trị mới thấy điều gì là khó khăn nhất?
    • Để trở thành một nhà quản lý giỏi, họ đã đúc kết được những gì?
    • Họ đã dựa trên nguồn lực cá nhân hay tổ chức nào?
    • Các nhà quản trị có khả năng học hỏi từ những người đi trước và thay đổi bản thân không? 
    • Họ có sẵn sàng nghe những đánh giá tích cực và tiêu cực khi người khác hướng dẫn hay không? 
    • Liệu họ có thừa nhận rằng những hiểu biết vẫn còn quá ít ỏi? 
    • Liệu họ có sẵn sàng nhờ sự trợ giúp của người khác không?
    • Cuốn sách “Cẩm nang quản lý” bao gồm những quan điểm sáng suốt dành cho các quản trị mới hay đã có kinh nghiệm. Đồng thời, đây cũng là nguồn thông tin hữu ích cho các cấp trên trong việc điều hành các nhà quản trị.

Có thể thấy, cuốn sách về quản trị doanh nghiệp này sẽ cung cấp cụ thể một bức tranh toàn cảnh về quá trình học hỏi cũng như phát triển để có thể trở thành một nhà quản lý xuất sắc trong tương lai. 

5. Cạm Bẫy Trong Quản Lý | Tác giả: Mary Albright & Clay Carr

Có thể thấy, quyển sách này sẽ dạy bạn rất nhiều việc phải làm, từ cách đánh giá năng lực nhân viên, tổ chức cuộc họp cho tới phân chia công việc, quản lý thời gian,… Trong khi đó, bạn lại luôn làm những việc không nên làm. Đó là những sai lầm ngớ ngẩn trong công việc quản lý, điều đó sẽ khiến bạn có thể phải dừng con đường sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, từ những ví dụ thực tế mà cuốn sách “Cạm bẫy trong quản lý” đã đưa ra, các nhà quản trị có thể tránh được các lỗi như: 

    • Chưa có một mục tiêu cụ thể.
    • Chưa biết cách phân chia công việc phù hợp.
    • Luôn có thái độ phòng thủ trước sự góp ý của người khác.
    • Không quan tâm tới các chính sách, quy định của công ty.
    • Luôn thực hiện các dự án có độ khó cao nhưng mang lại kết quả không đáng kể kể.
    • Cho phép các nhà quản trị khác “sử dụng” nhân viên của bạn.
    • Ngoài ra, vẫn còn một số điều hữu ích khác nữa… 

“Cạm bẫy trong quản lý” sẽ đưa ra các sai lầm mà nhà quản trị đang mắc phải.

6. Kiểm Soát Quản Trị | Tác giả: Bob Tricker

Thế kỷ 20 đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc trong tư tưởng quản lý. Các lý thuyết về tổ chức cũng đã nhảy vọt rất dài về quản trị chiến lược. Tuy nhiên, nếu việc quản lý có trọng tâm chủ yếu ở thế kỷ XX thì kiểm soát quản trị lại được rất nhiều người quan tâm ở thế kỷ XXI. Và Bob Tricker đã cho ra đời cuốn sách “Kiểm soát quản trị”.

Cuốn sách về quản trị doanh nghiệp này ra đời khi các hoạt động kiểm soát quản trị đang không ngừng phát triển và phát huy được tầm quan trọng của chúng. Quyển sách này còn bao hàm các nguyên tắc, chính sách mở rộng cũng như các kiến thức mới. 

Trong cuốn sách “Kiểm soát quản trị”, bên cạnh những phần lý giải những tình huống cụ thể còn có một website kèm theo để thể hiện sự phát triển mới nhất trong kinh doanh.

7. Quản Trị Kinh Doanh Kiểu Jack Ma | Tác giả: Triệu Vỹ

Cuốn sách hay về quản trị doanh nghiệp này sẽ tóm tắt toàn bộ kinh nghiệm kinh doanh trong 20 năm và những điều mà Jack Ma tâm đắc nhất trong 50 năm. Ông là người đã sáng lập nên tập đoàn thương mại điện tử Alibaba nổi tiếng tại Trung Quốc. 

    • Quản trị chiến lược: Không cần quá cầu kỳ chỉ cần kết quả tốt. 
    • Quản lý cấp trung: Phải tìm người phù hợp chứ không tìm người giỏi nhất. 
    • Quản trị mô hình kinh doanh: Không cần quá chú trọng vào việc cạnh tranh với mọi đối thủ mà hãy hình thành ưu thế của riêng mình. 
    • Quản trị sáng tạo: Biến những khuyết điểm trở thành ưu thế tiềm ẩn.
    • Quản trị nguồn vốn: Tuy ngân hàng không có sự đổi mới nhưng công ty vẫn luôn không ngừng đổi mới.

8. Tứ Thư Lãnh Đạo: Thuật Quản Trị | Tác giả: Hòa Nhân

Nội dung của cuốn sách “Thuật quản trị” sẽ giúp độc giả có thể nhìn thấu được con người. Vậy làm thế nào để nhận diện được người tốt và kẻ xấu? Điều kiện chủ yếu đó là bạn phải công bằng, không thiên vị,… 

Nhà quản trị phải đối diện trước một đội nhóm được thành lập từ những nhân viên quản lý cấp trung và nhân viên bình thường. Mục tiêu của đội nhóm là có thể duy trì sự thống nhất và tiếp tục quá trình phát triển. 

Để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra, nhà lãnh đạo phải biết khai thác năng lực tiềm ẩn bên trong mỗi nhân viên. Họ phải biết phát huy ưu điểm và phân công công việc phù hợp để giữ chân nhân tài… 

9. Quản Lý: Những Điều Cốt Lõi | Tác giả: Fredmund Malik

Hiện nay, thế kỷ của công nghệ đang phát triển và môi trường kinh tế – xã hội toàn cầu ngày càng biến đổi. Kết quả cho vấn đề đó là cách vận hành của các quốc gia cũng như tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cũng phải thay đổi theo nhằm thích ứng với bối cảnh mới.

Tuy nhiên, trong mức độ thích ứng của thế giới phức tạp như hiện nay thì Châu  u đang cho thấy sự phát triển toàn diện hơn so với nửa còn lại của thế giới. Có lẽ, Châu  u đang sở hữu những kiến thức quản lý mà chúng ta vẫn chưa biết tới.

Tất cả sẽ được giáo sư Fredmund Malik giải đáp và đúc kết trong tựa sách nổi tiếng của ông “Quản lý: Những điều cốt lõi”. Đây là những thực tiễn đã được ông kiểm chứng. Tuy nhiên vì chỉ được xuất bản bằng tiếng Đức nên các nước châu Á có lẽ vẫn chưa được tiếp cận rộng rãi.

10. Nhà Quản Trị Thành Công | Tác giả: Peter F.Drucker

Bạn hiểu thế nào là một nhà quản trị thành công? Đó có phải là người có trí tuệ, hiểu biết rộng, siêng năng hay thấu hiểu nhân tâm? Liệu các yếu tố đó có quan trọng đối với một nhà quản trị thành công hay không? 

Trong cuốn “Nhà Quản Trị Thành Công”, độc giả sẽ nhận được câu trả lời chính xác nhất. Theo tác giả Peter F.Drucker, một nhà quản trị thành công phải có cách quản lý hiệu quả. Trong cuốn sách hay về quản trị doanh nghiệp này, ông đã nêu lên một nguyên tắc vô cùng bất hủ là: Một nhà quản trị thành công phải biết quản lý chính bản thân mình. 

11. Cẩm Nang Quản Lý Và CEO| Tác giả: Linda A. Hill

“Cẩm nang quản lý & Ceo” là một quyển sách hay về quản trị doanh nghiệp cho mỗi nhà lãnh đạo và bất cứ nhân viên nào có muốn thăng tiến hơn nữa trong công việc. Cuốn sách “Cẩm nang quản lý & Ceo” được tác giả Linda A.Hill chia sẻ những quan điểm sáng suốt nhất dành cho các nhà quản trị trong việc điều hành nhân viên cùng các nhà quản lý khác. 

Việc có thể thăng tiến lên chức vụ cao là một cột mốc rất quan trọng đối với mỗi người. Để có thể trở thành một nhân viên xuất sắc hay nhà quản lý giỏi, bạn sẽ phải trải qua con đường không bằng phẳng, bởi sẽ không ai dạy bạn những bài học quý giá. Và đây cũng chính là chủ đề chính của cuốn sách “Cẩm nang quản lý & Ceo”.

12. Cho Khế Nhận Vàng | Tác giả: Adam Grant

Ý tưởng chính của tác giả Adam Grant trong cuốn sách “Cho khế nhận vàng” là việc khi bạn cho đi một thì sẽ nhận lại được gấp nhiều lần. Độc giả sẽ có cái nhìn khác về vấn đề này, nhất là trong môi trường kinh doanh, khi mà cho đi chưa được công nhận là cách để thành công. 

Trong cuốn sách hay về quản trị doanh nghiệp này, tác giả Adam Grant muốn chứng minh rằng việc đánh giá thấp khả năng thành công của những người tử tế, sẵn sàng cho đi như David Hornik là hoàn toàn sai trái. 

Tuy thường bị cho là kẻ ngốc nhưng họ lại là những người thành công nhất. Để có thể tìm ra bí quyết thành công của họ, Adam Grant đã khảo sát, nghiên cứu một số trường hợp tiêu biểu để hiểu rằng lý sao vì sao việc cho đi lại có hiệu quả như vậy. 

Nguồn tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments