Tìm hiểu về giám đốc marketing và nhiệm vụ của CMO
Giám độc Marketing (CMO) rất quan trọng trong doanh nghiệp. Trong bài viết này, các bạn sẽ cùng Dũng tìm hiểu về giám đốc marketing và nhiệm vụ của CMO.
1. Giám đốc marketing là gì?
Chief Marketing Officer (CMO) hay còn gọi là giám đốc marketing. CMO là chức vụ quản lý cấp cao chuyên chịu trách nhiệm về Marketing. Đa phần các kết quả của những chiến dịch marketing sẽ được người giám đốc báo cáo trực tiếp đến giám đốc điều hành. Với vị trí này, người lãnh đạo cần sở hữu nhiều năng lực quản lý và chuyên môn cao. Các năng lực này giúp họ đối mặt với đa dạng lĩnh vực khác nhau.
2. Vai trò của giám đốc marketing (CMO) là gì?
Trách nhiệm của CMO được thể hiện qua một loạt các hoạt động. Ví dụ như:
- Việc truyền thông
- Phát triển sản phẩm nghiên cứu thị trường
- Quan hệ công chúng
- Chăm sóc khách hàng…
Vai trò của mỗi CMO sẽ có nhiệm vụ không giống nhau. Tuy nhiên, nhiệm vụ chung của các CMO bao gồm các công việc như sau:
2.1 Xây dựng và khẳng định thương hiệu doanh nghiệp
Việc xây dựng thương hiệu là hoạt động quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp đang đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo. Thương hiệu được đánh giá cao hoặc thấp tùy thuộc vào kết quả báo cáo độ thành công của các hoạt động quảng cáo. Từ đó, người CMO sẽ tìm cách để khách hàng nhận ra được giá trị bên trong. Bởi lẽ, khách hàng chỉ tin dùng khi sản phẩm giải quyết được đúng vấn đề.
Thương hiệu được hình thành giống như một tài sản vô hình. Giá trị thương hiệu tỷ lệ thuận với giá trị của doanh nghiệp. Khối tài sản này càng lớn thì doanh nghiệp càng sở hữu được nhiều lượng lớn khách hàng trung thành. Do đó, khi trở thành một CMO thì việc gắn liền sứ mệnh sự phát triển hình ảnh doanh nghiệp là yếu tố không thể bỏ qua.
2.2 Nắm bắt các xu hướng marketing trên thị trường
Vào mỗi giai đoạn khác nhau sẽ phát sinh những xu hướng riêng biệt. Do vậy, các ý tưởng khác nhau sẽ có thể cùng tồn tại ở một thời điểm. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể áp dụng được tất cả. Tại thời điểm này, người CMO sẽ nhanh nhạy nhìn nhận vấn đề, xác định những việc cần làm để đón đầu xu thế, thực hiện chiến dịch mới.
Với CMO, việc cập nhật liên tục làn sóng marketing mới là “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp tiến xa hơn. Bởi vì, một ý tưởng xuất sắc có thể mở ra một kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự thành hay bại đều không kéo dài mãi. Người lãnh đạo luôn cần tầm nhìn để có quyết định sáng suốt.
2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của marketing trong doanh nghiệp
Việc đánh giá hiệu quả Marketing sẽ dựa trên các danh mục như doanh số, doanh thu bán hàng và so sánh với mục tiêu được đề ra trước đó. Do đó, người CMO sẽ xây dựng quy trình đánh giá các chiến dịch Marketing để doanh nghiệp chuẩn bị trước khi thực hiện. Một quy trình tốt sẽ liên kết các hoạt động trong công ty và kinh nghiệm của mọi người. Điều này nhằm góp phần đem lại hiệu quả thành công nhất.
2.4 Khả năng tạo dựng môi trường, văn hoá hợp tác
Với tư cách người đứng đầu, CMO sẽ gắn kết các cá nhân với tập thể và tạo ra môi trường làm việc tốt. Đặc biệt, CMO sẽ thể hiện khả năng qua việc tìm kiếm và phát triển nhân tài. Ngoài ra, một không gian văn hóa hợp tác là nơi mà tất cả đều được lắng nghe và có quyền đóng góp ý kiến. Người CMO giỏi sẽ biết cách vận dụng những nguyên tắc để khơi nguồn sáng tạo của nhân viên cho các hoạt động khi làm marketing.
3. Mô tả công việc giám đốc marketing
Giám đốc marketing làm gì? Marketing CMO là người điều hành bộ phận marketing của công ty. Do vậy, những công việc của giám đốc marketing cụ thể cần làm là:
-
- Theo dõi xu hướng thị trường để điều chỉnh hoạt động marketing.
-
- Xây dựng chiến lược marketing phù hợp với chiến lược và mục tiêu của công ty.
-
- Tham gia xây dựng kế hoạch marketing cụ thể cho từng phòng ban.
-
- Giám sát các kế hoạch marketing, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng.
-
- Lên kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện các chiến dịch marketing.
-
- Làm việc với giám đốc các bộ phận để thống nhất một chiến lược phù hợp cho hoạt động kinh doanh nói chung và marketing nói riêng.
-
- Xây dựng mạng lưới kết nối với các đối tác.
-
- Tìm kiếm và phát triển những chuyên viên marketing.
4. 8 nhiệm vụ chính của giám đốc marketing
Bất kỳ công ty nào cũng cần phải có bộ phận marketing. Chức vụ này có thể được kết hợp vào hoặc tách ra. Tuy nhiên, một giám đốc marketing có năng lực phải hội tụ nhiều yếu tố. Hãy tìm hiểu ngay 8 nhiệm vụ chính của một CMO ở nội dung tiếp theo nhé!
4.1 Lãnh đạo, giám sát
Nhiệm vụ nổi bật nhất của CMO là giám sát và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động marketing. Cụ thể CMO sẽ theo dõi các bộ phận như quan hệ công chúng, content, SEO, SEM, quảng cáo dựa trên tính hiệu quả, marketing thương hiệu và hoạt động marketing. Bên cạnh đó, CMO cũng cần đảm bảo rằng mọi nhân viên đều làm việc theo một mục tiêu chung.
Đối với nhiệm vụ lãnh đạo, giám đốc marketing còn có trách nhiệm hoạch định chiến lược cho bộ phận marketing. Để tạo văn hóa làm việc, CMO cần đảm bảo quyền lợi cho toàn bộ các nhóm thông qua việc hướng dẫn và hỗ trợ triển khai các công việc của nhân viên. Bên cạnh đó, người người lãnh đạo giúp nhân viên phát triển kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo và tiến cử lên những chức vụ cao hơn.
4.2 Hợp tác với các bộ phận khác
Giám đốc marketing không chỉ quản lý bộ phận của mình mà còn kết nối với bộ phận R&D đưa ra các kế hoạch chiến lược. Đây là điều kiện để đảm bảo truyền thông nội bộ rõ ràng. Do đó, sự liên kết giữa các phòng ban trong công ty sẽ đem lại nhiều hiệu suất cao trong công việc và từng nhiệm vụ của từng bộ phận. Ví dụ, marketing hợp tác với bộ phận kinh doanh để đạt được KPI công việc.
4.3 Ra chiến lược
Vai trò của vị trí giám đốc chính là đưa ra các quyết định chiến lược cho công ty. Trong phòng marketing, CMO sẽ đóng vai trò vào việc xây dựng, rà soát và phê duyệt các chiến lược đã được đề xuất nhân viên marketing. Tiếp đó, CMO cũng sẽ khởi xướng mọi người thực hiện các công việc hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp.
4.4 Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là một trong những nhiệm vụ của CMO có tác động đến sự sống còn của công ty. Người giám đốc sẽ đảm bảo rằng thương hiệu đủ mạnh để có thể tồn tại và tạo dấu ấn trong lòng công chúng. Bên cạnh đó, giám đốc marketing cũng cố gắng xây dựng câu chuyện đằng sau về thương hiệu để thu hút thêm nhiều sự chú ý từ khách hàng.
4.5 Phân tích thị trường và người dùng
Trong nhiệm vụ này, giám đốc marketing sẽ là người dự đoán xu hướng kinh doanh kèm theo hành vi người tiêu dùng. Người cấp dưới có trách nhiệm đó là thu thập dữ liệu, sau đó phân tích và giải thích các kết quả cho CMO. Từ đó, CMO sẽ nhận được thông tin để đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng.
4.6 Thương mại truyền thống
Mặc dù thương mại điện tử và digital marketing hay marketing online đang là xu thế nhưng thương mại truyền thống vẫn là khía cạnh không thể bỏ qua. Các hoạt động truyền thống vẫn tạo được niềm tin nhất định cho người tiêu dùng. Vì vậy, nghĩa vụ của CMO là giúp cho doanh nghiệp trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình.
CMO tận dụng các mối quan hệ trên thị trường cũng như trong nền công nghiệp để hỗ trợ hình ảnh doanh nghiệp. Từ đó, những nhân vật này sẽ quảng cáo cho nhãn hiệu của công ty. Do đó, người tiêu dùng khi tiếp cận thương hiệu sẽ dễ dàng có được sự tin tưởng và thấu hiểu. Mục tiêu nhằm để tăng nhận thức về thương hiệu và thu hút thêm khách hàng tiềm năng.
4.7 Digital marketing và thương mại điện tử
Trong thời buổi tiến bộ của cách mạng công nghệ 4.0, digital marketing không thể thiếu trong doanh nghiệp, là kênh quảng bá, bán hàng mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Do vậy, giám đốc marketing sẽ đóng vai trò quan trọng để xây dựng chiến lược marketing số. Với mục tiêu thúc đẩy nhận thức người tiêu dùng, kèm theo hỗ trợ khách mua hàng và giữ chân họ.
CMO là người sẽ đánh giá hiệu suất marketing. Bên cạnh đó, CMO còn lãnh đạo nhân viên tạo ra các chương trình truyền thông trên các trang mạng xã hội. Những chiến dịch được thực hiện có thể nhằm giúp gia tăng lượng khách hàng truy cập và mở rộng thị trường trong tương lai.
4.8 Kết nối các mối quan hệ
Trong ngành marketing, việc tạo dựng mối quan hệ vô cùng cần thiết. Với cương vị là CMO, người đại diện cho doanh nghiệp xây dựng các mối quan hệ kinh doanh. Điều này nhằm thực hiện mục đích cho các hoạt động xúc tiến, phân phối sản phẩm và dịch vụ ra thị trường. Ngoài ra, CMO sẽ mở rộng phạm vi công ty bằng cách mời người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu hoặc kết nối với người quyền lực trên thị trường cũng như trong ngành truyền thông.
5. Yêu cầu đối với một giám đốc marketing
CMO là người nắm quyền kiểm soát bộ phận marketing. Do vậy, người lãnh đạo cũng cần có những kỹ năng quản trị. Những khả năng bắt buộc phải có chính là lãnh đạo nhóm, làm cho một tập thể đồng lòng nghe theo chỉ dẫn. Những yêu cầu cần có của giám đốc bộ phận marketing cần để thực hiện cụ thể bên dưới.
5.1 Học vấn
Học vấn chính là yêu cầu cơ bản nhất bắt buộc mà mỗi giám đốc marketing cần có. Trên nguyên tắc, CMO sẽ cần học vấn từ bậc Thạc sĩ trở lên trong ngành kinh tế hoặc công nghệ. Ví dụ, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, kinh tế đối ngoại, quản trị marketing hoặc những lĩnh vực có liên quan khác.
5.2 Kinh nghiệm
Việc tích lũy kinh nghiệm được sau nhiều năm làm việc tại một vị trí có liên quan hay sự am hiểu về thị trường marketing là rất quan trọng. Đối với một CMO thực thụ thì kinh nghiệm nhiều năm trên các dự án được triển khai thực tế là điều không thể thiếu. Do đó, quá trình tích góp kinh nghiệm thông qua trải nghiệp thực tế sẽ giúp bạn có nhiều kỹ năng để trở thành một giám đốc marketing thực sự.
5.3 Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo cũng là yếu tố quan trọng mà người giám đốc cần rèn luyện và cải thiện tốt. Bởi lẽ, nhiệm vụ của những CMO sẽ vô cùng đa dạng thông qua việc điều hành các bộ phận bao gồm rất nhiều nhóm khác nhau. Cuối cùng, việc nhận được lòng trung thành từ nhân viên là kết quả rất đáng trân trọng mà người lãnh đạo tài ba có thể sở hữu.
5.4 Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp CMO kết nối các mối quan hệ, thúc đẩy hình ảnh của doanh nghiệp ra thị trường hiệu quả hơn. Ngoài ra, một người lãnh đạo có kỹ năng giao tiếp tốt thì việc thực hiện các báo cáo với đối tác cũng như chủ sử dụng lao động một cách rõ ràng và thuyết phục.
5.5 Kỹ năng cá nhân
Một số kỹ năng cá nhân có thể kể đến như năng lực làm nhiều công việc cùng một thời điểm. Khả năng làm việc dưới áp lực cao với thái độ tích cực, công việc hay nhiều kỹ năng khác. Đây chính là những kỹ năng mà một giám đốc marketing cần phải trải qua quá trình học hỏi, rèn luyện mới hình thành nên được.
5.6 Kỹ năng công nghệ
CMO cần có kỹ năng tin học văn phòng chuyên nghiệp gồm MS Word, Excel và PowerPoint. Trong thời buổi công nghệ đang chiếm xu thế, một CMO không biết sử dụng nắm bắt thông tin công nghệ thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả phát triển của doanh nghiệp. Do đó, các kỹ năng này chính là điều kiện cần để người quản lý đảm nhận tốt công việc.
5.7 Kỹ năng nghiên cứu
Kỹ năng nghiên cứu là cần thiết cho CMO nắm bắt thị hiếu của thị trường và hành vi người tiêu dùng. Từ đó, kết quả nghiên cứu này sẽ giúp ích cho việc đưa ra định hướng kinh doanh. Bên cạnh đó, CMO cũng sẽ tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới và tối ưu sản phẩm cũ nên kỹ năng nghiên cứu vô cùng cần thiết.
6. Giám đốc Marketing có những quyền lợi gì?
Phòng Marketing bao gồm các nhóm như Brand team, creative agency, research agency, trade marketing, …. Tất cả sẽ nằm dưới quyền quản lý của giám đốc marketing. Thông thường mỗi bên sẽ là một phòng ban riêng. Vì thế CMO giám sát toàn bộ nhân viên thuộc phòng Marketing và dưới sự điều hành của CEO. Một số quyền lợi mà CMO được thụ hưởng là:
-
- Mức lương giám đốc marketingtrung bình từ 30 – 40 triệu/tháng, có thể lên đến 100 triệu/tháng.
-
- Phòng làm việc riêng.
-
- Thư ký hỗ trợ riêng.
-
- Trang bị đầy đủ mọi thiết bị, máy móc, dụng cụ cần cho công việc.
-
- Được cấp phương tiện đi lại hoặc xe đưa đón riêng.
-
- Chế độ hoa hồng cao.
-
- Có thể nắm giữ cổ phần trong công ty.
7. Sự khác nhau giữa giám đốc marketing và giám đốc thương hiệu
Cả giám đốc marketing và giám đốc thương hiệu đều làm việc quảng bá hình ảnh của công ty. Tuy nhiên, 2 vị trí này vẫn có những điểm khác biệt. Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 vị trí:
Yếu tố | Giám đốc Thương hiệu | Giám đốc Marketing |
Mục tiêu chính | Phát triển hình ảnh doanh nghiệp và thương hiệu | Tăng độ nhận diện và thúc đẩy kinh doanh |
Kỹ năng chính | Phân tích, sáng tạo, chiến lược thương hiệu | Phân tích, nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược marketing |
Nhiệm vụ | Thực hiện ý tưởng, định hình hình ảnh thương hiệu | Quảng bá sản phẩm/dịch vụ, theo dõi tiến trình dự án đội ngũ |
Trách nhiệm về truyền thông | Quảng bá qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số và truyền thống như báo, tivi,… | Thúc đẩy sản phẩm/dịch vụ trên thị trường |
Tổng kết
Trên đây là tất cả những tổng hợp kiến thức bạn nên biết về một giám đốc marketing. CEO Trần Trí Dũng hy vọng rằng với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho quá trình phát triển và định hướng mục tiêu của doanh nghiệp.