UCP là gì? Vai trò trong thanh toán quốc tế

Đăng ngày 12/10/2024 lúc: 14:4922 lượt xem

UCP là gì? Vai trò trong thanh toán quốc tế

UCP là gì? Vai trò trong thanh toán quốc tế của UCP 600 là gì? Độc giả hãy dành một vài phút cùng Trần Trí Dũng tìm hiểu trong bài viết này!

1. UCP là gì?

1.1 Khái niệm UCP là gì?

UCP là gì? Đó là từ viết tắt của cụm từ The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits. UCP là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP.

UCP điều chỉnh không chỉ từ các ngân hàng mà là tất cả các bên liên quan đến giao dịch LC. Cụ thể:

  • Các ngân hàng (NHPH, NHTB, NHXN, NHCK…).
  • Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
  • Các bên liên quan khác (nhà chuyên chở, công ty bảo hiểm…).

1.2 Nguyên do và lịch sử ra đời của UCP

Thương mại quốc tế phát triển kéo theo sự phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng làm trung gian cho hoạt động mua bán quốc tế, làm cho Tín dụng chứng từ có cơ sở phát triển và được sử dụng rộng rãi.

Do mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật, tập quán riêng và thể chế chính trị khác nhau, nên đã cản trở hoạt động các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, trong đó có giao dịch bằng LC, và cuối cùng là cản trở thương mại quốc tế.

Chính vì vậy, phải có một quy tắc chung để điều chỉnh phương thức thanh toán bằng LC nhằm giảm thiểu các tranh chấp, tăng tính hiệu quả của phương thức này. Nội dung các quy tắc chung này bao gồm việc định nghĩa, đơn giản hóa và tập hợp các tập quán, kỹ thuật nghiệp vụ áp dụng trong giao dịch LC.

Năm 1993, ICC đã ban hành bản Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice For Documentary Credit – UCP). UCP do Ủy ban Kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng (ICC Commission on Banking Technique and Practice), còn gọi là ủy ban Ngân hàng (Banking Commision), tập hợp các chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực ngân hàng.

Ngay từ khi xuất hiện, UCP đã được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trên thế giới, trở thành cơ sở cho thanh toán bằng LC trong thương mại quốc tế.

1.3 Các phiên bản của UCP

Mặc dù bản UCP lần đầu ra đời đã được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên, trong một thế giới năng động và phát triển không ngừng, thì việc sửa đổi UCP để phù hợp với thực tiễn là cần thiết.

Do đó, kể từ khi ra đời, UCP đã trải qua các lần sửa đổi như sau:

1. Phát hành lần đầu: UCP 82 – 1933 ICC

2. Sửa đổi lần thứ nhất: UCP 151 – 1951 ICC

3. Sửa đổi lần thứ hai: UCP 222 – 1962 ICC

4. Sửa đổi lần thứ ba: UCP 290 – 1974 ICC

5. Sửa đổi lần thứ tư: UCP 400 – 1983 ICC

6. Sửa đổi lần thứ năm: UCP 500 – 1993 ICC

7. Sửa đổi lần thứ sáu: UCP 600 – 2007 ICC

Về nguyên tắc, việc sửa đổi UCP là không tiến hành định kỳ, mà căn cứ vào nhu cầu thực tế của giao dịch LC, phù hợp với sự phát triển của các lĩnh vực liên quan, như: công nghệ thông tin, công nghệ vận tải, công nghệ ngân hàng, công nghệ thương mại…

UCP có nhiều phiên bản khác nhau, hiện nay UCP 600 đang là phiên bản được sử dụng phổ biến nhất. UCP 600 là bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (L/C). UCP 600 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2007

UCP 600 hiện đang được các ngân hàng và các doanh nghiệp tham gia của trên 175 quốc gia áp dụng vào giao dịch thương mại. Theo ước tính có đến 13-17% giao dịch thương mại quốc tế/ xuất nhập khẩu hàng hóa đang sử dụng thư tín dụng L/C.

1.4 So sánh UCP 500 và UCP 600

Thứ nhất: Ngôn ngữ trình bày nội dung các điều khoản của UCP 600 rõ ràng, dễ hiểu hơn: Đưa vào nhiều điều khoản định nghĩa, giải thích về các bên; các vấn đề có liên quan đến thanh toán tín dụng chứng từ:

Chẳng hạn, điều 2 “Definitions” (Định nghĩa) của UCP 600 đã nêu ra một loạt định nghĩa như: Advising bank, Applicant, Beneficiary, Complying presentation, Confirmation, Confirming bank, Credit, Honour, Negotiation, Presentation…

Thứ hai: UCP 600 đã bỏ bớt một số điều khoản so với UCP500. tổng cộng

UCP 600 có 39 điều khoản trong đó UCP500 có 49 điều khoản.

Thứ ba: UCP 600 đưa vào 3 điều khoản mới hoàn toàn:

 

  • Điều khoản 2: các định nghĩa:

 

 

  • Điều khoản 3: Các diễn giải:

 

 

  • Điều khoản 15: Xuất trình chứng từ phù hợp.

 

2. Vai trò của UCP trong thanh toán quốc tế

►  UCP 600 là nguồn luật cơ sở để xây dựng các điều khoản chính cho thư tín dụng chứng từ

UCP 600 quy định cụ thể về quy chuẩn khi lập các loại chứng từ như chứng từ thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm,….

UCP quy định rõ ràng nội dung của các loại chứng từ này thể hiện rõ trách nhiệm của người xuất khẩu trong việc giao hàng đúng hạn và đúng địa điểm đã thoả thuận (Bill of lading), đảm bảo cung cấp đúng loại hàng hoá (Invoice), bồi thường rủi ro (Insurance), theo đúng chất lượng, số lượng đã thoả thuận (Certificate of Quality, Certificate of Quantity), đúng nguồn gốc xuất xứ (Certificate of Origin) và các trách nhiệm khác.

Nếu theo đúng các điều khoản quy định trong UCP 600, các ngân hàng có thể tư vấn cho người nhập khẩu đưa vào nội dung thư tín dụng những điều khoản buộc người xuất khẩu phải tuân thủ miễn sao nó không mâu thuẩn với các điều khoản của hợp đồng đã ký giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu.

►  UCP 600 xác định quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng trong khuôn khổ thư tín dụng

UCP 600 khẳng định bản chất của thư tín dụng là một cam kết thanh toán có điều kiện của Ngân hàng phát hành. Bằng việc quy định trách nhiệm của ngân hàng phát hành trong điều 7. Điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng phát hành có quyền từ chối. Trong trường hợp bộ chứng từ xuất trình có sai sót. Mặt khác, ngân hàng xác nhận với tư cách là ngân hàng thứ 3 đứng ra chịu trách nhiệm trả tiền thay cho ngân hàng phát hành. Nếu ngân hàng phát hành không có khả năng thanh toán.

UCP 600 cũng quy định rõ trách nhiệm của các ngân hàng có liên quan khác. Ngân hàng làm việc chỉ dựa trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình. Họ không quan tâm tới hợp đồng. Đây cũng là căn cứ duy nhất để ngân hàng xem xét đồng ý hay từ chối trả tiền. Hoặc để người nhập khẩu đồng ý hay từ chối trả tiền.

► UCP 600 là tiêu chí chung cho việc kiểm tra bộ chứng từ

Trên cơ sở các quy định của UCP 600. Người nhập khẩu đã đưa vào nội dung L/C những yêu cầu đối với hàng hoá. Cũng như những yêu cầu bắt buộc người xuất khẩu phải thực hiện. Thông qua việc xuất trình bộ chứng từ gồm những chứng từ và văn bản pháp lý nhất định. Người xuất khẩu, để được ngân hàng thanh toán tiền hàng, sẽ phải lập các chứng từ. Nội dung phải thể hiện rõ mình đã hoàn thành mọi yêu cầu người nhập khẩu đưa ra.

Chính vì vậy, ki kiểm tra chứng từ xuất trình, ngân hàng không chỉ dựa trên L/C. Họ còn phải dựa trên UCP để xác định chứng từ có tuân thủ đúng các quy định của UCP 600 không. Nếu bộ chứng từ người xuất trình có sai sót thì ngân hàng phải lập tức thông báo và yêu cầu người xuất khẩu sửa đổi cho phù hợp.

Link tham khảo