Cách quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Đăng ngày 14/10/2024 lúc: 09:4014 lượt xem

Cách quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Các nhà lãnh đạo đã nắm được cách quản trị doanh nghiệp hiệu quả chưa? Cùng Trần Trí Dũng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Quản trị doanh nghiệp là yếu tố quan trọng. Nó có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Vậy đâu là những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp đội ngũ ban lãnh đạo cần nắm? Hãy cùng Dũng tìm hiểu các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp dưới đây nhé!

1. Quản trị doanh nghiệp là gì?

Để hiểu rõ những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp, trước hết ban lãnh đạo cần nắm được khái niệm và vai trò của quản trị doanh nghiệp.

1.1. Quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp (Business Management) là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra các hoạt động của 1 doanh nghiệp nhằm mục đích tạo ra giá trị và đạt được các mục tiêu kinh doanh chung.

Lập kế hoạch (Planning)

Các nhà quản trị xác định mục tiêu, lên chiến lược và phương pháp để có thể đạt được mục tiêu chung đó.

Tổ chức (Organizing)

Đây là quá trình cấu trúc lại doanh nghiệp, định hình cơ cấu tổ chức và sắp xếp nguồn lực riêng cho người nhân sự.

Điều hành (Leading)

Ban lãnh đạo điều hành doanh nghiệp vận hành tốt, tạo ra sự động viên đối với nhân viên nhằm tối ưu nhiệm vụ và kết quả.

Kiểm tra và đánh giá (Controlling)

Là quá trình đo lường, so sánh các kết quả của kế hoạch, từ đó thực hiện điều chỉnh để đảm bảo bám sát mục tiêu ban đầu.

Quản trị tài chính (Financial Management)

Bao gồm lập ngân sách, quản lý tiền mặt và duy trì sự ổn định về tài chính cho doanh nghiệp.

Quản trị dự án (Project Management)

Là hoạt động lập kế hoạch, điều hành, thực thi và theo dõi toàn bộ tiến trình, hiệu quả của dự án.

Các công việc quản trị doanh nghiệp:

Các công việc quản trị doanh nghiệp yêu cầu ở ban lãnh đạo sự phân tích, quyết định đúng đắn và sáng tạo. Từ đó giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, quản trị doanh nghiệp đòi hỏi thêm sự linh hoạt và đổi mới.

Một khái niệm rất dễ nhầm lẫn với quản trị doanh nghiệp đó là quản trị kinh doanh. Quản trị kinh doanh là thực hiện các hành vi quản trị toàn bộ quá trình kinh doanh. Nhằm mục đích duy trì sự phát triển công việc kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Quản trị kinh doanh có phạm vi nhỏ hơn quản trị doanh nghiệp.

1.2. Vai trò của quản trị doanh nghiệp

Việc thực hiện các hoạt động quản trị doanh nghiệp hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi, phát triển bền vững hơn.

    • Tạo ra hệ thống quy tắc, kiểm soát minh bạch, những định hướng hoạt động, quy tắc làm việc trong kinh doanh. Điều này giúp gắn kết lợi ích của các cổ đông, ban lãnh đạo trong doanh nghiệp.

    • Hệ thống quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp giúp xây dựng niềm tin với các nhà đầu tư và cộng đồng.

    • Hoạt động quản trị doanh nghiệp chặt chẽ, hiệu quả giúp thúc đẩy khả năng tài chính và lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp. Điều này thúc đẩy việc huy động vốn và tăng giá cổ phiếu doanh nghiệp.

    • Làm tốt hoạt động quản trị doanh nghiệp còn giúp giảm khả năng lãng phí, rủi ro, thất thoát liên quan đến tài chính và tham nhũng.

Enron là một điển hình minh chứng cho vai trò của quản trị doanh nghiệp đối với doanh nghiệp. Enron – một công ty năng lượng lớn của Mỹ. Họ đã sụp đổ do đội ngũ Hội đồng quản trị từ bỏ các quy tắc nghiêm chỉnh. Họ cho phép giám đốc tài chính có quan hệ đối tác tư nhân để kinh doanh. Việc kết nối quan hệ đối tác tư nhân để kinh doanh này là sai lầm. Đó là hành vi che giấu các khoản nợ và trách nhiệm pháp lý của Enron. Điều này đã cho thấy, hệ thống quản trị doanh nghiệp của Enron không trung thực. Việc sụp đổ là điều tất yếu xảy ra. Mặc cho dù Enron có là công ty lớn thế nào đi chăng nữa.

2. Các lĩnh vực trong quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi lĩnh vực có một vai trò riêng để đảm bảo cho hoạt động chung. Các lĩnh vực quan trọng bao gồm:

    • Quản trị chiến lược (Strategic Management)

    • Quản trị Nhân sự (Human Resource Management)

    • Quản trị Tài chính (Financial Management)

    • Quản trị Marketing (Marketing Management)

    • Quản trị Sản xuất và Quản lý Chuỗi Cung ứng (Production and Supply Chain Management)

2.1. Quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược (Strategic Management) tập trung phát triển và thực hiện các chiến lược tổng thể. Từ đó đạt được mục tiêu cho tổ chức, doanh nghiệp. Việc quản lý chiến lược bao gồm các bước quan trọng là:

    • Phân tích thị trường: Ban quản trị cần đánh giá, nghiên cứu thị trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Nó bao gồm nghiên cứu thị trường đối thủ, khách hàng, xem xét các yếu tố liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ…

    • Xác định mục tiêu dài hạn: Đây là bước giúp doanh nghiệp có sự định hình chung nhất định. Từ đó lập kế hoạch theo đuổi lâu dài.

    • Xác định những cơ hội và thách thức từ đối thủ: Doanh nghiệp phân tích, đánh giá các cơ hội tiềm năng, phân tích kỹ đối thủ trong ngách thị trường để định hướng cạnh tranh.

    • Xây dựng chiến lược: Xây dựng các chiến lược tổng thể từ đó định hướng phát triển chung cho doanh nghiệp.

       

 

2.2. Quản trị nhân sự

Quản trị Nhân sự (Human Resource Management) là quản lý, phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Các hoạt động quản trị nhân lực giúp thu hút, đào tạo và giữ chân nhân sự tài năng. Quản trị nhân sự bao gồm:

    • Quy trình tuyển dụng: đội ngũ quản lý nhân sự sẽ thực hiện quá trình tuyển dụng, chọn những nhân viên phù hợp cho doanh nghiệp thông qua các hoạt động như xác định nhu cầu sử dụng nhân lực, soạn thảo các công việc yêu cầu, đăng tin tuyển dụng, đánh giá năng lực ứng viên…

    • Đào tạo và phát triển: sau khi tuyển dụng, doanh nghiệp vẫn cần tập trung vào đào tạo, phát triển năng lực, kỹ năng của nhân viên. Đội ngũ quản lý nhân sự sẽ xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động đào tạo nhân viên, hỗ trợ nhân viên nâng cao trình độ.

    • Quản lý hiệu suất: ban quản trị nhân sự là người đưa ra các hoạt động đánh giá hiệu suất, xây dựng KPI, xây dựng lộ trình phát triển, và thực hiện các phương pháp nâng cao hiệu suất của nhân sự.

    • Quản lý vấn đề nhân viên: là việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tổ chức bao gồm quản lý xung đột, xử lý vấn đề khiếu nại, kỷ luật…

       

 

2.3. Quản trị tài chính

Quản trị Tài chính (Financial Management) là điều phối nguồn lực tài chính để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả. Quản trị tài chính hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp ổn định nguồn lực và phát triển bền vững. Không những thế, quản trị tài chính là yếu tố quan trọng giúp quản trị hiệu quả các vấn đề rủi ro tài chính, đồng thời tối ưu hóa cấu trúc vốn. Các hoạt động chính của việc quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm:

    • Lập kế hoạch ngân sách: Xác định và ước lượng nguồn thu, chi phí dự kiến cho các chiến dịch của doanh nghiệp để lên mục tiêu phân phối nguồn lực hợp lý.

    • Quản lý tiền mặt: Doanh nghiệp cần đảm bảo có đủ tiền mặt để quản lý dòng tiền, dự báo, kiểm soát nguồn tiền cũng như quản lý các quỹ dự trữ hiệu quả.

    • Quản lý đầu tư: Là việc định hướng nguồn lực tài chính đổi tối ưu hóa lợi nhuận. Đây là hoạt động quan trọng mà các chủ doanh nghiệp, ban quản trị cần nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đúng đắn nhất, đảm bảo có thể cân đối được rủi ro.

       

 

2.4. Quản trị Marketing

Quản trị Marketing (Marketing Management) là phân tích, lập kế hoạch và triển khai hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Quản trị marketing giúp xây dựng mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, khẳng định thương hiệu doanh nghiệp. Các hoạt động chính của quản trị marketing bao gồm:

    • Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu đối thủ và khách hàng để xác định nhu cầu, hành vi của khách hàng tiềm năng. Trong khâu này, doanh nghiệp cần thu thập và phân tích chi tiết dữ liệu thị trường, đánh giá chính xác đối thủ cạnh tranh đồng thời định hình xu hướng của người tiêu dùng.

    • Phân loại và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: Từ những dữ liệu đã nghiên cứu, doanh nghiệp cần xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu để tiếp cận dựa vào giới tính, độ tuổi, sở thích, công việc, hành vi…

    • Xây dựng chiến lược tiếp thị: Xác định mục tiêu tiếp thị, định vị sản phẩm, lựa chọn kênh phân phối phù hợp, tiến hành triển khai chiến dịch hiệu quả.

    • Quảng cáo và xây dựng thương hiệu: Ở khâu này, doanh nghiệp cần lựa chọn phương tiện quảng cáo, tiến hành thiết kế logo, xây dựng và phát triển nội dung giá trị…

    • Đo lường: Đo lường và phân tích hiệu quả của hoạt động marketing để có thể điều chỉnh chiến lược phù hợp nhất.

       

 

2.5. Quản trị sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng

Quản trị sản xuất và quản trị chuỗi cung ứng (Production and Supply Chain Management) là những hoạt động liên quan đến sản xuất và cung cấp dịch vụ, sản phẩm, quy trình chuỗi cung ứng đảm bảo việc cung cấp sản phẩm dịch vụ liên tục và hiệu quả nhất.

Quản trị sản xuất có các hoạt động chính bao gồm:

Quản lý quá trình sản xuất

Là hoạt động đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. Công việc chính của người quản lý quá trình sản xuất là lên kế hoạch, quản lý nguồn lực, kiểm soát chất lượng sản phẩm…

Quản lý nguyên vật liệu

Quản lý nguồn cung cấp và sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Người quản lý cần phải kiểm tra, kiểm soát về số lượng vật liệu tồn kho, lên kế hoạch tối ưu hóa sử dụng vật liệu…

Quản lý quy trình

Các hoạt động quản lý quy trình chính cần làm là tối ưu hóa sắp xếp công việc, phân tích quy trình và áp dụng các phương pháp quản lý quy trình hiện đại, ứng dụng công nghệ.

Quản lý nhân lực

Nhằm đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho quá trình sản xuất.

Quản trị chuỗi cung ứng có các hoạt động chính bao gồm:

Quản lý đơn đặt hàng

Quản lý quá trình đặt hàng của khách hàng, xử lý hàng loạt yêu cầu đặt hàng, xử lý các vấn đề liên quan đến rủi ro, thời gian đặt hàng, giao hàng.

Quản lý nhà cung cấp

Quản lý mối quan hệ của doanh nghiệp với các nhà cung cấp nguyên liệu, đảm bảo làm việc với nguồn cung ứng đáng tin cậy. Ở khâu này, nhà quản trị cần đàm phán hợp đồng, phát triển quan hệ và đánh giá hiệu suất.

Quản lý kho hàng

Là hoạt động nhập, xuất và lưu trữ hàng hóa. Quản lý cần nắm rõ được vị trí kho hàng, số lượng tồn kho và có phương pháp tối ưu hóa hoạt động.

Quản lý vận chuyển và phân phối

Đây là các hoạt động nhằm phân phối sản phẩm từ đơn vị nhà máy đến điểm bán sản phẩm, tới tay khách hàng. Hoạt động này bao gồm kế hoạch vận chuyển, quản lý đơn hàng, theo dõi, kiểm soát quá trình vận chuyển…

Quản lý thông tin và tích hợp hệ thống

Nhằm đảm bảo liên kết và tích hợp các bộ phận trong chuỗi cung ứng bằng việc quản lý thông tin, dữ liệu, tối ưu hóa quá trình trao đổi thông tin giữa các bên liên quan.

Bên cạnh các lĩnh vực trên, hoạt động quản trị doanh nghiệp còn bao gồm:  Quản trị Dự án (Project Management), Quản trị Chất lượng (Quality Management)… Để có thể quản trị tốt các lĩnh vực này, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ.

3. Chức năng chính của quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp có 5 chức năng quan trọng bao gồm: Chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức và bố trí nhân sự, chức năng lãnh đạo và quản lý, chức năng điều phối, chức năng đo lường đánh giá và điều chỉnh. 5 chức năng này có sự liên kết với nhau tạo ra sự phát triển bền vững cho toàn doanh nghiệp.

3.1. Chức năng hoạch định chiến lược

Quản trị doanh nghiệp là hoạt động cần phải xác định mục tiêu và hoạch định rõ ràng chiến lược cho toàn doanh nghiệp để đạt được mục tiêu kinh doanh. Chức năng lập kế hoạch là việc dự kiến các khả năng, tình huống có thể xảy ra. Từ đó, doanh nghiệp có kế hoạch dự trù cho những trường hợp rủi ro nhất. Để thực hiện chức năng hoạch định, quá trình quản trị doanh nghiệp cần có các hoạt động sau:

    • Nghiên cứu bối cảnh, hoạt động kinh doanh chung của thị trường, đối thủ.

    • Hiểu rõ, phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

    • Đưa ra mục tiêu và xác định chính xác nguồn lực cần có cho hoạt động của doanh nghiệp.

    • Giao và phân rõ các công việc cần thực hiện trong phạm vi nguồn lực và định hình thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

3.2. Chức năng tổ chức, bố trí nhân sự

Cơ cấu tổ chức nhân sự là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru và chuyên nghiệp. Chức năng tổ chức và bố trí nhân sự của doanh nghiệp là điều quan trọng, thiết yếu mà ban lãnh đạo cần thực hiện.

    • Thực hiện tổ chức bộ máy và xây dựng hệ thống doanh nghiệp phân cấp bậc, vị trí rõ ràng (quyền hạn, trách nhiệm, phúc lợi).

    • Thực hiện phân bổ nguồn lực phù hợp cho từng phòng ban của công ty. Doanh nghiệp nên phân bổ theo cấp bậc: Công ty – Phòng ban – Nhóm – Cá nhân.

    • Thực hiện xây dựng, ban hành các quy tắc, chính sách trong doanh nghiệp để xây dựng văn hóa tốt nhất.

3.3. Chức năng lãnh đạo, quản lý

Các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải thực hiện chức năng lãnh đạo, quản lý hợp lý, thông minh để đảm bảo đội ngũ nhân sự hoạt động theo quy định của công ty.

Đây cũng là chức năng quan trọng đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp trau dồi và nâng cao khả năng giao tiếp, truyền đạt, nhằm tạo động lực và khuyến khích sự phát triển, cống hiến của nhân viên. Sự hiệu quả của chức năng lãnh đạo được đánh giá bằng kết quả công việc và hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên.

3.4. Chức năng điều phối

Chức năng điều phối có mục đích tạo động lực, duy trì tính kỷ luật nghiêm minh nhưng vẫn tạo môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên. Thái độ, cách ứng xử của nhân viên có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự liên kết giữa các phòng ban, tối ưu hiệu suất làm việc.

Điều phối cũng được xem là chức năng khó khăn nhất, là thách thức mà các nhà quản trị doanh nghiệp phải nâng cao, học hỏi mỗi ngày. Đạt được hiệu quả điều phối tốt, doanh nghiệp sẽ vận hành trơn tru, chuyên nghiệp.

3.5. Chức năng đo lường, đánh giá và điều chỉnh

Chức năng đo lường, điều chỉnh có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp, đánh giá xem doanh nghiệp có đang đi đúng kế hoạch ban đầu hay không và kịp thời xử lý rủi ro. Chức năng đo lường có các hoạt động cụ thể bao gồm:

    • Đặt ra KPI cho nhân sự theo mục tiêu chung

    • Đo lường và lập báo cáo hoạt động, tình hình thực tế của công ty

    • Đánh giá, so sánh kết quả và báo cáo thực tế về kế hoạch đã đề ra

    • Thay đổi, thực hiện các biện pháp giải quyết vấn đề khi đi lệch hướng

       

 

4. 14 nguyên tắc cần có để quản trị doanh nghiệp hiệu quả

14 nguyên tắc cần có để quản trị doanh nghiệp hiệu quả được xây dựng và phát triển bởi học thuyết Fayol của kỹ sư Henri Fayol.

4.1. Phân công hoá lao động

Nguyên tắc phân công hóa lao động đòi hỏi nhà quản trị doanh nghiệp phải xem xét kỹ năng, năng lực và giao cho nhân viên nhiệm vụ cụ thể, đúng chuyên môn. Đây là điều giúp nhân viên có thể làm tốt công việc, đem lại năng suất cao cho doanh nghiệp.

4.2. Thẩm quyền

Nguyên tắc thẩm quyền là việc người quản lý được cấp quyền hạn phù hợp nhằm mục đích hướng dẫn, yêu cầu nhân viên thực hiện công việc theo phân công. Nhà quản lý nếu không được giao thẩm quyền sẽ không thể quản lý nhân sự và không hoàn thành được công việc.

Tuy nhiên, thẩm quyền cần đi kèm với trách nhiệm. Những người có trách nhiệm lớn, cần có thẩm quyền cao và ngược lại. Điều này giúp họ tận dụng được nguồn lực tối đa để giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu. Người nắm thẩm quyền cũng chính là người sẽ phải chịu trách nhiệm với mọi quyết định họ đưa ra, đặc biệt là khi doanh nghiệp xảy ra các sai phạm.

4.3. Kỷ luật

Bất kỳ tổ chức nào cũng cần kỷ luật nghiêm minh. Nhà quản trị doanh nghiệp cần phải xây dựng các bộ quy tắc, tiêu chuẩn chung. Từ đó toàn bộ doanh nghiệp thực hiện, chấp hành theo. Để toàn bộ nhân sự thực hiện được kỷ luật. Doanh nghiệp cần có sự giám sát sát sao và công bằng.

4.4. Thống nhất về mệnh lệnh

Các mệnh lệnh trong tổ chức cần xâu chuỗi rõ ràng và thống nhất. Thống nhất mệnh lệnh trong báo cáo, làm việc với cấp lãnh đạo. Khách hàng sẽ tạo ra sự kỷ luật, ổn định cho bộ máy doanh nghiệp.

4.5. Thống nhất về đường lối, phương hướng

Để công việc vận hành trơn tru và đạt mục tiêu tối đa, doanh nghiệp cần tổ chức, liên kết nhân viên theo kế hoạch, mục tiêu, phương hướng chung. Mục tiêu, phương hướng này phải được quản lý bởi một người quản trị doanh nghiệp.

4.6. Lợi ích chung cần đặt lên hàng đầu

Lợi ích chung cần đặt lên hàng đầu. Toàn doanh nghiệp cần hướng đến đặt lợi ích chung của công ty lên lợi ích cá nhân và nhóm. Tuy nhiên trên thực tế, mâu thuẫn lợi ích và trách nhiệm của người quản trị doanh nghiệp chính là hòa giải những mâu thuẫn giữa cá nhân, nhóm với cái chung để tạo ra kết quả win-win.

4.7. Thù lao

Doanh nghiệp cần trả cho nhân viên thù lao, phúc lợi xứng đáng với năng lực. Đây là nguyên tắc thúc đẩy sự cống hiến và giá trị mà nhân viên đem lại cho doanh nghiệp.

4.8. Tập trung hoá

Tập trung hóa đề cập đến quyền lực chỉ tập trung vào cơ quan có thẩm quyền của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là người cấp dưới không có thẩm quyền với trách nhiệm của họ và không cơ quan cấp trên nào kiểm soát tổ chức. Người quản trị doanh nghiệp thông minh cần cân bằng giữa sự tập trung hóa và phân cấp.

4.9. Tính trật tự

Doanh nghiệp cần sắp xếp mọi thứ từ nhân sự, vật liệu, tài chính theo trật tự chuyên nghiệp. Điều này sẽ đảm bảo việc sử dụng và phát triển nguồn lực doanh nghiệp hợp lý. Nếu đặt sai vị trí, đảo lộn trật tự sẽ dẫn đến lạm dụng và rối loạn tổ chức.

4.10. Xích lãnh đạo

Xích lãnh đạo là nguyên tắc cần có sơ đồ tổ chức rõ ràng giúp nhân viên thấy rõ vị trí của mình trong hệ thống phân cấp. Điều này đảm bảo mối quan hệ và liên kết hợp lý giữa lãnh đạo và nhân viên, để cả 2 bên cùng hiểu và làm việc với nhau hiệu quả.

4.11. Sự công bằng

Công bằng là quy tắc quan trọng để duy trì tổ chức doanh nghiệp lành mạnh. Nhà quản trị nên đem đến sự công bằng cho tất cả nhân sự trong doanh nghiệp. Nó giúp thúc đẩy lòng trung thành và sự tận tâm của nhân viên.

4.12. Ổn định bề nhiệm vụ

Ổn định bề nhiệm vụ cho rằng nhà quản trị doanh nghiệp không thể yêu cầu nhân viên mới làm quen với văn hóa doanh nghiệp tốt nhất. Nhà quản trị cần cho nhân sự thời gian.  Từ đó nhân sự mới có thể thích nghi với văn hóa, quy trình làm việc. Đồng thời, nguyên tắc này cũng yêu cầu toàn bộ nhân viên có tính ổn định trong công việc.  Phải hạn chế sự bất ổn vì sẽ dẫn đến hiệu quả công việc kém.

Chính vì thế, ban quản trị doanh nghiệp cần có phương pháp cụ thể và hiệu quả nhằm xử lý vị trí tuyển dụng mới, đưa ra kế hoạch đào tạo nhân sự phù hợp.

4.13. Sáng kiến

Dù ở bất cứ cấp bậc nào. Mọi nhân sự đều cần được khuyến khích thể hiện sáng kiến của bản thân. Được đưa ra sáng kiến chính là động lực giúp họ phát triển. Từ đó họ sẽ làm tốt công việc của mình. Ban lãnh đạo cần lắng nghe, thấu hiểu và ghi nhận kịp thời những sáng kiến ấy.

4.14. Tinh thần đoàn kết

Tinh thần đoàn kết đem đến sức mạnh vững chắc cho tổ chức, doanh nghiệp. Nhà quản trị doanh nghiệp cần tạo ra sự liên kết, thống nhất, hợp tác giữa nhân viên, phòng ban. Từ đó tương hỗ nhau đạt hiệu suất công việc tốt nhất.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về quản trị doanh nghiệp. Bất cứ ban lãnh đạo nào cũng cần nắm rõ. Hãy áp dụng những nguyên tắc cần có của học thuyết Farol. Từ đó hãy đạt được hiệu quả quản trị doanh nghiệp bền vững nhé!

Nguồn tham khảo