Bán việc cho nhân viên như thế nào?

Bán việc cho nhân viên như thế nào?

Tại sao phải bán việc cho nhân viên? Bán việc cho nhân viên như thế nào? CEO Trần Trí Dũng sẽ chia sẻ kinh nghiệm trong bài viết dưới đây!

Bạn sẽ hỏi tôi:“Dũng ơi, làm sao mà tôi giao việc cho nhân viên mà nhân viên không làm. Họ thậm chí còn làm không đúng ý, mình lại phải làm lại từ đầu?”

Nhớ lại khi mới thành lập công ty, Dũng cũng mắc phải tình huống này. Đây có thể là vấn đề muôn thuở mà các CEO đều gặp phải. Thực ra có một cách rất đơn giản để giải quyết vấn đề này.

Cách "bán việc" cho nhân viên

Cái rủi ro mà bạn vừa giãi bày với Dũng đó thực chất bắt nguồn từ chính cách giao việc của mình. Nếu bạn có một quy trình tuyển dụng bài bản rồi thì về năng lực nhân viên của bạn quá tốt đi. Nguyên nhân duy nhất chỉ có thể là từ cách giao việc.

Tại sao phải bán việc 

Ngày hôm nay,  Dũng chỉ muốn chia sẻ một chút với bạn về chủ đề “Cách bán việc” cho nhân viên.

Chúng ta có thể giao việc rất chi tiết, rõ ràng thậm chí nhắc lại với nhau bằng văn bản, email. Nhưng thường thì 100 có đến 99 CEO quên mất việc “làm giàu” chính cái công việc đó lên.

Hãy tưởng tượng, nhân viên của bạn là một người khách hàng khó tính. Công việc là một món hàng mà bạn muốn bán cho người nhân viên ấy. Vậy bạn làm cách nào?

Bạn không thể hùng hổ :”Đây mua đi, bằng này tiền“. Khách hàng của bạn sẽ bỏ đi và không thèm quay lại.

Hãy chân thành cho họ biết món hàng đó rất là giá trị, rất là quan trọng. Họ sẽ được gì khi mua món hàng này và họ sẽ tranh nhau để mua nó.

Tưởng tượng nhân viên của bạn sẽ tranh nhau nhận việc. Thú vị lắm đấy! Chỉ cần bạn “bán” công việc đó thật tốt.

Bán việc cho nhân viên như thế nào?

Bây giờ bạn muốn giao cho nhân viên kế toán một số việc liên quan đên kiểm kê tài sản, bạn sẽ “bán “ như nào?

Nếu là Dũng, Dũng sẽ ân cần:

“Công việc này thực sự rất quan trọng với công ty. Việc kiểm kê tài sản sẽ giúp công ty luôn kiểm soát được tình hình tài chính. 99% các doanh nghiệp phá sản vì không kiểm soát được tài chính. Em giống như người hộ vệ cảnh báo cho công ty để tránh khỏi nguy hiểm. Việc này chỉ có em mới làm được. Anh tin ở em. Bao giờ thì em có thể hoàn thành bản báo cáo cho anh được?”

Bạn thấy thế nào?

Hãy nghĩ mình giống một thi sĩ, ví von và nhân viên của bạn sẽ tranh nhau làm hết việc. Bạn cũng không cần phải quá chau chuốt về ngôn từ. Chỉ cần làm sao cho nhân viên đó cảm thấy công việc này rất quan trọng và bạn tin tưởng họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ.

Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, cứ để lại bình luận ở bên dưới nhé.

Nguồn sưu tầm: PDCA

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments