Thế nào là câu hỏi ứng xử tình huống? Vai trò của những câu hỏi

Thế nào là câu hỏi ứng xử tình huống? Vai trò của những câu hỏi

Thế nào là câu hỏi ứng xử tình huống? Vai trò của những câu hỏi? Cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức trong bài viết này nhé!

I. Thế nào là câu hỏi ứng xử tình huống?

Câu hỏi ứng xử tình huống là những câu hỏi không đi trực tiếp vào chuyên môn. Câu hỏi không tập trung hỏi rõ ràng về một vấn đề nào. Những câu hỏi xử lý tình huống hay là việc nhà tuyển dụng dựa trên cách xử lý tình huống. Từ đó để đánh giá thái độ, đặc điểm tính cách, khả năng và kỹ năng. Từ đó có cơ sở tuyển ứng viên.

Đặc điểm chính của câu hỏi ứng xử  là không có một chuẩn mực riêng nào để đánh giá câu trả lời là ĐÚNG hay SAI. Nhà tuyển dụng sẽ phải cân nhắc và quan sát cách trả lời, cũng như ứng xử của ứng viên để đưa ra đánh giá và quyết định.

Câu hỏi ứng xử  thường được đặt ra dưới 2 dạng:

Tình huống thực tế đã xảy ra

Là những câu hỏi để hỏi về hoạt động thực tế mà ứng viên đã từng trải qua. Ví dụ như: Bạn đã tham gia dự án này chưa? Đã giải quyết tình trạng này như thế nào?…

Khi đó nhà tuyển dụng sẽ biết được thực tế trải nghiệm và một phần cách phong cách làm việc cũng như kỹ năng xử lý vấn đề của ứng viên để đánh giá và cân nhắc.

Tình huống chưa xảy ra (tình huống lý thuyết)

Khác với dạng câu hỏi ứng xử tình huống trên, hỏi về những tình huống giả định có thể sẽ xảy ra trong tương lai sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được tầm nhìn, tư duy phân tích tình hình, khả năng bao quát của ứng viên.

Ứng viên có thể chia sẻ cách họ xử lý tình huống đưa ra bằng hiểu biết, kinh nghiệm cũng như khả năng giải quyết vấn đề của họ chứ không phải thực tế đã trải qua.

II. Vai trò của những câu hỏi ứng xử trong tuyển dụng

Vậy việc đưa ra những câu hỏi tình huống như vậy đóng vai trò gì trong một cuộc phỏng vấn?

Khám phá tiềm năng của ứng viên một cách khách quan

Qua cách xử lý những câu hỏi ứng xử hành vi, nhà tuyển dụng đã cho ứng viên cơ hội để thể hiện khả năng phân tích và ứng biến của mình. Cách thức tư duy của ứng viên sẽ được biểu hiện rất rõ qua những câu hỏi xử lý tình huống hay.

Dù có nhiều trường hợp, kinh nghiệm của ứng viên chưa đủ nhưng cách thức tư duy cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy được tiềm năng.

Liên kết câu hỏi ứng xử tình huống với thực tế môi trường làm việc

Tất nhiên những câu hỏi tuyển dụng sẽ liên hệ mật thiết đến công ty cũng như vị trí mà công ty đang tuyển dụng. Ứng viên được chọn cũng là người sẽ đảm nhận công việc của công ty trong tương lai. Do đó nếu câu trả lời của họ hợp lý và được đánh giá tốt cũng có nghĩa trong tương lai ứng viên đó có khả năng hoàn thành tốt công việc hơn.

Giúp dự báo những việc sẽ làm tiếp theo của ứng viên

Khi hỏi về những tình huống thực tế đã diễn ra ở công việc cũ/hiện tại của bạn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cách bạn giải quyết và đối chiếu với văn hóa, môi trường làm việc của công ty để xem bạn có phù hợp hay không.

Như vậy, câu hỏi tình huống có vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, không phải câu hỏi tình huống nào cũng sẽ phù hợp. Do đó nhà tuyển dụng cần biết cách đặt ra những câu hỏi xử lý tình huống hay. Từ đó nâng cao khả năng tìm được ứng viên tiềm năng.

Ngoài ra có nhiều kỹ năng khác cần kết hợp với những câu hỏi tình huống để khai thác được tiềm năng ứng viên. Bạn có thể tham khảo thêm tại.

Tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments