Xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm qua 10 bước
Trần Trí Dũng tiết lộ bí quyết xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm qua 10 bước trong bài viết này. Độc giả quan tâm hay bớt chút thời gian để tìm hiểu nhé!
1. Quy trình các bước lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm
Bạn đang chuẩn bị kinh doanh hay đã kinh doanh mỹ phẩm 1 thời gian rồi nhưng không mang lại hiệu quả? Bạn đã biết cách xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hay chưa? Hãy cùng Dũng tham khảo quy trình ngay nhé!
1.1 Xác định sản phẩm cần bán
Ngay sau khi nảy ra ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm thì tiếp theo bạn nên xác định được sản phẩm cần bán. Mỹ phẩm nào bán chạy? Nên kinh doanh mỹ phẩm nào để có lãi? Shop của bạn nên bán những dòng Skincare hoặc Make-up nào trên thị trường?
Hiện nay, thị trường mỹ phẩm rất đa dạng có vô số thương hiệu mỹ phẩm trong và ngoài nước. Thế nhưng, người bán hàng không nên tham lam chọn tất cả các dòng sản phẩm. Bạn nên cân nhắc khi lựa chọn mặt hàng kinh doanh nếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Trước khi xác định loại sản phẩm hay mặt hàng hoặc thương hiệu muốn bán, bạn hãy tiến hành nghiên cứu thị trường, khảo sát nhu cầu làm đẹp. Tìm hiểu các cửa hàng mỹ phẩm xung quanh khu vực của bạn để thu thập được những đánh giá khách quan nhất. Nhờ đó, bạn có thể phác thảo ra danh sách những thứ bạn cần để bắt đầu các bước kinh doanh mỹ phẩm. Qua đó, doanh nghiệp xác định được những sản phẩm đang được khách hàng ưa chuộng trên thị trường.
1.2 Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Khi lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm doanh nghiệp cần chú trọng xác định chân dung khách hàng mục tiêu. Bạn cần xem xét những đối tượng khách hàng mà mình đang hướng đến là ai? Người tiêu dùng thói quen mua sắm của họ như thế nào? Qua đó, giúp chủ doanh nghiệp có thể quyết định được sản phẩm, địa điểm và mức vốn đầu tư cho cửa hàng.
Ví dụ: Tùy thuộc vào phân khúc khách hàng mà chủ doanh nghiệp muốn hướng đến. Giả sử, khách hàng của bạn là doanh nhân, nhân viên văn phòng thì nên lựa chọn thương hiệu mỹ phẩm cao cấp. Ngoài ra, khi bạn nhắm đến đối tượng là sinh viên cần chọn những dòng mỹ phẩm giá rẻ. Chủ doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn sản phẩm phù hợp với các nhóm khách hàng khác nhau.
1.3 Nghiên cứu và phân tích thị trường
Để xây dựng chiến lược kinh doanh tốt, bạn cần nghiên cứu thị trường mỹ phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp nên quan tâm đến nhu cầu khách hàng, giá bán dự kiến tại khu vực kinh doanh, đối thủ cạnh tranh.
Những con số này sẽ giúp bạn thể dự đoán chi phí và lợi nhuận của cửa hàng qua hàng tháng. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể biết được điểm hòa vốn mà doanh nghiệp có thể đạt được. Điều này cũng giúp nhà quản trị có thể lựa chọn chính xác các phương pháp quảng cáo hiệu quả.
1.4 Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
Địa điểm là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự thành công của việc kinh doanh bán lẻ mỹ phẩm. Dù chọn vị trí nào, thì bạn cũng nên ưu tiên chọn những khu vực đông dân cư, có thể là trung tâm thành phố hoặc các ngã tư đông đúc. Đường đi lại dễ dàng, có bãi đậu xe ô tô thuận tiện cho quý khách hàng …
Tuy nhiên, bạn cần luôn lưu ý rằng địa điểm không phải là yếu tố cốt lõi quyết định mức độ thành công của một dự án kinh doanh. Chủ yếu, khách hàng đến với cửa hàng mỹ phẩm của bạn vì chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sau bán hàng.
1.5 Hoàn thành các thủ tục và đăng ký kinh doanh cửa hàng
Mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm cần thủ tục như thế nào? Đây là câu hỏi mà mọi người đều quan tâm khi bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm. Chủ doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký kinh doanh và hoàn thành các nghĩa vụ thuế. Doanh nghiệp nên chấp hành tốt các quy định kinh doanh để được bảo vệ về mặt pháp lý.
Bạn phải liên hệ với cơ quan đăng ký tại địa phương để hoàn tất thủ tục kinh doanh bán lẻ mỹ phẩm. Chủ đầu tư nên chọn một cái tên ngắn gọn, dễ nhớ, gây ấn tượng với khách hàng. Đặc biệt, tên được đăng ký cần phản ánh chính xác loại hình kinh doanh của bạn là mỹ phẩm.
Ngoài ra, bạn sẽ cần phải liên hệ với chính quyền địa phương liên quan để xin một bộ giấy phép kinh doanh. Ngoài ra còn các thủ tục liên quan khác như mã số thuế và đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm.
1.6 Trang trí cửa hàng mỹ phẩm
Trang trí cửa hàng đóng vai trò rất quan trọng để thu hút được ánh nhìn của khách hàng. Vì vậy. nhà đầu tư cần xác định rõ ràng phong các thiết kế của shop. Chủ doanh nghiệp cần biết rằng đối tượng khách hàng đang hướng đến đối tượng là ai? Người mua hàng là những đối tượng có thu nhập trung bình, học sinh, sinh viên hoặc công nhân. Ngược lại, người tiêu dùng cũng có thể là những người trung niên quan tâm tới làm đẹp.
Những bạn trẻ sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi phong cách nổi bật, màu sắc trẻ trung. Nhưng với những khách hàng trung tuổi cần ưu tiên những thiết kế, màu sắc trang nhã. Thế nên, doanh nghiệp nên lựa chọn kiểu thiết kế phù hợp để nhận được nhiều cảm tình hơn của khách hàng.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ khu vực trước và trong cửa hàng. Không gian mua sắm đẹp đẽ, gọn gàn sẽ nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Chắc chắn rằng, không một khách hàng nào muốn đặt chân vào một cửa hàng mỹ phẩm bừa bộn rác và không có tính thẩm mỹ.
1.7 Nguồn nhân lực tại cửa hàng
Nếu bạn không thể thường xuyên ở cửa hàng thì nên tuyển dụng thêm nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng là người tiếp xúc trực tiếp và ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Vì thế, bạn cần tuyển nhân viên có khả năng giao tiếp tốt hoặc những người đã có kinh nghiệm. Chủ cửa hàng cần xem xét dựa trên quy mô của doanh nghiệp để có các phương án tuyển dụng nhân sự cho phù hợp.
1.8 Quảng cáo cửa hàng
Trong thời đại công nghệ 4.0, quảng cáo được xem là hiệu quả nhất đối với cửa hàng mỹ phẩm mới. Hiện nay, quảng cáo rất đa dạng, với nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như: Tờ rơi, quan hệ công chúng, tiếp thị qua email, quảng cáo trên Google và mạng xã hội.
Mỗi mô hình kinh doanh sẽ có các loại quảng cáo phù hợp khác nhau. Một cách hiệu quả dành cho những cửa hàng mới là sử dụng các mối quan hệ của bạn bè, người thân để giới thiệu doanh nghiệp. Nhờ đó, từng bước mở rộng đối tượng khách hàng để phát triển Shop mỹ phẩm.
Thế nhưng, bạn nên lưu ý việc quảng bá thương hiệu không nên chỉ thực hiện vào thời điểm khai trương. Muốn hình ảnh của cửa hàng được phủ sóng rộng hơn thì cần thực hiện thường xuyên, liên tục. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp luôn duy trì được hiệu quả và thu hút được khách hàng mới đến với cửa hàng.
1.9 Mở rộng kinh doanh online đa kênh
Xu thế kinh doanh hiện nay là bán hàng đa kênh. Đây là giải pháp tốt nhất để đưa sản phẩm của bạn đến gần hơn với người tiêu dùng, mở rộng thị trường. Nói tóm lại, mở rộng kinh doanh online là đưa sản phẩm từ cửa hàng lên mạng Internet nơi có một lượng khách hàng cực lớn và tiềm năng.
Việc mở rộng kinh doanh Online mỹ phẩm là một ý tưởng rất hay. Bạn có thể tận dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, các website bán hàng. Hiện nay, khách hàng cũng rất thích mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử. Ví dụ: Shopee, Tiki, Lazada …sẽ giúp gia tăng doanh doanh thu cho cửa hàng.
1.10 Có thể áp dụng công nghệ trong việc kinh doanh
Chắc hẳn, để cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm hoạt đọng hiệu quả thì doanh nghiệp không thể bỏ qua phần mềm quản lý bán hàng. Ngay cả khi bạn kinh doanh trực tuyến đa kênh hay mở shop thì cũng nên áp dụng công nghệ trong. Điều này thực sự cần thiết để doanh nghiệp quản lý doanh số và bán hàng hiệu quả hơn.
Ngoài ra, khi sử dụng phần mềm trong kinh doanh không chỉ tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Công nghệ thông minh còn giúp bạn cập nhật xu hướng bán hàng mới nhất, giữ chân khách hàng cũ. Tiện ích từ phần mềm đem lại sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh so với vô vàn đối thủ trên thị trường.
2. Vì sao cần xây dựng kế hoạch kinh doanh
Hiện nay, bán mỹ phẩm đang là lĩnh vực hàng đầu trong xu hướng kinh doanh “HOT” nhất hiện nay. Lĩnh vực này đang mang lại lợi nhuận cao và cũng cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường. Vì thế, bạn cần phải xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm đầy đủ và chính xác và thực hiện chính xác từng bước. Một kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm tốt chính là bước đệm cho sự thành công.
3. Những sai lầm hay gặp phải khi kinh doanh mỹ phẩm
Kinh doanh mỹ phẩm là thị trường nhiều người thành công nhưng cũng không ít người thất bại. Trước khi kinh doanh bạn cần phải nghiên cứu để tránh lặp lại sai lầm của những người đi trước. Chủ đầu tư thường mắc sai lầm lớn nhất là chủ quan hoặc thiếu kiến thức. Dưới đây là những những lý do dẫn đến thất bại trong kinh doanh mỹ phẩm.
3.1 Không hiểu rõ về mô hình kinh doanh mỹ phẩm
Nhà đầu tư thường thất bại vì không hiểu rõ về mô hình kinh doanh. Sau đây, Dũng sẽ giới thiệu cho bạn 4 mô hình kinh doanh phổ biến đem lại hiệu quả cao nhất. Hãy cùng tham khảo nhé:
Mô hình kinh doanh online đã không còn xa lạ với nhiều người đặc biệt là các bạn gen Z. Bán hàng Online sẽ phù hợp với những người ít vốn hoặc mới bắt đầu kinh doanh. Bán hàng trên Internet là phương pháp hiệu quả để xây dựng được thương hiệu cá nhân. Nhờ đó giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí và dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng.
Kinh doanh tại cửa hàng
Mô hình này đòi hỏi nhiều vốn hơn, nhưng có uy tín và lợi nhuận cao. Thế nhưng, loại hình này tồn tại nhiều khuyết điểm làm cho cửa hàng mỹ phẩm gặp khó khăn. Thực tế, nhiều Shop đã phải đóng cửa do dịch Covid không đủ khả năng chi trả tiền mặt bằng. Vì vậy, bạn nên cân nhắc đừng vội vàng mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm offline trong giai đoạn này.
Kết hợp mở shop bán online và offline
Hình thức này là mô hình kinh doanh đa kênh. Bạn có thể hiểu đơn giản là cửa hàng mỹ phẩm vừa có bán trực tiếp tại Shop vừa bán hàng trực tuyến thông qua Internet. Thực tế, cửa hàng Offline cho phép bạn xây dựng lòng tin của khách hàng bằng cách khách hàng xem và thử mỹ phẩm. Ưu điểm khi bán online là sẽ tiếp cận đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp được phủ sóng mạnh mẽ hơn làm tăng doanh số bán hàng.
Cơ sở phân phối mỹ phẩm
Cơ sở kinh doanh mỹ phẩm chính là đại lý cấp sỉ và lẻ các mặt hàng liên quan đến mỹ phẩm. Thế nhưng, bạn nên lưu ý rằng hình thức kinh doanh này chỉ phù hợp với những người có nhiều kinh nghiệm và vốn bán hàng.
3.2 Không hiểu về nguồn lực của mình khi kinh doanh
Nguồn lực chính là yếu tố cốt lõi giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đem lại giá trị lợi nhuận. Nhiều người muốn khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm nhưng lại không nắm rõ nguồn lực và hiểu sai về nguồn vốn kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp không chỉ là tiền mà nó còn là tổng hợp của nhiều yếu tố khác.
Nguồn lực kinh doanh (Vốn) = Kiến thức mỹ phẩm + Kỹ năng bán hàng + Thương hiệu cá nhân + Tiền vốn
Kiến thức về mỹ phẩm
Để có thể dễ dàng tư vấn cũng như chăm sóc khách hàng nhiệt tình bạn nên trang bị những kiến thức về mỹ phẩm. Ví dụ như: Tên sản phẩm, giá tiền, công dụng, nơi sản xuất. Điều này sẽ đem lại cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời và quay lại cửa hàng của bạn.
Kỹ năng bán hàng
Đây được xem là một trong những kỹ năng quan trọng nhất tác động trực tiếp đến quyết định mua của khách hàng. Phát triển kỹ năng bán hàng tốt có thể giúp bạn bán được nhiều sản phẩm một cách dễ dàng. Đây chính là nguồn lực kinh doanh tốt nhất giúp bạn thu hồi vốn nhanh chóng.
Thương hiệu cá nhân
Không dễ để có thể xây dựng thương hiệu cá nhân uy tín và tạo lòng tin cho khách hàng. Thế nhưng, nếu bạn có thể tạo dựng được một thương hiệu cá nhân cho bản thân thì sẽ rất tuyệt vời. Doanh nghiệp sẽ tận dụng sức ảnh hưởng này để việc kinh doanh dễ dàng hơn.
Vốn
Muốn kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào thì vốn dĩ nhiên là yếu tố quan trọng nhất. Không có vốn, bạn rất khó khởi nghiệp.
4. Kinh nghiệm mở shop bán mỹ phẩm thành công
Nhu cầu làm đẹp của khách hàng ngày càng cao không phân biệt độ tuổi, giới tính. Thế nhưng, kéo theo theo sự phát triển đó thì các cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm mở ra ngày càng nhiều. Điều này đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải không ngừng trao đồi kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân để theo kịp xu hướng cửa thị trường. Dưới đây là những kinh nghiệm được PDCA tổng hợp và đúc kết từ chủ tiệm đi trước đã để lại. Hãy tham khảo ngay nhé!
4.1 Học hỏi kinh nghiệm từ người khác
Muốn kinh doanh bất kỳ các ngành nghề nào cũng cần có kinh nghiệm thì mới có thể thành công. Kinh doanh mỹ phẩm cũng như vậy bạn cần phải tìm tòi, học hỏi kiến thức của những người đã đi trước.
Google chính là kho tàng kiến thức hữu ích dành cho những người đang tích lũy kinh nghiệm. Bạn nên tìm kiếm thông tin về các thương hiệu mỹ phẩm uy tín và xem cách doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh? Những sai lầm nào cần tránh? Bí quyết tạo nên sự thành công của những nhãn hiệu này?
Để có trải nghiệm thực tế, hãy ghé thăm một số cửa hàng thẩm mỹ nổi tiếng trong khu vực. Trải nghiệm dịch vụ và giá sản phẩm của đối thủ, đồng thời tích lũy thêm kinh nghiệm.
Thế nhưng, hai phương pháp trên chỉ hữu ích cho việc thu thập thông tin theo cách chung chung. Hơn nữa, cách tốt nhất để “học hỏi” là xin việc tại một công ty/cửa hàng mỹ phẩm thành công và nghiên cứu xem:
-
- Những chiến lược kinh doanh nào mà doanh nghiệp áp dụng?
-
- Phân khúc khách hàng mục tiêu mà thương hiệu nhắm đến là ai?
-
- Doanh nghiệp nhập hàng ở đâu?
-
- Cách xử lý một đơn đặt hàng diễn ra như thế nào?
-
- Những phần mềm nào doanh nghiệp đang áp dụng trong kinh doanh? (Phần mềm chắm sóc khách hàng, social media, phần mềm quản lý kho …)
-
- Quy trình bán hàng cần chú trọng điều gì?
-
- Sản phẩm sẽ được trưng bày như thế nào?
4.2 Lập bảng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm chi tiết
Trên thực thế, ban có biết hàng năm có bao nhiêu cửa hàng thất bại không thể tiếp tục kinh doanh. Nguyên nhân chính dẫn đến việc đóng cửa là không lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cụ thể. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải lên một bản hoạch địch chiến lược chi tiết nhất nhằm giảm thiểu mức rủi ro của dự án.
Chủ doanh nghiệp cần tiến hành lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cần phải chi tiết và cụ thể. Để xác định kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm thường bao gồm:
-
- Sứ mệnh tầm nhìn cửa hàng.
-
- Xác định khách hàng mục tiêu, tìm kiếm thị trường tiềm năng.
-
- Ngân sách.
-
- Mục tiêu năm 1 và năm 2 (doanh số, nhân viên, chi nhánh …) …
-
- Phân tích đối thủ cạnh tranh.
-
- Kế hoạch tiếp thị.
-
- Triển khai các chiến dịch nhằm mở rộng thị trường kinh doanh. Lên kế hoạch mở rộng kinh doanh.
4.3 Xem xét về tiềm năng của dự án
Nhà đầu tư có thể kiếm được bao nhiêu lợi nhuận mỗi tháng nếu bạn bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm? Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh mà chi phí hoạt động khác nhau. Liệt kê và tính toán các chi phí mà chủ doanh nghiệp cần trả khi mở cửa hàng. Ví dụ như lương nhân viên, chi trả cho quảng cáo, tiền thuê mặt bằng, thanh toán điện, nước, … . Từ đó, nhà đầu tư có thể ước tính doanh thu của cửa hàng.
4.4 Xác định nguồn vốn kinh doanh mỹ phẩm
Trong khi kế hoạch, bạn cần xác định kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn. Thông thường để kinh doanh một cửa hàng mỹ phẩm sẽ tiêu tốn khoảng 100-150 triệu. Ngoài ra số vốn đầu tư phụ thuộc nhiều vào hình thức và định hướng kinh doanh. Ví dụ: bạn bán sản phẩm nội địa hay nhập khẩu, khách hàng mục tiêu, thị trường tiêu thụ,..
Tiền thuê mặt bằng
Nếu bạn thuê mặt bằng rộng thì nên chọn diện tích ít nhất là 30m2. Không gian rộng rãi sẽ mang đến cho khách hàng sự thoải mái và trưng bày được nhiều sản phẩm. Chọn các khu vực đông dân cư để tối ưu hóa cơ hội tiếp thị của cửa hàng. Nhiều chủ nhà yêu cầu nhà đầu tư phải trả tiền đặt cọc trước 3 hoặc 6 tháng hóa đơn thuê nhà. Do đó, chi phí trả tiền thuê cho toàn bộ vốn đầu tư ban đầu là rất cao.
Chi phí trang trí và vật dụng cần thiết cho cửa hàng
Để cửa hàng thêm phần bắt mắt bạn nên đầu tư lắp đặt hệ thống cửa hàng với. Những vật dụng cần thiết như các thiết bị trưng bày sản phẩm, kệ kính, hệ thống trưng bày chuyên nghiệp các loại mỹ phẩm.
Số vốn đầu tư vào trang thiết sẽ tùy thuộc vào sản phẩm, mặt hàng và loại hình kinh doanh. Đối với mỹ phẩm cao cấp, điều cần thiết là phải lắp đặt các tủ đồ bằng mặt kính. Điều này giúp đảm bảo an toàn khi có quá nhiều khách hàng và không thể quản lý được nếu không có đủ nhân viên.
Vốn dùng để nhập mỹ phẩm
Trên thị trường, hầu hết các loại mỹ phẩm đều có nhiều chủng loại và nhãn hiệu khác nhau. Đồng nghĩa với chủ doanh nghiệp nên chuẩn bị chi phí nhập hàng lúc đầu cũng rất cao. Hơn hết, có rất nhiều thương hiệu giá cao đến rất cao. Các chủ đầu tư thường muốn cố gắng nhập thật nhiều mẫu sản phẩm để có thể phục vụ được nhiều khách hàng nhất có thể.
Giá thành của sản phẩm không chỉ cần được xem xét khi mua sản phẩm lần đầu tiên. Bởi vậy, bạn cần phải chú ý đến các khoảng vốn nhập hàng hóa sau này đợt 2, đợt 3. Doanh nghiệp nên dự trù một khoảng vốn cho việc nhập sản phẩm mới đề phòng rủi ro hàng hóa bán chậm hoặc hết hạn.
Vốn dự trù khi hoạt động kinh doanh
Giả sử, nếu công việc kinh doanh không hiệu quả, chưa mang lại lợi nhuận. Thực tế, bạn cần hiểu rằng khi mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm thì sẽ có rất ít hoặc không có khách hàng trong những tháng đầu tiên. Do đó, số vốn dự trù phải đảm bảo đủ để trang trải tiền thuê nhà, điện, nước, nhân viên.
4.5 Nên mở cửa hàng online hay offline
Chủ doanh nghiệp đều phân vân khi lựa chọn mở cửa hàng hay kinh doanh mỹ phẩm online. Nếu như bạn đã xác lập được mục tiêu và phương hướng kinh doanh thì không khó để trả lời câu hỏi này. Giả sử, bạn đang thiếu vốn thì kinh doanh online là lựa chọn an toàn nhất.
Ngược lại, khi bạn đang có sẵn nguồn vốn và xã định kinh doanh lâu dài. Thì phương pháp tối ưu nhất là nên mở cửa hàng kinh doanh. Shop mỹ phẩm sẽ là cơ sở để phát triển kinh doanh nhanh hơn và có nhiều khách hàng hơn.
Kinh doanh mỹ phẩm Offline:
-
- Khách hàng sẽ tin tưởng nếu bạn có cửa hàng.
-
- Kinh doanh đa kênh vừa Online song song với cửa hàng.
-
- Nếu khách hàng không có thói quen mua sắm Online thì cửa hàng của bạn là một lợi thế.
Cửa hàng mỹ phẩm trực tuyến:
-
- Doanh nghiệp có thể bán hàng trên nhiều kênh trực tuyến. Thế nhưng, bạn không thể tiếp cận khách hàng bằng các kênh truyền thống.
-
- Nhiều khách hàng không tin tưởng shop Online. Bởi vì, doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu uy tín và lòng tin cho khách hàng.
Tổng kết
Kinh doanh mỹ phẩm là một thị trường màu mỡ, đầy tiềm năng. Và có thể mang lại lợi nhuận cao. Vì vậy, hãy lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm thật chi tiết ngay hôm nay. Với những bí quyết mà Dũng chia sẻ trên đây. Doanh nghiệp đã nắm được quy trình các bước xây dựng kế hoạch trong kinh doanh.