Văn hóa doanh nghiệp là gì? Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Đăng ngày 14/10/2024 lúc: 09:4014 lượt xem

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Các nhà lãnh đạo đã hiểu hết văn hóa doanh nghiệp là gì chưa? Cùng Trần Trí Dũng tìm hiểu vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong bài viết nhé!

Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tầm quan trọng thật sự của văn hóa doanh là gì? Các yếu tố quan trọng để hình thành văn hóa doanh nghiệp tích cực là gì? Trần Trí Dũng sẽ giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây.

1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?

1.1. Hiểu về văn hóa doanh nghiệp

Nhiều chủ doanh nghiệp còn chưa hiểu văn hóa doanh nghiệp là gì? Văn hóa doanh nghiệp là tất cả những giá trị văn hóa của một doanh nghiệp, được hình thành và phát triển trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Mọi thói quen, hành xử cũng như cách làm việc hàng ngày của nhân sự đều sẽ bị văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng và chi phối.

1.2. Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện qua điều gì?

Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện qua 2 hình thức là hữu hình và vô hình. Văn hóa doanh nghiệp tích cực hay không chỉ cần nhìn những yếu tố này là có thể nhận thấy.

1 – Hình thức hữu hình

Những yếu tố hữu hình chính là: đồng phục chung, khẩu hiệu, biểu ngữ, catalog, quy định và nội quy doanh nghiệp… Đây là những yếu tố hiện hữu và có thể nhìn thấy mỗi ngày, ảnh hưởng trực tiếp tới đánh giá của khách hàng, đối tác cũng như chính nhân sự tới doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp đầu tư vào những yếu tố hữu hình này cũng đồng nghĩa với việc văn hóa doanh nghiệp đang phát triển tích cực, khiến hình ảnh của doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn.

2 – Hình thức vô hình

Văn hóa doanh nghiệp còn được thể hiện qua những thức vô hình như: cách đào tạo nhân viên, tư duy của nhân sự, không khí làm việc, thái độ làm việc, cách hành xử… Rõ ràng, đây chính là những yếu tố tiên quyết thể hiện trình độ cũng như quyết định phần lớn tới sự thành bại của doanh nghiệp.

2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi đóng vai trò không thể thay thế trong quá trình phát triển và thành công của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố hàng đầu tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp với nhau.

2.1. Nâng cao hiệu suất làm việc

Một văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ thúc đẩy quá trình và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân sự. Qua đó, doanh nghiệp có thể khai thác tối đa tiềm năng phát triển của nhân sự. Điều này giúp nhân viên:

  • Định hướng được mục tiêu
  • Hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình
  • Thúc đẩy tinh thần làm việc
  • Tạo động lực để nhân sự phấn đấu trong công việc.

Kết quả đạt được sẽ là nâng cao hiệu suất làm việc cũng như chất lượng công việc đã hoàn thành.

2.2. Thu hút và giữ chân nhân tài

Văn hóa doanh nghiệp tích cực không chỉ giúp thu hút nhân tài đến làm việc mà còn giữ chân người giỏi đồng hành lâu dài với công ty. Những nhân sự ưu tú luôn có nhiều lựa chọn trong quá trình tìm kiếm môi trường làm việc phù hợp nhất. Chính vì vậy, những doanh nghiệp có một nền văn hóa tích cực, đem đến nhiều cơ hội phát triển cho nhân sự sẽ là những lựa chọn hàng đầu của những nhân tài này.

2.3. Tạo môi trường làm việc tích cực

Văn hóa doanh nghiệp luôn hiện hữu và chi phối cách hành xử, lối sống, thái độ, cách làm việc của toàn bộ nhân sự. Chính vì vậy, một nền văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ kéo theo vô vàn sự tích cực khác trong doanh nghiệp, từ đó tạo nên một môi trường làm việc hài hòa, cởi mở và chuyên nghiệp nhất cho nhân viên.

2.4. Mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng

Vai trò quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp chính là mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng. Điều khách hàng quan tâm đến chính là chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Trong khi đó, người trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ đem đến tay khách hàng chính là nhân sự doanh nghiệp.

Một nền văn hóa tích cực sẽ đem đến môi trường làm việc lý tưởng nhất cho họ, giúp thúc đẩy và nâng cao quá trình sáng tạo ra sản phẩm. Văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ được chuyển hóa thành sản phẩm và dịch vụ chất lượng, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm hài lòng nhất.

“Ông Tony Dzung, chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Trường Doanh Nhân HBR luôn nhấn mạnh: “Tài sản lớn nhất của chúng ta là văn hóa doanh nghiệp”. 

Văn hóa đó sẽ thu hút, sàng lọc, lựa chọn những con người phù hợp và sau đó lại chăm sóc nhân viên của chúng ta. Những nhân viên đó sẽ là người chăm sóc khách hàng của chúng ta. và khách hàng chính là người chăm sóc công việc kinh doanh của chúng ta.

3. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp là gì?

3.1. Tầm nhìn

Peter Senge từng nói: “Tầm nhìn là bức tranh trong tương lai mà bạn muốn tạo ra”. Nghĩa là, tầm nhìn là một tuyên bố ngắn gọn, cụ thể về vị trí mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong tương lai. Tầm nhìn là mục tiêu lớn nhất và có tính định hướng. 

Từ tầm nhìn này, doanh nghiệp đưa ra những mục tiêu nhỏ hơn, hướng đi cụ thể, tạo động lực cho lãnh đạo và toàn bộ nhân viên trong việc xây dựng, phát triển doanh nghiệp. Tầm nhìn chính là “kim chỉ nam” cho mọi quyết định và hành động của doanh nghiệp.

Tầm nhìn của Vinamilk là: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”. Để thực hiện mục tiêu lớn này, ban giám đốc Vinamilk xác định tập trung nhất vào việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, từ sữa đặc ông Thọ, sữa tươi đóng hộp, sữa bột…

Bên cạnh đó, Vinamilk còn thực hiện nhiều chiến dịch hướng về cộng đồng. Điều này giúp thương hiệu này tạo lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt thật sự trong lòng người tiêu dùng Việt.

3.2. Sứ mệnh

Sứ mệnh của doanh nghiệp là những từ ngữ, mục đích và lý do để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Sứ mệnh hướng tới những điều cần thực hiện ở tương lai. Từ đó, doanh nghiệp coi đó là mục tiêu và đích đến để cán bộ nhân viên làm việc và cống hiến.

Nhiều chủ doanh nghiệp nhầm lẫn giữa tầm nhìn và sứ mệnh. Họ cho rằng 2 yếu tố này giống nhau. Tuy nhiên, sứ mệnh là bản sắc của doanh nghiệp. Tầm nhìn là hành trình để thực hiện sứ mệnh đó. Bản tuyên bố sứ mệnh xác định văn hóa, giá trị, đạo đức và mục tiêu của doanh nghiệp. 

Sứ mệnh của Vinamilk là: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu. Bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người, xã hội”. Vinamilk xác định làm việc với sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao với cộng đồng Việt. Từ đó, thương hiệu này cung cấp ra thị trường nhiều dòng sản phẩm làm từ sữa chất lượng. Tất cả đều có giá thành phù hợp.

Kiên định với mục tiêu “Vì một thế hệ trẻ khỏe mạnh”. Vinamilk thực hiện nhiều chương trình dinh dưỡng như: Sữa học đường, Quỹ sữa vươn cao Việt Nam, Bạn khỏe mạnh – Việt Nam khỏe mạnh…

3.3. Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi là hệ thống nguyên tắc, tôn chỉ về đạo đức, hành vi, thái độ của cán bộ nhân viên doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi giúp định hướng, định hình được hình ảnh thương hiệu của công ty với khách hàng/ đối tác. Nó giúp việc tuyển dụng nhân tài hiệu quả hơn. Đồng thời hỗ trợ giải quyết khủng hoảng của công ty nhanh chóng.

=> Jeff Bezons, nhà sáng lập kiêm CEO của Amazon đã nói: “Yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của Amazon là văn hóa tập trung vào khách hàng tới mức ám ảnh”.

3.4. Con người

Nhân tố quan trọng góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là con người. Trong đó, vai trò của người lãnh đạo doanh nghiệp cực kỳ quan trọng. Người lãnh đạo cần hiểu mình, trả lời chi tiết câu hỏi “Tôi là ai? Tôi muốn trở thành ai? Tôi sinh ra để phục vụ ai? Tôi sẽ mang đến giá trị gì cho nhân viên, khách hàng, đối tác?”.

Lãnh đạo hiểu mình sẽ đưa ra tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp. Khi lãnh đạo giỏi và tích cực sẽ thu hút nhiều nhân tài có chuyên môn tốt và thái độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

3.5. Môi trường làm việc mở

Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của văn hóa doanh nghiệp. Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp hiện nay. Các doanh nghiệp lớn thường thiết kế không gian làm việc “mở”. Điều này giúp tăng sự kết nối giữa các nhân viên và các phòng ban liên quan. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ có trách nhiệm làm việc và lan tỏa các giá trị của công ty.

4. Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp thế nào?

Điều này giúp tăng sự kết nối giữa các nhân viên và các phòng ban liên quan. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ có trách nhiệm làm việc và lan tỏa các giá trị của công ty.

Bước 1: Xác định văn hóa hiện tại của doanh nghiệp.

Bước 2: Xác định văn hóa doanh nghiệp lý tưởng mà lãnh đạo doanh nghiệp muốn hướng tới.

Bước 3: Xác định yếu tố quan trọng hình thành văn hóa doanh nghiệp.

Bước 4: Lên kế hoạch thực hiện các khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp.

Bước 5: Bắt tay vào thực hiện quyết liệt.

Bước 6: Đo lường hiệu quả và cải tiến liên tục các khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp.

5. Kết luận 

Văn hóa doanh nghiệp là “xương sống” giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Việc luôn cải thiện và nâng cao văn hóa doanh nghiệp trở nên tích cực sẽ giúp cho doanh nghiệp càng trở nên chuyên nghiệp và vững mạnh.

Nguồn tham khảo