Khái niệm sứ mệnh và các bước xác định tuyên ngôn sứ mệnh

Khái niệm sứ mệnh và các bước xác định tuyên ngôn sứ mệnh

CEO Trần Trí Dũng giải thích khái niệm sứ mệnh của doanh nghiệp trong bài viết. Các độc giả cùng tìm hiểu các bước xác định tuyên ngôn sứ mệnh nhé!

Điều gì khiến cho thương hiệu, công ty, doanh nghiệp của bạn tạo được dấu ấn với khách hàng? Điều gì nói lên giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Cũng như sự vượt trội của doanh nghiệp so với những đối thủ khác trên thị trường cạnh tranh? Đó là khi doanh nghiệp cần phải xác định được tuyên bố sứ mệnh cho đơn vị mình. Vậy sứ mệnh là gì và tại sao sứ mệnh lại có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp?

sứ mệnh là gì

Tìm hiểu chung về sứ mệnh

Sứ mệnh là gì đối với cá nhân?

Sứ mệnh cá nhân là mục đích hoặc tầm nhìn của một cá nhân về cuộc đời của họ. Nó bao gồm những gì họ muốn làm, đạt được và trở thành. Sứ mệnh cá nhân có thể bao gồm mục tiêu cá nhân, giá trị, ước mơ và mục đích sống. Nó cung cấp hướng cho cá nhân trong việc lập kế hoạch và quản lý cuộc đời của họ.

Sứ mệnh là gì đối với doanh nghiệp?

Sứ mệnh của doanh nghiệp là một cụm từ. Nó mô tả các mục đích và lý do mà doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì, phát triển hoặc tồn tại. Theo đó, sứ mệnh doanh nghiệp chính là một bản tuyên ngôn về các lợi ích, ý nghĩa và giá trị. Những điều mà doanh nghiệp có thể làm được và đem lại cho khách hàng, xã hội.

Tuyên bố sứ mệnh là tuyên bố về mục đích hoạt động hay lý do tồn tại của công ty, doanh nghiệp. Tuyên bố này quyết định công ty bạn là ai và hoạt động như thế nào. Sứ mệnh là một tuyên bố nhằm xác định lý do tổ chức đó tồn tại và hoạt động. Sứ mệnh đồng thời cũng giới thiệu các sản phẩm hay mặt hàng cụ thể. Những loại công ty sẽ cung cấp và hướng vào nhóm đối tượng nào và những thị trường đó.

Vai trò của sứ mệnh với doanh nghiệp

  • Thông qua tuyên bố sứ mệnh. Đội ngũ quản trị nhân sự hay trưởng phòng có thêm một cái nhìn tổng thể hơn. Nhằm cho thấy các phương pháp đào tạo nhân sự hiệu quả. Hướng vào mục tiêu dài hạn.
  • Sứ mệnh có vai trò trong việc xác định mục tiêu và đo lường các kết quả hướng vào trong tương lai. Bởi khi sứ mệnh đã được định nghĩa từ trước. Các nhân viên sẽ hoạt động hướng vào đúng mục tiêu và đạt được kết quả tốt hơn.
  • Mỗi chiến lược và dự án đề ra sẽ được phân công, sắp xếp nguồn lực. Đồng thời có các tiêu chí cụ thể cũng những thành tựu sẽ thu về trong tương lai. Giúp đưa các kế hoạch, dự án phát triển theo hướng và đạt mục đích được thuận tiện.
  • Sứ mệnh cũng là một tiêu điểm giúp chúng ta liên kết và kết nối nhiều người cùng một doanh nghiệp lại với nhau hơn. Để họ phối hợp lẫn nhau thật nhịp nhàng, năng suất. Nhằm đi đạt được đích đến cuối nhanh chóng nhất.
vai trò của sứ mệnh là gì

Điểm khác biệt giữa tuyên bố tầm nhìn và tuyên bố sứ mệnh

Về chức năng

– Sứ mệnh: sẽ có chức năng đưa ra bảng danh sách những mục đích chính để tạo dựng lên công ty. Hơn nữa, công dụng chủ yếu của sứ mệnh. Chính là đề xuất những biện pháp thành công cho doanh nghiệp. Mặt khác, tuyên bố sứ mệnh cũng có thể được định hướng riêng dành cho lãnh đạo, nhân sự, cổ đông.

– Tầm nhìn: có chức năng phân tích danh sách để định vị được vị trí của doanh nghiệp ở đâu trong vài năm tiếp theo. Chúng sẽ là động lực thúc đẩy đội ngũ hoàn thành công việc. Ngoài ra, tầm nhìn doanh nghiệp giúp nhân viên biết rõ lý do. Để họ bắt đầu công việc tại đây. 

Về sự thay đổi

Tuyên bố sứ mệnh có thể thay đổi. Song phải phù hợp với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, tầm nhìn và nhu cầu của khách hàng. Nếu công ty đang trên đà tăng trưởng thì bạn cũng có thể điều chỉnh tầm nhìn. Tuy nhiên, sứ mệnh và tầm nhìn được xác định trên nền tảng của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy nếu bạn cảm thấy doanh nghiệp không còn phù hợp. Thì có thể quyết định thay đổi cho phù hợp hơn với tình hình hiện tại.

Mục đích của một bản tuyên bố sứ mệnh

Có thể thấy, tuyên bố sứ mệnh là công cụ rất quan trọng mỗi khi doanh nghiệp đang suy nghĩ về tương lai của mình. Mục đích của sứ mệnh chính là giúp mỗi cá nhân trong đội ngũ hiểu rõ hơn về mục tiêu chung. Từ đó định hướng công việc dễ dàng hơn, có động lực cống hiến hơn. 

Đồng thời, người lãnh đạo cũng có thể xây dựng cơ cấu tổ chức ổn định ngay từ đầu. Không chỉ vậy, nó còn thúc đẩy nhân viên hành động nhanh, dứt khoát để hoàn thành nhiệm vụ. Tuyên bố sứ mệnh còn là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của công ty. Từ đó, khách hàng, đối tác có thể đánh giá độ tin cậy của thương hiệu doanh nghiệp.

mục đích của tuyên bố sứ mệnh, sứ mệnh là gì

Nhiệm vụ của tuyên bố sứ mệnh đối với doanh nghiệp

Lời tuyên bố thể hiện sứ mệnh của công ty và truyền tải mục tiêu chung, ý thức về bản sắc và văn hoá doanh nghiệp. Việc này khuyến khích nhân viên tiếp tục công việc nhiều hơn nữa. Nhằm có được thành công. Tuyên bố sứ mệnh làm việc trở thành một cái la bàn quan trọng. Nó cũng là một hướng dẫn về hướng phát triển của tổ chức dựa trên một tầm nhìn.

Sứ mệnh cho phép phân bổ mọi nguồn tiềm lực của công ty một cách phù hợp. Nhằm có những thành công trong tương lai. Tuyên bố sứ mệnh cung cấp cho tổ chức một hướng đi cụ thể và hiệu quả để đưa ra quyết định. Trong khi tuyên bố tầm nhìn bảo đảm rằng quyết định đưa ra phải tương ứng với mục tiêu tổ chức.

Các tuyên bố giữa tầm nhìn và sứ mệnh là một tiêu điểm để kết nối nhiều người với tổ chức. Bởi lẽ chúng bảo đảm tất cả mọi người cùng làm công việc hướng về một mục đích, mục tiêu chung duy nhất. Việc này làm gia tăng hiệu quả và năng suất của công ty.

Tìm hiểu 5 bước để xác định sứ mệnh cho doanh nghiệp

Bước 1: Tiến hành nghiên cứu thị trường 

Muốn đánh giá đúng thị trường tiêu dùng một cách khách quan. Doanh nghiệp nên đặt mình vào vị thế là khách hàng để tìm ra lý do cũng như cách họ lôi kéo khách mua sản phẩm của mình. Việc đặt mình ở vị trí là khách hàng giúp doanh nghiệp có được một cái nhìn tổng quan và dễ hiểu về các nhu cầu thiết yếu của khách hàng. Từ đó tìm ra những cách giải quyết cũng như xây dựng được mẫu sản phẩm phù hợp với khách hàng.

Bước 2: Xác định những lợi ích doanh nghiệp có thể mang lại khách hàng

Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn cần biết đặt ra sứ mệnh của công ty mình sao cho phù hợp. Đồng thời bạn cũng cần phải biết cụ thể những lợi ích mà công ty có thể mang lại cho khách hàng là những gì. Từ đó bạn đưa ra các đặc tính nổi trội của doanh nghiệp hay công ty của mình cung cấp đến khách hàng vào tuyên bố sứ mệnh.

Khi dành nhiều thời gian để đầu tư cho tuyên bố sứ mệnh. Sẽ giúp cho công ty của bạn có được một hình ảnh đẹp, tạo ấn tượng. Nhằm thu hút khách hàng chú ý đến các sản phẩm của công ty.

Bước 3: Xác định công ty của bạn đã hỗ trợ gì nhân viên của mình

Muốn xây dựng được một công ty, doanh nghiệp phát triển bền vững, cần xây dựng nhiều chương trình ưu đãi, lương thưởng tốt. Sứ mệnh cũng được xây dựng để chứng tỏ cho mọi người hiểu công ty đang có gì. Từ đó quy tụ được các nguồn vốn hoặc chiêu mộ những cá nhân có thành tích nổi bật và tài năng cao sẽ góp phần thúc đẩy cho công ty.

Ngoài ra, một số quyền lợi mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhân viên của mình: thời gian làm việc, không khí làm việc tích cực, không gian làm việc thoải mái, tôn trọng các ý tưởng sáng tạo, tạo thêm cho nhân viên cơ hội thử sức với những vị trí khác nhau.

5 bước xác định sứ mệnh cho doanh nghiệp, sứ mệnh là gì

Bước 4: Bổ sung những điều doanh nghiệp đóng góp cho chủ sở hữu của nó

Việc nâng cao giá trị cổ phần của công ty là điều vô cùng quan trọng. Ngoài việc nâng cao giá trị của công ty bằng việc nâng cao giá trị cổ phần cũng giúp cho công ty có thêm một số danh tiếng nhất định. Làm cho các cổ đông hiểu rõ điều gì mà bạn sẽ mang tới cho họ nếu họ mua cổ phần của công ty. Việc có thêm những nguồn vốn mới là vô cùng cần thiết đối với việc tăng trưởng lâu dài cho công ty.

Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay không để ý đến điều này vì sứ mệnh của họ tập trung chủ yếu cho đối tượng là cổ đông và thị trường nội địa. Nhưng hãy cứ xây dựng một sứ mệnh bao gồm điều này, để có thể thu hút thêm nhiều hơn nữa những sự chú ý từ mọi đối tượng chứ không chỉ đơn thuần là khách hàng.

Bước 5: Thảo luận, cân nhắc và chỉnh sửa.

Sau khi hoàn thành các bước trên, doanh nghiệp sẽ đưa ra được sứ mệnh của mình. Hãy xem lại và cố gắng viết ngắn gọn và súc tích vì sứ mệnh là biểu trưng cho công ty của bạn, nên phải đọc và cân nhắc một cách kĩ nhất có thể.

Để đảm bảo rằng nội dung được nhắc đến trong sứ mệnh là đúng sự thật và thực hiện xuyên suốt trong thời gian dài. Không ai có thể chấp nhận việc sứ mệnh mà công ty,  doanh nghiệp của bạn đề ra là sai sự thật hoặc là phóng đại. Vậy nên hãy xác minh và chỉnh sửa sao cho đúng và phù hợp với tình hình hiện tại của công ty nhất.

Ý nghĩa của tuyên bố sứ mệnh đối với doanh nghiệp

Sứ mệnh là định hướng giúp doanh nghiệp phát triển 

Tuyên bố sứ mệnh là một công cụ định hướng rất quan trọng cho doanh nghiệp trong tương lai. Bằng việc xác định cũng như tạo dựng sứ mệnh. Doanh nghiệp sẽ hiểu rõ thêm về những gì mà họ bạn phải cam kết thực hiện cho tổ chức và đội ngũ của mình. Khi những mục tiêu đó được đề ra. Lãnh đạo và đội ngũ cần phát triển một chiến lược hợp lý nhằm thực hiện thành công, có hiệu quả. Bằng việc có được cơ sở vững chắc là sứ mệnh, doanh nghiệp sẽ xây dựng tổ chức của mình ngay từ ban đầu. Và duy trì sự tồn tại của tổ chức bất chấp các thách thức phía trước.

Tuyên bố sứ mệnh là mục tiêu của bất cứ tổ chức nào. Doanh nghiệp, lãnh đạo, đội ngũ và những đối tác của bạn sẽ coi đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Đồng thời, khách hàng cũng sẽ đánh giá thương hiệu của bạn dựa trên tuyên bố sứ mệnh để xác định liệu nó có phù hợp và mang lại lợi ích cho họ hay không. 

ý nghĩa của sứ mệnh, sứ mệnh là gì

Tuyên bố sứ mệnh gợi mở nhiều ý tưởng mới

Trong lúc doanh nghiệp đang thảo luận và xem xét tuyên bố sứ mệnh,. Quá trình đó có thể phát triển nhiều ý tưởng mới. Trên thực tế, đây là ý nghĩa thật sự của việc mọi người cùng nhau tham gia vào quá trình xây dựng tuyên bố sứ mệnh.

Tuyên bố sứ mệnh cũng sẽ biến đổi theo thời gian, Giúp bạn điều chỉnh tuyên bố của mình theo các hướng mới thích hợp hơn với công việc và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bạn muốn, tuyên bố sứ mệnh có thể là một phần của quá trình phát triển. Vì nó tập hợp những ý kiến ​​và niềm tin. Mà các thành viên trong công ty của bạn có thể chia sẻ ra bên ngoài nhằm xây dựng uy tín. 

Tuyên bố sứ mệnh tạo dựng văn hóa công ty

Các tuyên bố về sứ mệnh không chỉ định hướng cách một tổ chức nên hành động như thế nào. Mà còn cả cách suy nghĩ của từng nhân viên về công việc của họ. Văn hóa công ty là một khía cạnh quan trọng đối với nhân viên cũng như doanh nghiệp. Tuyên bố sứ mệnh xác định rõ ràng hướng đi của doanh nghiệp. Từ đó loại bỏ một số yếu tố không chắc chắn trong trong công việc. Bằng cách giải thích rõ ràng mục đích của công ty và các giá trị của doanh nghiệp.

Nhân viên sẽ biết trước được rằng khi bắt đầu làm việc tại tổ chức họ sẽ nhận được những giá trị gì và mang lại gì cho khách hàng. Sau đó, họ có thể tùy chỉnh công việc của mình để phù hợp với sứ mệnh của doanh nghiệp. Và đạt được kết quả hiệu quả giữa các phòng ban khác nhau.

Tuyên bố sứ mệnh cũng sẽ thu hút những nhân tài có giá trị phù hợp với giá trị của doanh nghiệp. Vì đây, sứ mệnh cũng được xem là một công cụ tuyển dụng khác mà doanh nghiệp có sẵn. Hãy tận dụng nó bằng cách kết hợp nó vào bản mô tả công việc và trong toàn bộ quá trình tuyển dụng. 

Việc giới thiệu những người mới tuyển dụng với tuyên bố sứ mệnh của bạn cũng như các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Nó sẽ giúp bạn duy trì tỷ lệ giữ chân những nhân viên xuất sắc trong tương lai.

Tuyên bố sứ mệnh mang lại tính nhất quán trong hành động

Khi xây dựng doanh nghiệp, bước đầu sẽ bắt đầu thiết lập các phòng ban khác nhau và tuyển dụng nhân viên mới. Mỗi bước phát triển doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng hòa nhập vào bản sắc văn hoá công ty. Tuyên bố sứ mệnh có thể ngăn ngừa, khắc phục được những mâu thuẫn. Cũng như ngăn ngừa cách biệt của văn hoá doanh nghiệp.

Mọi người đều có quyền tìm hiểu về tuyên bố sứ mệnh của một doanh nghiệp. Sứ mệnh được xem định hướng khi đưa ra một quyết định quan trọng. Tuyên bố sứ mệnh có thể chứng minh rằng: Các bộ phận thành viên trong tổ chức của bạn đang hoạt động hợp tác với nhau. Để đảm bảo sự nhất quán này, những tuyên bố sứ mệnh phải rõ nhất có thể. Đảm bảo rằng không có chỗ cho việc hiểu sai định hướng, dẫn đến làm việc kém hiệu quả.

khái niệm sứ mệnh là gì

Tóm lại

Bài viết trên đây đã tổng hợp đầy đủ thông tin trả lời cho câu hỏi Sứ mệnh là gì. Đồng thời nêu rõ lên được vai trò của sứ mệnh và các bước xây dựng tuyên bố sứ mệnh phù hợp cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ những kiến thức mà quý Anh/chị đang cần. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về những thông tin trên. Hãy để lại comment hoặc liên hệ với Dũng để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Link tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments