Xây dựng kế hoạch kinh doanh phòng Gym qua 8 bước

Đăng ngày 26/08/2023 lúc: 14:3218 lượt xem

Xây dựng kế hoạch kinh doanh phòng Gym qua 8 bước

Bạn ấp ủ dự định mở một phòng Gym để kinh doanh? Hãy cùng Trần Trí Dũng xây dựng kế hoạch kinh doanh phòng Gym qua 8 bước trong bài viết này nhé!

 1. Kế hoạch kinh doanh phòng Gym là gì?

Lập kế hoạch kinh doanh phòng Gym là tài liệu mô tả tiến trình hoạt động của công ty. Business Plan giúp người quản lý theo dõi tình hình và đưa ra mục tiêu phát triển tương lai. Hoạch định này, có giá trị trong thời gian ngắn hoặc dài tùy vào định hướng chủ doanh nghiệp để căn cứ theo dõi và xử lý khó khăn.

Lập kế hoạch kinh doanh phòng Gym là tài liệu mô tả tiến trình hoạt động

Kế hoạch kinh doanh ở cấp độ cơ bản sẽ trả lời những câu hỏi:

    • Định hướng, mục tiêu của dịch vụ, sản phẩm phòng Gym là gì?
    • Mong muốn đạt được kết quả kinh doanh như thế nào? Làm gì để phòng Gym đạt được những mục đích đó?
    • Cách để kinh doanh phòng Gym thành công là gì?
    • Chủ doanh nghiệp tiến hành những hoạt động gì để Gym Business thành công?

 

2. Vì sao cần có kế hoạch kinh doanh phòng tập thể hình?

Vì sao bạn cần lập kế hoạch kinh doanh phòng Gym? Nội dung dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này. Hãy cùng Dũng đi tìm hiểu về những lợi ích của việc thiết lập Business Plan ngay nhé!

2.1 Trải nghiệm với những ý tưởng kinh doanh mới

Muốn lập kế hoạch mở phòng Gym buộc bạn phải nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau. Bản hoạch định cho phép chủ doanh nghiệp theo dõi tình hình: Nghiên cứu SWOT, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,…. Từ đó, giúp người quản lý đưa ra quyết định có hay không nên kinh doanh dịch vụ, sản phẩm. Đồng thời, hỗ trợ bạn giảm thiểu rủi ro một cách tối đa.

Ngoài ra, khi thiết lập ý tưởng ra giấy, bạn nhìn thấy toàn bộ tổng quát cơ hội thành công. Nhờ đó, chủ doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác các kế hoạch kinh doanh. Điều này, cho phép người quản lý sắp xếp lộ trình thời gian, năng lượng một cách khôn ngoan.

Trải nghiệm với những ý tưởng kinh doanh mới

2.2 Đảm bảo tài chính phù hợp

Công việc kinh doanh sẽ trở nên gặp khó khăn nếu bạn không thiết lập nguồn vốn phù hợp. Bản kế hoạch, đóng vai trò quan trọng giúp chủ doanh nghiệp cân đối tài chính cho từng hạng mục. Đồng thời, điều này hỗ trợ bộ phận kiểm toán giải quyết rất nhiều rủi ro về vấn đề tiền bạc. Do đó, một hoạch định tuyệt vời giúp mọi người đảm bảo tiến độ phát triển hiệu quả hơn.

Hoạch định tuyệt vời giúp mọi người đảm bảo tiến độ phát triển hiệu quả hơn

2.3 Thuận lợi cho việc quản lý

Không chỉ các thương hiệu phòng Gym lớn, lâu năm mới cần lập hoạch định kinh doanh. Mà ngược lại, các Startup, phòng tập thể hình nhỏ cũng rất cần lập bản hoạch định này. Bởi mục tiêu thích hợp sẽ đem lại cơ hội thành công cho chủ doanh nghiệp. Đồng thời, người lãnh đạo chịu trách nhiệm các hoạt động lộ trình như: Lên kế hoạch, phân tích thị trường, lập ngân sách,…. 

Mục tiêu thích hợp sẽ đem lại cơ hội thành công

2.4 Thu hút các nhà đầu tư khác

Khi thương hiệu phòng Gym phát triển đến một thời điểm và quy mô nhất định. Bạn sẽ cần phải kêu gọi thêm nhà đầu tư mới để mở rộng. Vì vậy, chủ doanh nghiệp phải đưa ra kế hoạch kinh doanh và phát triển phòng tập rõ ràng. Điều này, nhằm thuyết phục các Shark đồng ý góp vốn vào công ty.

Chủ doanh nghiệp phải đưa ra kế hoạch kinh doanh và phát triển phòng tập rõ ràng

3.8 bước lập kế hoạch kinh doanh phòng Gym hiệu quả

Sau khi bạn đã nắm bắt tổng quát về thông tin lập kế hoạch kinh doanh phòng Gym. Tiếp theo, Dũng sẽ hướng dẫn mọi người 8 bước Gym Business Plan, hãy cùng tham khảo nhé!

3.1 Bước 1: Lên ý tưởng và phác thảo mô hình kinh doanh

Bước đầu tiên, trong kế hoạch mở phòng tập Gym là lên ý tưởng và phác thảo mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, bạn cần phải đưa ra những hướng đi cụ thể, rõ ràng không quá bao quát. Người chủ doanh nghiệp phải liệt kê đầy đủ các khía cạnh khác nhau dữ liệu đưa ra phải ngắn gọn, súc tích, tạo sự chú ý và thú vị. 

Đặt ra những câu hỏi

    • Địa điểm, diện tích mặt bằng phòng Gym ở đâu? 
    • Đối tượng khách hàng và giá vé như thế nào?
    • Tính thẩm mỹ, sở thích, mức doanh thu của người dân xung quanh phòng Gym là bao nhiêu?
    • Có nhiều đối thủ cạnh tranh ở khu vực phòng Gym hay không, giá cả như thế nào?
    • Tổng chi phí đầu tư dự kiến đầu tư là bao nhiêu?
    • Phòng Gym nên thiết kế theo phong cách gì?
    • Máy móc cho phòng tập thể hình như thế nào và nhập từ đâu? Số lượng nhân viên cần thiết khi hoạt động là bao nhiêu? 
    • Các gói dịch vụ tiện ích đi kèm của phòng tập thể hình như thế nào?
    • Cách thức quảng bá phòng Gym, thu hút khách hàng thế nào để hiệu quả? 
    • Các chương trình khuyến Sale được tổ chức như thế nào?

Tiến hành phác thảo ý tưởng

Bằng những câu trả lời trên người chủ đã hình dung một cách sơ khai về phòng Gym. Ý tưởng của bạn được phác thảo càng cụ thể càng thuận lợi cho thực hiện hóa. Đồng thời dựa vào các yếu tố này sẽ giúp nâng cao tính khả thi cho dự án kinh doanh phòng tập thể hình.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi xây dựng ý tưởng kế hoạch mở phòng tập thể hình: Cần bám sát với các yếu tố thực tế, phù hợp với khả năng thực hiện. Đặc biệt là: Nguồn vốn, mối quan hệ, khả năng kinh doanh, mức sống, sở thích của khách hàng,..Ở tại khu vực bạn dự định mở phòng tập Gym.

Lên ý tưởng và phác thảo mô hình kinh doanh

Tiến hành khâu ý tưởng và phác thảo mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng. Bởi khâu này càng cụ thể và chi tiết sẽ nâng cao tỷ lệ thành công. Mặc dù vậy, đây chỉ mới là bước đầu tiên, nhưng quyết định quá trình xây dựng một phòng tập Gym của bạn có thành công hay không.

3.2 Bước 2: Xác định vốn và lựa chọn mô hình kinh doanh phòng Gym

Bước tiếp theo trong kế hoạch mở phòng tập Gym là xác định vốn và lựa chọn mô hình phát triển. Nội dung bao gồm có 2 yếu tố chính sau đây: 

3.2.1 Xác định số vốn kinh doanh phòng tập Gym

Đầu tiên chính là bạn phải xác định số vốn hay ngân sách để mở phòng tập Gym. Để mở một phòng tập thể hình cần bao nhiêu tiền? Tiền bạc là mấu chốt quyết định bạn phù hợp với mô hình kinh doanh và xác định đến việc chuẩn bị các yếu tố khác như: Mặt bằng, trang thiết bị, nhân sự,..

Muốn xác định số vốn kinh doanh khi mở phòng tập Gym, đầu tiên bạn cần trả lời câu hỏi: Đối tượng khách hàng doanh nghiệp muốn hướng tới là nam hay nữ? Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp phải ước lượng: Số người tập hàng tháng, doanh thu lợi nhuận mong muốn cũng như khoảng thời gian thu hồi vốn.

Xác định số vốn kinh doanh phòng tập Gym

Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cần xác định ngân sách định chi cho trang thiết bị máy móc, dụng cụ tập. Người quản lý nên lưu ý chi phí này không bao gồm: Cơ sở hạ tầng, mặt bằng, vận hành phòng Gym. Các khoản chi trên sẽ tốn khá nhiều vốn đầu tư ban đâu và là yếu tố quyết định chất lượng phòng tập.

3.2.2 Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp

Sau khi, xác định được số vốn, điều tiếp theo bạn cần là lựa chọn mô hình kinh doanh. Nếu chủ doanh nghiệp có ngân sách lớn, có thể mở theo dạng phòng Gym cao cấp. Ngược lại, số vốn đầu tư ít hơn nhà điều hành nên mở phòng tập thể hình tầm trung hoặc bình dân. 

Mô hình phòng Gym phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư vào kinh doanh: Bình dân, tầm trung, cao cấp,… Còn diện tích phòng tập thể hình quyết định đến quy mô: Lớn, nhỏ, trung bình. Bạn nên lưu ý 2 yếu tố trên hoàn toàn không giống nhau. Trong đó, mô hình thường dựa theo mức ngân doanh nghiệp.

Mô hình phòng Gym phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư vào kinh doanh

3.3 Bước 3: Xác định và lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp

Bước tiếp theo, trong kế hoạch mở phòng Gym là xác định và lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp. Khi lựa chọn mặt bång bạn cần xác định 3 yếu tố chính: Vị trí, diện tích và giá cả thuê phòng.

3.3.1 Vị trí

Đầu tiên là bạn phải tiến hành lựa chọn địa điểm mở phòng tập thể hình. Bởi vị trí được xem là yếu tố quan trọng quyết định đến lượng khách tới phòng Gym. Tốt nhất người quản lý nên thuê mặt bằng ở khu vực: Ngay đường lộ, gần khu dân cư, chợ, các trường học hay trung tâm thương mại. 

Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp nên lựa chọn vị trí: Thuận tiện đi lại, có thể mở nhạc mà không sợ ảnh hướng đến người dân xung quanh. Đồng thời, phòng Gym phải xây dựng nơi để xe dành cho khách hàng khi đến tập. Ngoài ra, phòng tập phải thuận tiện cho việc vận chuyển và lắp đặt máy móc và phải có khu vệ sinh dành cho hội viên.

Đối với loại hình phòng Gym cao cấp thì vị trí lại càng phải thuận tiện. Đồng thời, bạn nên lựa chọn khu vực dân cư có mức thu nhập tốt, gần các tòa nhà chung cư, văn phòng. Bên cạnh đó, phòng tập phải xây dựng khu để xe rộng và an ninh tốt. Bởi nhóm đối tượng khách hàng này sẽ có khả năng chi trả và yêu cầu khá cao. 

3.3.2 Diện tích

Ngoài quan tâm đến yếu tố vị trí, thì bạn cũng cần chú ý đến diện tích. Dựa vào mô hình và vốn đầu tư để lựa chọn kích thích phòng tập thể hình phù hợp. Nếu quy mô phòng Gym của bạn là lớn thì kích thước khoảng: 800m2; trung bình: 500m2; nhỏ: 300m2. 

Tuy nhiên, một không gian thoải mái tối ưu nhất bạn nên chọn kích thước từ 200m2 trở lên. Vì phòng Gym cần bố trí rất nhiều máy móc thuận tiện cho người tập. Lưu ý, nếu chủ doanh nghiệp có mặt bằng diện tích nhỏ thì có thể chia theo lầu để tập luyện. Tuy nhiên, các máy tập và bài tập nặng nên sắp xếp ở tầng thấp để tránh tình trạng khách hàng sau khi tập mệt còn phải leo cầu thang.

Diện tích phòng Gym thích hợp

3.3.3 Quy mô

Tiếp theo, bạn cần để ý đến là yếu tố quy mô của phòng tập thể hình. Thường yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào diện tích phòng Gym. Đối với những mô hình cao cấp đòi hỏi người chủ phải lựa chọn không gian có kích thước lớn. Đồng thời, loại hình dịch vụ này phải đi kèm: Phòng tắm, nơi xông hơi, khu vực thay đồ, nhà vệ sinh thoải mái,…Bên cạnh đó, nhân viên huấn luyện phải có kỹ năng chuyên môn cao. 

3.3.4 Giá cả

Yếu tố cuối cùng trong khâu xác định lựa chọn địa điểm phù hợp mà bạn làm là giá cả. Tùy vào từng khu vực khác nhau mức chi phí thuê mặt bằng sẽ không giống nhau. Số vốn chủ doanh nghiệp bỏ ra ở nông thôn sẽ rẻ hơn chi khoảng 10-30 triệu/tháng. Mức giá sẽ tùy vào quy mô, diện tích và vị trí của phòng tập. Tuy nhiên, ở những khu tập trung đông đúc, công nghiệp trọng điểm hay khu vực dân cư có điều kiện kinh tế thị giá có thể ngang với mức thuê ở các thành phố lớn. 

Tại các thành phố lớn bạn phải chi ngân sách rất lớn cho việc kinh doanh phòng Gym. Bởi giá đất ở nơi đây vốn dĩ cao hơn rất nhiều so với nông thôn. Bên cạnh đó, người dân ở thành thị có thu nhập cao có thế có giá thuê khá cao lên đến 50-70 triệu đồng/tháng, thậm chí là cao hơn. Mức chi phí ở vùng ngoại thành hoặc các quận xa trung tâm sẽ rẻ hơn chỉ khoảng 20-30 triệu đồng/tháng. Tùy theo quy mô, diện tích và vị trí mở phòng tập của bạn.

Chi phí vốn đầu tư phòng Gym

Lưu ý: Tránh chọn những vị trí có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, khu vực có quá nhiều phòng tập hoặc cùng phân khúc hay quy mô hoạt động. Bạn dự định kinh doanh thi nên cân nhắc nhiều yếu tố hạn chế đối đầu với những doanh nghiệp lớn. Đầu từ phải chi tiêu phù hợp quan tâm đến chất lượng, hiệu quả và có tinh phải cạnh tranh cao. Tốt nhất người quản trị nên chọn mặt bằng kinh doanh có mức giá phù hợp với nguồn vốn.

3.4 Bước 4: Tìm kiếm và lựa chọn máy tập và dụng cụ tập Gym

Trong quá trình xây dự phòng Gym bạn cần phải mua sắm máy móc và dụng cụ tập. Sau đây, là những hướng dẫn chi tiết giúp doanh nghiệp tìm kiếm và lựa chọn các thiết bị tập phù hợp, uy tín, hãy cùng Dũng tìm hiểu ngay nhé!

3.4.1 Xác định số lượng máy móc và dụng cụ cần thiết

Để xác định số lượng máy tập phù hợp bạn cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chi phí, diện tích và mặt bằng kinh doanh, khách hàng,…Tuy nhiên, cho dù bạn mở phòng tập thể hình bình dân hay cao cấp thì đều không thể thiếu các loại máy móc và dụng cụ tập luyện. Các thiết bị này đáp ứng đầy đủ nhu cầu tập luyện cơ bản của hội viên. 

Xác định số lượng máy móc và dụng cụ cần thiết

Sau khi đã lên ý tưởng chủ doanh nghiệp phải ước tính chi phí và thời gian mua sắm  Các loại máy móc dành cho phòng tập thể hình rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, các thiết bị này gộp lại thành các loại chính như: 

    • Máy tập Cardio: Máy chạy bộ, máy đạp xe, máy tập toàn thân.
    • Máy tập thể hình – máy tập cơ: Máy tập cơ ngực, máy tập cơ vai, máy tập cơ tay, máy tập cơ bụng, máy tập cơ lưng, xô, ghế tập tạ rơi, máy tập chân mông, thanh đòn và bộ tạ các loại,..
    • Cùng với các loại dụng cụ tập luyện khác: Máy rung, máy Massage bụng, dụng cụ Crossfit, đồ tập Boxing…

3.4.2 Ước tính chi phí cho việc mua sắm máy móc

Sau khi xác định số lượng máy tập và dụng cụ tập luyện cần thiết cho phòng Gym thì doanh nghiệp cần ước tính ngân sách phù hợp. Bạn còn cần tính toán chi phí ước tính dành cho việc mua sản và thời gian triển khai dự án kéo dài bao lâu. Tùy theo máy tập trong nước hay máy tập nhập khẩu mà có nhiều kiểu dáng, chủng loại và giá cả khác nhau.

Nếu muốn tiết kiệm chi phí bạn có thể nhập máy tập Gym từ một số nhà sản xuất trong nước. Ngước lại, với số vốn lớn và hướng tới phân khúc tầm trung hay cao cấp thì các loại máy tập và dụng cụ thể hình nhập khẩu là lựa chọn lý tưởng.

3.4.3 Chọn thương hiệu và nhà cung cấp máy tập uy tín

Sau khi bạn đã lên ý tưởng và ước định chi phí máy móc, thiết bị cho việc lên kế hoạch mở phòng tập thể hình. Khâu tiếp theo là lựa chọn thương hiệu và nhà cung cấp máy tập uy tín và phù hợp với quy mô phòng tập. Chủ doanh nghiệp nên hợp tác với những công ty chuyên tư vấn thiết kế và lắp đặt máy móc phòng Gym. 

Bạn hãy liên hệ với các nhà cung cấp sỉ/lẻ trang thiết bị dụng cụ. Một gợi ý cho nhà lãnh đạo có thể tìm kiếm thông tin trên các trang: Google, Forum hay Group. Nhằm tìm kiếm các đơn vị phân phối máy tập và dụng cụ tập luyện chất lượng và uy tín cho phòng tập của bạn.

Chọn thương hiệu và nhà cung cấp máy tập uy tín

3.5 Bước 5: Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh

Khi lên kế hoạch kinh doanh phòng Gym, bạn không thể bỏ qua bước phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh. Hay nói một cách cụ thể hơn là nghiên cứu tiềm năng khách hàng và các phòng tập Gym ở khu vực lân cận. Vị trí mà bạn dự định lựa chọn để mở phòng tập Gym kinh doanh.

Để tiến hành nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh hiệu quả, bạn phải đặt ra những câu hỏi và trả lời. Sau đây, Dũng sẽ chia sẻ danh sách một số câu hỏi khi tìm hiểu và đánh giá tiềm năng thị trường. Đồng thời, giúp phân tích các phòng Gym khác của đổi thủ xung quanh, vị trí khu vực mà doanh nghiệp dự định mở phòng tập thể hình. 

Danh sách các câu hỏi

    • Số lượng dân cư sống xung quanh khu vực bạn định kinh doanh như thế nào? Đông đúc hay thưa thớt? 
    • Nhu cầu tập luyện thể thao và mức thu nhập của người dân như thế nào?
    • Số lượng người đi tập ở các phòng tập Gym nhiều hay ít? 
    • Có bao nhiêu phòng Gym xung quanh khu vực bạn dự định mở ? 
    • Các phòng Gym xung quanh đang hoạt động như thế nào? Và kinh doanh theo quy mô gì?
    • Phòng tập thể hình nào có thể coi là đổi thủ chính và cạnh tranh trực tiếp với  bạn? 
    • Phân khúc khách hàng mà các phòng Gym xung quanh hướng đến là gì?
    • Khoảng cách giữa phòng tập của đối thủ cạnh tranh và bạn là bao xa?.
    • Quy mô, diện tích, cơ sở vật chất của phòng tập của đối thủ được đầu tư thế nào?
    • Đối thủ cạnh tranh thu chi phí hàng tháng của hội viên tập luyện là bao nhiêu?
    • Sự chênh lệch giá giữa các phòng tập khác nhau như thế nào?
    • Điểm mạnh và yếu của đối thủ cạnh tranh trực tiếp  của bạn là gì?.
    • Cách Phòng tập Gym xung quanh thu hút khách hàng như thế nào?
    • Lợi thế của bạn có thể cạnh tranh với đối thủ là gì? Những điểm có thể vượt trội hơn ví dụ như: Giá hợp lý, đầy đủ cơ sở vật chất, nhiều thiết bị dụng cụ, độc đáo hơn, cung cấp nhiều đa dạng dịch vụ và tiện ích hay trang trí ấn tượng, phục vụ tận tình,…

Xác định vấn đề và xây dựng kế hoạch

Sau khi có câu trả lời cho các câu hỏi trên bạn đã xác định được vấn đề. Từ đó, chủ doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh phòng Gym phù hợp. Đồng thời, người quản trị nên lựa chọn chính xác phân khúc khách hàng mà công ty muốn hướng tới, đưa ra mức giá và các dịch vụ tương thích. Điều này, nhằm thu hút được nhiều đối tượng trở thành hội viên của phòng tập.

Chủ doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh phòng Gym phù hợp

Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh là bước cực kỳ quan trọng. Tiến trình này quyết định đến phương thức kinh doanh lâu dài của phòng Gym. Tuy nhiên, khâu này thường bị người quản trị bỏ quên. Bởi mọi người chưa hiểu hoặc không nhận ra được lợi ích và tầm quan trọng của khâu này trong kế hoạch mở phòng tập thể hình.

3.6 Bước 6: Thiết kế phòng tập Gym thật ấn tượng

Khi đã hoàn thành xong các bước trên bạn hãy bắt tay vào thiết kế phòng Gym thật ấn tượng. Đây cũng là một trong những cách giúp thu hút đối tượng khách hàng của những người chủ doanh nghiệp. Để có thiết kế phòng tập đẹp mắt, nhà lãnh đạo cần phác thảo phong cách phù hợp. 

Nếu có điều kiện bạn nên thuê kiến trúc sư thiết kế một cách bài bản và chuyên nghiệp. Những người cho chuyên môn sẽ hỗ trợ tư vấn tốt hơn giúp bạn thiết kế phòng Gym hiệu quả. Các kiến trúc sư hay nhà cung cấp dụng cụ thể hình có thể lập cho bạn bản Demo 2D và 3D về cách sắp xếp một cách phù hợp nhất. Điều này, nhằm giúp khách hàng thuận tiện trong việc sử dụng, đồng thời nhờ đó người chủ tiết kiệm được một khoảng diện tích không gian.

Thiết kế phòng tập gym thật ấn tượng

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đi tham khảo hình thiết kế của những phòng tập thể hình khác. Từ đó, bạn có thể chọn lọc ra phong cách riêng cho phòng Gym. Sau khi công ty đã hoàn thành xong việc xác định cũng như lựa chọn vị trí mở phòng tập thể hình và thuê mặt bằng kinh doanh phù hợp. Bước tiếp theo trong kế hoạch mở phòng tập thể hình là tiến hành thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng phòng Gym. Điều này, nhằm tạo ấn tượng và thu hút với khách hàng. 

3.7 Bước 7: Kế hoạch nhân sự

Tại sao cần có kế hoạch nhân sự?

Đối với kinh doanh thì việc thuê nhân sự là một điều không thể thiếu trong bản kế hoạch mở phòng tập thể hình. Khi chiêu nhân viên bạn cần lưu ý chỉ lấy số lượng vừa đủ với quy mô và định hướng phát triển cùng nhu cầu thực tế của phòng tập. Tuyển dụng nhân sự là một giai đoạn quan trọng bạn cần phải lưu tâm. 

Thông qua những nhân tố này sẽ giúp bạn tạo dựng được lực lượng khách hàng trung thành và ổn định. Nếu nhân viên phục vụ tận tình, nhiệt huyết làm hội viên tin tưởng và gắn bó với phòng Gym của bạn thay vì lựa chọn một phòng tập của đối thủ cạnh tranh.

Những nhân sự cần thiết

Với những phòng tập có quy mô lớn thì nhân sự là càng là yếu tố cần thiết bao gồm: Thu ngân, nhân viên kinh doanh hoặc CTV bán thẻ tập, bộ phận Marketing, tạp vụ, bảo vệ,…Cuối cùng nhóm không thể thiếu đó chính là các huấn luyện viên thể hình, vị trí quản lý.

Huấn luyện viên phòng Gym

Các vị trí khác cần cân nhắc

Ban cần người quản lý ân cần, khéo léo biết cách tiếp xúc và quan tâm khách hàng chu đáo. Một nhân viên chuyên nghiệp có thể làm tốt cả chăm sóc khách hàng và thúc đẩy doanh số. Phòng Gym yêu cầu những huấn luyện viên thể hình có kinh nghiệm tốt. Đồng thời, nhân viên này phải có khả năng xây dựng phác đồ tập luyện một cách khoa học.

Doanh nghiệp cần những bộ phận kinh doanh tâm lý, biết cách đánh vào nhu cầu của khách hàng. Từ đó, lấy được sự tin tưởng của hội viên đem lại nguồn doanh thu cho công ty. Nhân viên thu ngân phải nhiệt tình, tạo thiện cảm và sự thoải mái với hội viên. Bên cạnh đó, bộ phận tạp vụ đòi hỏi sự chăm chỉ có tinh thần trách nhiệm cao và có kỷ luật. 

Tóm lại, sự kết hợp của tất cả bộ phận sẽ tạo nên sự thành công cho việc lập kế hoạch kinh doanh phòng Gym. Nhờ đó, thu hút nhiều khách hàng đồng thời làm gia tăng doanh thu công ty. Để đảm bảo nhân sự tốt, ngoài tuyển đúng người bạn cần lập chính sách tốt cho nhân viên. Điều này, nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc và sự nhiệt tình của nhân viên. Từ đó, mọi người sẽ giúp bạn quản lý, bảo quản cơ sở vật chất cho phòng tập thể hình.

3.8 Bước 8: Xây dựng kế hoạch Marketing cho phòng Gym

Để phòng tập thể hình của bạn nhanh chóng được nhiều người biết đến và lựa chọn. Thì chủ doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng kế hoạch Marketing cho phòng Gym. Điều này, nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với khách hàng.

3.8.1 Tầm quan trọng của Marketing đối với phòng tập

Xây dựng kế hoạch quảng cáo truyền thông là việc vô cùng cần thiết đối với các phòng Gym. Ngày nay, thời đại 4.0 việc Marketing là nhu cầu vô cùng cần thiết với các công việc kinh doanh. Phòng tập thể hình cũng vậy, phải giới thiệu dịch vụ, sản phẩm, địa điểm đến với khách hàng.

Cho dù công ty bạn rất hiện đại, dịch vụ tốt, chuyên nghiệp nhưng không có ai biết đến. Thì doanh nghiệp này cũng rất khó để duy trì, phát triển hiệu quả. Việc triển khai các hoạt động này không chỉ giúp xây dựng thương hiệu mà còn gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và tăng doanh số phòng tập thể hình.

Tầm quan trọng của Marketing đối với phòng tập

3.8.2 Cách lên kế hoạch Marketing cho phòng Gym

Đế doanh nghiệp sở hữu một chiến lược quảng bá tiếp thị phòng tập Gym hiệu quả. Bạn cần phải trau dồi thêm kiến thức về đặc trưng các nhóm khách hàng hay mục tiêu thị trường. Trong đó, nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh sẽ giúp ích rất nhiều cho Marketing. Lập kế hoạch kinh doanh phòng Gym cần phân tích và đưa ra các chương trình Sale phù hợp.

Đồng thời, khi triển khai Marketing cần nhấn mạnh vào các ưu điểm nổi bật của doanh nghiệp. Nhằm xây dựng kế hoạch quảng bá hiệu quả nhất trong việc thu hút khách hàng cho phòng Gym. Thông tin quảng cáo cần lôi cuốn và có đầy đủ đi kèm hình ảnh nổi bật bắt mắt.

Kế hoạch Marketing cho phòng Gym

Bạn có thể lựa chọn quảng cáo trên cả phương tiên Online lẫn Offline. Bởi các kênh quảng bá phòng tập thể hình hiện khá đa dạng và đem lại hiệu quả cao. Bằng các cách thức trực tiếp như: Phát tờ rơi, Brochure, Sale, băng rôn, biển bảng. Ngoài ra, đối với hình thức trực tuyến thì doanh nghiệp có thể tạo Fanpage chạy Ads Facebook, Zalo, Youtube, Tiktok, Instagram,…

Nếu có điều kiện bạn nên lập Website và áp dụng SEO hoặc chạy quảng cáo Google Ads. Trừ những trang đó bạn sẽ tìm kiếm thêm được nguồn khách hàng tiềm năng. Lưu ý, càng quảng cáo, truyền thông tốt, doanh nghiệp càng nhanh chóng đạt được mức doanh thu mong muốn. Khi xây dựng kế hoạch Marketing cho phòng tập bạn cần có mục tiêu cụ thể về thời gian và chi phí được phân bố một cách hợp lý.

Lời kết

Lập kế hoạch kinh doanh phòng Gym là tài liệu mô tả hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Hoạch định này, hỗ trợ người chủ trong tiến trình tăng trưởng công ty. Hy vọng, những thông tin chia sẻ sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về cách thiết lập Business Plan.

Nguồn sưu tầm: PDCA