Vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp
Vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp là gì? Các độc giả hãy bớt một vài phút tham khảo bài viết này của CEO Trần Trí Dũng nhé!
Trở thành một nhà lãnh đạo không hề dễ. Lãnh đạo cần có vai trò cụ thể trong cách tiếp cận công việc và hướng dẫn người khác. Để trở thành mẫu người lãnh đạo mà người khác muốn làm việc chung. Mỗi người phải biết các vai trò lãnh đạo khác nhau mà nhân viên mong đợi. Người lãnh đạo cần sở hữu các kỹ năng cần thiết để thể hiện vai trò.
Kiến tạo tầm nhìn
Một người lãnh đạo kiến tạo tầm nhìn có khả năng nhìn thấy tương lai và đưa ra các mục tiêu. Thông qua việc phân tích:
- Môi trường
- Thị trường
- Các xu hướng hiện tại.
Người lãnh đạo đưa ra các quyết định chính xác. Họ xây dựng chiến lược phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
Vai trò của người lãnh đạo bao gồm việc phát triển, cập nhật và thay đổi tầm nhìn của mình. Tầm nhìn phải phù hợp với sự thay đổi của môi trường và thị trường hiện tại. Điều này cũng giúp họ động viên và truyền cảm hứng cho nhân viên. Nhân viên sẽ đồng tâm hiệp lực đóng góp vào việc đạt được mục tiêu của tổ chức.
Xây dựng chiến lược
Bằng cách xây dựng một chiến lược rõ ràng, toàn diện, lãnh đạo giúp tổ chức đạt được mục tiêu chung. Đồng thời thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh biến động liên tục. Chiến lược tốt phải dựa trên những hiểu biết về môi trường bên ngoài và bên trong tổ chức.
Người lãnh đạo phải có khả năng xác định những cơ hội và thách thức mà tổ chức phải đối mặt. Đồng thời xây dựng một chiến lược để khai thác các cơ hội. Qua đó giảm thiểu các thách thức đó. Sau đó truyền đạt chiến lược của mình cho các thành viên. Lãnh đạo đảm bảo rằng họ hiểu và cam kết thực hiện một cách quyết liệt. Một chiến lược tốt chỉ có thể thành côn. Nếu nó được mọi người trong tổ chức thực hiện một cách thống nhất.
Hoạch định chính sách
Các chính sách, quy tắc, quy định giúp:
- Định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp
- Đảm bảo tính công bằng, chính trực
- Tuân thủ các quy định pháp luật.
Thông qua việc hoạch định, các nhà lãnh đạo cũng đặt ra cơ chế. Nó giúp mỗi nhân viên hướng tới lợi ích chung của tổ chức.
Người lãnh đạo cần đảm bảo các chính sách được thiết lập. Những chính sách được áp dụng đúng mực, phù hợp với tình hình thực tế, quy định chung. Đồng thời thường xuyên đánh giá và cập nhật các chính sách và quy định này. Từ đó đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.
Thực thi chiến lược
Một chiến lược tốt không thể thành công nếu không được thực thi một cách hiệu quả và đúng đắn. Việc thực thi đó đòi hỏi cần có sự hỗ trợ từ những người lãnh đạo tài ba. Nhà lãnh đạo cần phải có khả năng:
- Điều hành
- Quản lý
- Hướng dẫn đội ngũ nhân viên
- Đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện theo chiến lược đã đặt ra.
Ngoài ra, cần tạo ra sự thống nhất và đồng bộ giữa các bộ phận/ phòng ban, cá nhân hoặc đội nhóm. Lãnh đạo đảm bảo rằng mọi người đều đồng tâm hiệp lực. Nhân viên phải đóng góp vào việc thực hiện chiến lược một cách tận tâm nhất. Người lãnh đạo cũng đừng quên việc giám sát và đánh giá quá trình thực thi chiến lược. Qua đó đưa ra các điều chỉnh và cải tiến nếu cần thiết.
Đại diện vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp
Nhà lãnh đạo đóng vai trò là người đại diện pháp lý cho doanh nghiệp, bao gồm việc tư vấn pháp lý, giải quyết các tranh chấp pháp lý, tuân thủ các quy định và luật pháp về hoạt động kinh doanh. Điều này đòi hỏi họ cần phải có kiến thức cơ bản về quy định pháp luật, đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được tuân thủ đúng quy định.
Nhà lãnh đạo cũng cần đảm bảo công ty có đủ tài liệu pháp lý và các chứng từ cần thiết nhằm đại diện cho doanh nghiệp trong các vụ kiện hoặc các cuộc thương thảo với các đối tác kinh doanh.
Dẫn dắt, nuôi dưỡng đội ngũ nhân viên
Nhà lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc dẫn dắt, nuôi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân viên của mình. Việc có một đội ngũ nhân viên có năng lực, kỹ năng, tận tụy và đam mê với vai trò của mình là yếu tố quan trọng để đạt được thành công bền vững trong doanh nghiệp.
Theo đó, nhà lãnh đạo cần xây dựng một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới. Họ cần phải đưa ra các mục tiêu cụ thể, đồng thời tạo ra các cơ hội để nhân viên phát triển kỹ năng, kiến thức của mình, bằng cách cung cấp các khóa học ngắn hạn, những buổi training trong công ty,…
Ngoài ra, việc lắng nghe và hỗ trợ nhân viên cũng là một vai trò rất cần thiết. Nhà lãnh đạo cần tìm hiểu để biết được nhu cầu, ý kiến và quan điểm của nhân viên, sau đó đưa ra các giải pháp để hỗ trợ, các chính sách và phương pháp để đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân của mỗi nhân viên.
Kiểm soát cơ cấu tổ chức
Vai trò của người lãnh đạo trong việc kiểm soát cơ cấu tổ chức là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động của tổ chức được diễn ra một cách hiệu quả và có tính bền vững. Kiểm soát cơ cấu tổ chức giúp nhà lãnh đạo đảm bảo rằng các quy trình, chức năng và trách nhiệm được phân bổ đúng, đủ và phù hợp với chiến lược cũng như mục tiêu của tổ chức.
Cơ cấu tổ chức bao gồm cách thức tổ chức các phòng ban, bộ phận, quy trình làm việc. Nhà lãnh đạo cần phải xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý để đảm bảo mỗi cá nhân hiểu rõ trách nhiệm của mình và đóng góp tích cực vào mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi kiểm soát cơ cấu tổ chức, nhà lãnh đạo cũng có thể tối ưu hóa tài nguyên, tăng cường hiệu quả và giảm chi phí. Họ cũng có thể đảm bảo rằng các dự án, hoạt động được quản lý một cách hiệu quả và đạt được kết quả tốt hơn.
Xây dựng mạng lưới mối quan hệ
Một nhà lãnh đạo cũng phải là một nhà mạng, kết nối với nhân viên và các nhà lãnh đạo khác ở trong và ngoài công ty. Các nhà lãnh đạo có thể cần phát triển mạng lưới các nhà cung cấp để giúp doanh nghiệp phát triển. Theo đó, họ có thể tham dự các hội thảo, hội nghị và sự kiện do công ty tài trợ, đồng thời hợp tác với các nhà lãnh đạo cùng lĩnh vực để chia sẻ kiến thức.
Việc xây dựng mạng lưới mối quan hệ cho phép nhà lãnh đạo kết nối với các đối tác, khách hàng, nhà cung cấp và nhà đầu tư, xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, lành mạnh. Điều này còn giúp nhà lãnh đạo tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, góp phần vào sự phát triển lớn mạnh của tổ chức.
Giao tiếp và đóng góp ý kiến mang tính xây dựng
Giao tiếp hiệu quả giúp nhà lãnh đạo truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu và chính xác. Điều này cũng bao gồm việc làm chủ trong các cuộc họp, buổi thuyết trình. Đồng thời họ cũng cần lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên. Từ đó có những điều chỉnh hay hỗ trợ kịp thời.
Đóng góp ý kiến mang tính xây dựng cũng rất quan trọng để tạo ra sự đồng thuận và hợp tác trong tổ chức. Những ý kiến mang tính xây dựng luôn mang một ý nghĩa tích cực sâu xa. Thay vì chỉ phán xét, chỉ trích nhau. Điều này có thể tạo ra một môi trường làm việc tốt. Ở đó, tất cả mọi người được thoải mái thể hiện bản thân. Nhân viên được đóng góp ý kiến, sáng tạo không giới hạn,… Chính vì vậy, trong vai trò của một người lãnh đạo, sự bao dung, thấu hiểu, hỗ trợ là rất cần thiết để có những ý kiến mang tính xây dựng.
Quản lý xung đột, giải quyết vấn đề
Cho dù giữa các đồng đội, nhân viên hay đồng nghiệp, vai trò lãnh đạo cần nắm vững chính là giải quyết xung đột. Nhà lãnh đạo xuất sắc không né tránh hoặc phớt lờ xung đột, họ coi xung đột là cơ hội để nói chuyện cởi mở và chia sẻ các vấn đề. Điều này có thể giúp giải quyết xung đột một cách nhanh chóng để không làm gián đoạn năng suất và động lực của nhân viên. Đồng thời, về lâu dài có thể dẫn đến một nhóm với mối quan hệ bền chặt hơn.
Một nhà lãnh đạo ưu tiên luôn quan tâm và ưu tiên con người sẽ tạo ra một môi trường làm việc tích cực, trong đó mọi người cảm thấy có giá trị và được đánh giá cao, đồng thời là nơi họ có thể phát triển và đạt được nhiều thành công hơn. Để thúc đẩy đổi mới, hãy tập trung vào con người chứ không phải công nghệ. Điều này sẽ tạo ra một nền văn hóa đổi mới, khuyến khích nhân viên tìm kiếm bước đột phá.