Tìm hiểu về khái niệm giám đốc dự án và vai trò của họ
Các nhà chủ doanh nghiệp đã hiểu hết về vai trò của giám đốc dự án chưa? Cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Khái niệm giám đốc dự án?
Giám đốc dự án hay còn gọi là Project Manager là người có trách nhiệm tổ chức, quản lý và đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Vị trí này thuộc ban quản trị của doanh nghiệp và mang giá trị, lợi ích to lớn cho doanh nghiệp.
Nhiệm vụ một giám đốc dự án phải phụ trách bao gồm:
-
- Giám sát và đảm bảo tiến độ, tài chính cũng như chất lượng của dự án.
-
- Gặp gỡ và báo cáo tiến độ dự án với khách hàng, các bên liên quan.
-
- Quản lý rủi ro về sự chậm trễ hay thiệt hại trong quá trình dự án được triển khai.
2. Vai trò của giám đốc dự án
Sau khi tìm hiểu giám đốc dự án là gì thì trong phần này, chúng ta cùng tìm hiểu về vai trò của vị trí này nhé. Trong sơ đồ tổ chức vai trò của một doanh nghiệp, giám đốc dự án sẽ quản lý toàn bộ hoạt động của các dự án trong quá trình triển khai.
Họ sẽ giám sát nhà quản lý dự án, điều phối viên của các nhóm nhằm đảm bảo tiến độ công việc phù hợp với những chỉ tiêu ngân sách được chỉ định.
Bên cạnh đó, người giám đốc sẽ phải thường xuyên làm việc với các bên liên quan, cụ thể trong suốt quá trình triển khai nhiệm vụ giám đốc sẽ báo cáo tiến độ dự án.
Đồng thời, họ cũng sẽ tiến hành đánh giá và quản lý sự kỳ vọng của đối tác. Với vai trò dự đoán chiến lược rủi ro, giám sát nguồn tài chính từ đó người đảm nhiệm có thể đề ra những giải pháp phù hợp.
3. Mô tả công việc của giám đốc dự án
Tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực, ngành mà nhiệm vụ giám đốc dự án có những công việc khác nhau. Tuy nhiên, đối với chức năng, họ phụ trách những công việc cụ thể như lập kế hoạch, tổ chức triển khai dự án và kết thúc dự án.
3.1. Lập kế hoạch
Trong công việc của giám đốc thì việc lập kế hoạch là một bước không thể thiếu. Khi bắt đầu bất cứ một dự án nào thì giám đốc cần phải đưa có một bảng mô tả chi tiết. Nội dung sẽ bao gồm các thông tin như sau:
-
- Mục tiêu của dự án và cách thức để hoàn thành.
-
- Đề ra các mốc thời gian cụ thể để dự án có thể được thực hiện theo đúng tiến độ.
-
- Đo lường hiệu quả của dự án và đề xuất các biện pháp phòng tránh và giải quyết rủi ro.
-
- Sau khi kết thúc thì dự án sẽ được đánh giá theo những thước đo nào?
3.2. Triển khai dự án
Đối với triển khai dự án thì nhiệm vụ này bao gồm hai giai đoạn đó là tổ chức chuẩn bị và triển khai dự án. Ở mỗi giai đoạn, người giám đốc sẻ phải thực hiện các công việc khác nhau. Hãy cùng Dũng tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Giai đoạn tổ chức, chuẩn bị
Ở giai đoạn tổ chức, nhiệm vụ chính của giám đốc dự án bao gồm:
-
- Phân công và sắp xếp công việc cụ thể cho cấp dưới.
-
- Phân chia rõ ràng và cụ thể từng đầu mục công việc cho từng kế hoạch.
-
- Phân tích và đánh giá rủi ro cùng với các nhà đầu tư trước khi dự án bắt đầu.
-
- Lập kế hoạch chi tiết và phương án xử lý vấn đề khi dự án gặp khó khăn.
Giai đoạn triển khai dự án
Trong giai đoạn triển khai, nhiệm vụ của giám đốc bao gồm:
-
- Quản lý công việc và đánh giá nhân viên cấp dưới.
-
- Truyền đạt kế hoạch thực hiện, xác định trách nhiệm và mốc thời gian.
-
- Kiểm tra và đánh giá kế hoạch để nắm bắt khó khăn.
-
- Đề xuất giải pháp cho các rủi ro, phát sinh,…
Ngoài ra, nhiệm vụ của giám đốc còn bao gồm:
-
- Xem xét, phản hồi các báo cáo về thiết kế, tiến độ, chất lượng, chi phí và đề xuất phương án xử lý.
-
- Tiếp nhận thông tin từ doanh nghiệp thông báo đến các nhà thầu của dự án.
-
- Quản lý các nhà thầu tư vấn và thi công để đảm bảo tuân thủ quy định hợp đồng đã ký kết.
3.3. Kết thúc dự án
Trong giai đoạn này, giám đốc dự án có nhiệm vụ:
-
- Phối hợp và theo dõi chặt chẽ để khắc phục lỗi và thiếu sót.
-
- Tổng kết và đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện: tổ chức thi công, nghiệm thu, bàn giao từng hạng mục và toàn bộ dự án.
-
- Kiểm tra và phê duyệt hồ sơ quyết toán các gói thầu.
4. Trách nhiệm của giám đốc dự án
Trong mỗi doanh nghiệp, trách nhiệm của một giám đốc dự án đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, người đứng ở vị trí này sẽ là nhân tố cốt lõi trong việc điều phối quản lý, xử lý các vấn đề phát sinh. Ngoài ra, nhiệm vụ chính của giám đốc còn phụ trách ký kết hợp đồng hoặc phát triển nguồn lực.
4.1. Điều phối quản lý dự án
Giám đốc đặt mục tiêu và điều phối nhân viên thực hiện kế hoạch đã đề ra. Họ dẫn dắt và quản lý đội nhóm, phân chia công việc cụ thể, hướng dẫn và tạo động lực để nhân viên hoàn thành công việc.
4.2. Là người xử lý vấn đề phát sinh
Trong quá trình triển khai các dự án, giám đốc dự án sẽ xử lý vấn đề phát sinh và sắp xếp công việc tồn đọng để giải quyết nhanh chóng.
4.3. Ký kết hợp đồng
Ngoài việc tổ chức chỉ đạo nhân viên thực hiện và triển khai dự án. Vị trí giám đốc còn phải chịu trách nhiệm trong việc quản lý những hợp đồng đã được ký kết. Đồng thời, quá trình thanh toán theo hợp đồng, danh mục hồ sơ hoàn công cũng cần được tiến hành theo đúng quy định.
4.4. Nghiên cứu và phát triển nguồn lực
Ngoài ra, nhiệm vụ giám đốc dự án còn phải đảm nhận nghiên cứu và phát triển nguồn lực. Do đó, giám đốc cũng sẽ tham gia vào quá trình tuyển dụng, điều hành nhân sự và phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, trong quá trình tìm kiếm các hợp đồng, vai trò của giám đốc đó là tư vấn cho chủ đầu tư.
5. Mức lương của giám đốc dự án bao nhiêu
Mức lương của vị trí giám đốc còn tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm khi ứng tuyển.
-
- Từ 1 – 2 năm kinh nghiệm: Mức lương khoảng 12 – 31 triệu đồng/tháng.
-
- Từ 2 – 5 năm kinh nghiệm: Mức lương sẽ trong khoảng từ 40 – 50 triệu đồng/ tháng.
-
- Trên 5 năm kinh nghiệm: Có thể vượt mức hơn 100 triệu/ tháng.
6. 5 kỹ năng cần có của giám đốc dự án giỏi
Để đảm nhận vai trò cao sẽ cần có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc. Bởi giám đốc dự án sẽ là những người có kinh nghiệm trong giải quyết được những tình huống phát sinh bất ngờ. Một số những kỹ năng cần trang bị đó là:
6.1 Kỹ năng xử lý vấn đề
Trong quá trình thực hiện dự án vẫn luôn tồn tại những sự cố bất ngờ phát sinh xảy ra. Giám đốc dự án sẽ phải biết cách để có thể xử lý vấn đề nhanh gọn hiệu quả. Kỹ năng lập kế hoạch không được xảy ra sai sót, cam kết dự án được hoàn thành đúng tiến độ và đúng theo yêu cầu từ phía khách hàng.
6.2 Kỹ năng tổ chức
Giám đốc dự án là người đưa ra được các chiến lược, bao quát và xem xét được khái quát vấn đề. Họ phải có được cho bản thân kỹ năng tổ chức thực hiện để có thể đảm bảo được tiến độ công việc được diễn ra như kế hoạch.
6.3 Kỹ năng giao tiếp
Giám đốc dự án sẽ phải làm việc với khách hàng để thực hiện ký kết hợp đồng. Không dừng lại ở đó, họ còn phải làm việc trực tiếp với nhân viên. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ là một lợi thế cực lớn cần được trau dồi.
6.4 Kỹ năng kiểm soát chi phí
Biết cách kiểm soát chi phí yêu cầu tối quan trọng với một giám đốc dự án. Mỗi dự án sẽ có các mức ngân sách khác nhau, do vậy họ cần phải triển khai ngân sách hiệu quả và phù hợp với từng dự án, tránh để tình trạng thiếu hụt hoặc lãng phí ngân sách.
6.5 Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm
Tinh thần tập thể, đồng đội ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành công của dự án. Do vậy, giám đốc dự án phải là người gắn kết các thành viên trong dự án, giúp đỡ nhau công việc để hướng tới mục tiêu chung.
Giám đốc dự án cần có kế hoạch phân bổ nguồn lực để thực thi các đầu mục công việc khoa học và hợp lý, phát huy tối đa năng lực của nhân sự, đồng thời cũng cần kiểm soát chất lương dự án sát sao.
Những bài viết nổi bật khác:
Hy vọng với thông tin chi tiết về bài viết giám đốc dự án đã có thể giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của vị trí này. Bởi lẽ, đây là một vị trí đòi hỏi tính chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm. Do đó, bạn hãy bắt đầu trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết.