USP là gì? Tại sao USP cần thiết cho doanh nghiệp?

USP là gì? Tại sao USP cần thiết cho doanh nghiệp?

USP là gì? Tại sao USP cần thiết cho doanh nghiệp? CEO Trần Trí Dũng sẽ dành bài viết này để giải đáp thắc mắc cho độc giả. Cùng đọc ngay!

Ngày nay, khi tìm kiếm trên Internet về các vấn đề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn dễ dàng thấy cụm từ viết tắt USP. Vậy USP là gì? Và tại sao nó lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

USP là gì?

USP là cụm từ viết tắt của Unique Selling Point. USP còn được gọi là lợi thế bán hàng độc nhất. Khái niệm được đưa ra bởi người tiên phong lĩnh vực quảng cáo truyền hình. Đó là Rosser Reeves của Ted Bates & Company. USP được đưa ra nhằm giải thích sự thành công của các chiến dịch tiếp thị. Đó là đưa ra được những điểm độc đáo và thực sự khác biệt. Nhờ đó để thuyết phục khách hàng.

USP là một cách tuyệt vời để bạn có thể tự tạo ra một thị trường ngách cho chính mình. Khi có USP, bạn cũng không phải lo cạnh tranh với các đối thủ khác về giá.

Xây dựng được USP sẽ giúp gì cho doanh nghiệp của bạn?

Các bạn thử hình dung, trong một thế giới ngập tràn các sản phẩm và dịch vụ tương tự nhau. Thêm vào đó cộng với thông tin vô cùng dễ tìm kiếm và so sánh trên mạng internet. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn cũng “na ná” như của các công ty khác. Liệu khả năng thành công của bạn có cao không? Và một điều chắc chắn rằng bạn sẽ tốn nhiều chi phí hơn để giúp cho sản phẩm xuất hiện nhiều hơn. Như vậy, với các doanh nghiệp mới liệu có tồn tại được? 

Ví dụ dễ thấy

Một ví dụ dễ thấy là tại sao các thương hiệu như Starbucks, Highland… lại thành công. Mặc dù họ đang kinh doanh tại “thánh đường coffee” như Việt Nam. Mặc cho dù họ bán với giá bán rất cao so với các quán cafe bình dân giá rẻ khác? Đó chính là nhờ họ tạo ra USP của chính mình.

Starbucks chọn USP là coffee thượng hạng nhất. Họ biến quán coffee thành nơi chốn thứ ba sau tổ ấm thật sự. Đó cũng là nơi làm việc của người mua hàng. Tất nhiên, Starbucks còn bán rất nhiều đồ ăn nhanh nhưng coffee vẫn được ưu tiên biết đến là thượng hạng nhất. Với Highland thì USP lại là thuần việt “coffee pha phin”.

Lợi ích của USP

Có thể thấy, USP sẽ giúp doanh nghiệp của bạn vượt lên khỏi những “TIẾNG ỒN”… Bạn hãy bớt chút thời gian lướt qua trang “google search” để kiểm tra thử một vài từ khóa hay dịch vụ mà bạn ưa thích. Bạn sẽ tìm thấy vô vàn các từ ngữ quảng cáo cho mọi loại ngành nghề. Mỗi quảng cáo hầu như đều muốn “hét” lên với người tiêu dùng. Nổ rằng họ là “tốt nhất, rẻ nhất, trung thực, thân thiện nhất, chuyên nghiệp nhất…”. Quảng cáo cũng có nhiều ngôn từ có phần sáo rỗng khác… Chúng tôi gọi đây là những “TIẾNG ỒN”. 

Vậy, làm sao các khách hàng tiềm năng (KHTN) trong thị trường mục tiêu có thể xác định được lợi ích nào cần thiết cho họ. Đâu là lựa chọn tốt nhất cho họ, nếu có? Nói chung là họ không thể… Một kết quả dễ hình dung là: KHTN sẽ “bốc” điện thoại lên, chọn một vài số và bấm nút gọi. Hoặc họ click vào một số trang web hấp dẫn để xem qua. Sau đó họ sẽ chọn doanh nghiệp đưa ra giá rẻ nhất. Nhưng các bạn đều biết lựa chọn giá rẻ nhất không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất.

Xây dựng USP như thế nào?

Sau khi được chia sẻ về lợi ích của việc xây dựng được USP, có rất nhiều khách hàng hỏi tôi về cách làm để tạo ra USP cho công ty họ, giống như tôi có sẵn từ trong túi và có thể lôi ra giao cho họ bất cứ lúc nào vậy. Đúng là tôi có công thức chung, rất rõ ràng nhưng các doanh nghiệp không thể không làm gì mà có ngay công thức đó để một sớm một chiều tạo ngay ra USP cho doanh nghiệp của mình. Mà nếu thực tế có đúng như vậy, tôi đã cung cấp cho cả trăm chủ Doanh nghiệp là khách hàng của tôi. 

Vậy giữa hàng trăm người này đâu là sự khác biệt khi mà họ dùng một công thức từ chúng tôi – các nhà huấn luyện ActionCOACH mà ra? Điều này giải thích vì sao các Business Coach cứ hỏi mà không giao ngay cho chúng tôi.

Để có thể xây dựng một USP thật sự thành công không hề đơn giản và nhanh chóng được, nó phải trải qua một thời gian nhất định và áp dụng thêm nhiều khảo sát, kiểm tra và đo lường để chốt hạ được một USP. Cá nhân tôi hay gọi vui đó là phương pháp “Bồi – Đầm – Già – Xì/J.Q.K.A” mà các anh chị Chủ Doanh nghiệp rất thích thú. Vậy J.Q.K.A là các từ khoá gì mà quyền lực và áp dụng rộng rãi như vậy? Đó chính là: 

Journey

Mọi kết quả đều cần có lộ trình, hành trình hay nói chính xác là cần có các bước và thời gian để hoàn thành nó.

Quality và Quantity

Chính là kiểm tra và đo lường. Khi xây dựng 1 USP nhất định phải có các khảo sát kiểm tra và đo lường về chất lượng các USP và cả số lượng các tiêu chí cũng như số lượng mẫu khảo sát, số lượng khách hàng tham gia khảo sát… Nếu quên yếu tố này, bạn có thể cho ra đời một USP của doanh nghiệp mình và rồi thấy ngay đối thủ có USP tương tự.

Key

Chính là nhắc chúng ta tìm và lựa chọn ra các tính chất, đặc tính hoặc chất lượng thật sự độc đáo và duy nhất, đảm bảo được yếu tố KEY này thì mới đảm bảo được USP đúng nghĩa.

Activities

Khi bạn đã có lựa chọn tốt nhất thì đừng chần chừ gì nữa mà phải hành động ngay. Hãy thực hiện một chuỗi những hành động đủ + đúng + đều để có được USP.

Lời kết

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về USP là gì, biết tới lợi ích USP mang lại cho doanh nghiệp của bạn. Trong bài viết kế tiếp, tôi sẽ hướng dẫn bạn các cách để xây dựng USP hiệu quả nhất. Hãy đón đọc!

Link tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments