Tất cả kiến thức về chiến lược kinh doanh

Tất cả kiến thức về chiến lược kinh doanh

Tất cả kiến thức về chiến lược kinh doanh sẽ được Trần Dũng bật mí trong bài viết này. Các nhà lãnh đạo hãy cùng tham khảo bài viết nhé!

Chiến lược kinh doanh (Business Strategy) là một trong những yếu tố ảnh hưởng sống còn tới sự thành công của doanh nghiệp. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào những bản báo cáo hay kế hoạch trên giấy tờ mà còn dựa vào chính kinh nghiệm thực tiễn của người chủ doanh nghiệp. 

Trong bài viết sau đây, Dũng sẽ tổng hợp những thông tin cụ thể nhất về chiến lược kinh doanh. Từ khái niệm chiến lược kinh doanh đến cách xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như ví dụ điển hình về chiến lược kinh doanh đỉnh cao. Cùng tham khảo để có cái nhìn tổng quát nhất về Business Strategy nhé. 

Chiến lược kinh doanh là gì?

Nhiều người thường có sự liên hệ giữa chiến lược với tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp chỉ được đưa vào như một phần của chiến lược mà thôi. Lý do bởi nó không đưa ra một định hướng cụ thể, rõ ràng cho từng bước đi của doanh nghiệp. 

chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh có thể được hiểu là một bản kế hoạch kinh doanh với quy mô tổng thể, dài hạn. Nó bao gồm các biện pháp, cách thức kinh doanh chủ yếu. Mọi hoạt động kinh doanh sẽ được điều phối chi tiết để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. 

Bạn tuyệt đối không được nhầm lẫn giữa chiến lược và chiến thuật. Bởi chiến thuật là một phần của chiến lược. Nó nằm trong chiến lược và không sở hữu nhiều tính chất như chiến thuật. 

Vai trò của chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng lớn tới sự thành công của doanh nghiệp về lâu về dài. 

  • Giúp doanh nghiệp định hướng được hoạt động thông qua việc phân tích và lập các bảng dự báo môi trường kinh doanh. 
  • Tạo sự linh hoạt, chủ động cho doanh nghiệp để thích ứng với biến động của thị trường. 
  • Giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội và sẵn sàng đối đầu với nguy cơ. 
  • Tạo ra mối quan hệ gắn kết giữa đội ngũ nhân viên và cấp quản lý. Từ đó tăng cường nội lực của doanh nghiệp. 
  • Bên cạnh giá cả, chất lượng sản phẩm… thì chiến lược kinh doanh chính là một công cụ cạnh tranh hiệu quả của doanh nghiệp. 

Trên thực tế, do thị trường luôn chịu sự tác động không ngừng nghỉ nên chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp sẽ luôn cần đổi mới để phù hợp và khả thi hơn. Nó sẽ là một vũ khí lợi hại, là một tấm khiên chắn để doanh nghiệp sẵn sàng đáp lại những chiến lược tấn công của đối thủ cạnh tranh.

Tìm hiểu các loại chiến lược kinh doanh cơ bản

Chiến lược cạnh tranh để khác biệt

Kinh doanh không giống như thể thao. Thể thao chỉ có một người giành được chức vô địch. Nhưng kinh doanh thì không nhất thiết phải là người có vị thế đứng đầu mới là tốt. 

Thay vì mải mê đuổi theo cái bóng của những doanh nghiệp lâu đời, chiếm thị phần lớn trên thị trường để ganh đua vị trí số 1, bạn hãy tìm cho mình một bản sắc. Bản sắc đó giúp bạn khác biệt và thành công theo một cách riêng.

Chiến lược cạnh tranh vì lợi nhuận

Bất kỳ một chiến lược kinh doanh nào cũng cần có mục đích rõ ràng về mặt lợi nhuận. Đơn giản vì điều đó giúp doanh nghiệp của bạn tiếp tục vận hành và phát triển theo định hướng đề ra. 

Nếu các chiến lược bạn đưa ra đang không mang lại lợi nhuận, hãy cân nhắc. Bạn sẽ không muốn tốn công sức chỉ để cuối cùng thu lại con số 0. Hãy đánh giá lại các yếu tố về nguồn lực doanh nghiệp để định hướng rõ ràng chiến lược và thu về lợi nhuận nhiều hơn. 

lập chiến lược kinh doanh

Chiến lược thấu hiểu thị trường

Mỗi một doanh nghiệp lại có đặc điểm riêng và hướng tới các mục tiêu riêng. Việc bạn thấu hiểu thị trường chuẩn bị hướng tới, về đối thủ cạnh tranh sẽ là bước đà để giúp bạn tồn tại lâu dài hơn, có tính cạnh tranh cao hơn. 

Chiến lược xác định khách hàng tiềm năng

Đừng bao giờ bán sản phẩm hay dịch vụ của mình mà mơ hồ về chân dung khách hàng tiềm năng. Hãy liệt kê rõ đặc điểm nhóm khách hàng bạn hướng tới. Bạn cần làm gì để thỏa mãn nhu cầu của họ. Và sản phẩm, dịch vụ của bạn mang lại giá trị gì cho họ?

Chiến lược học cách nói không 

Khi thực hiện chiến lược kinh doanh, bạn sẽ phải quyết định nói không trước nhiều thứ. Đó có thể là những đối tượng khách hàng bạn không phục vụ hoặc những sản phẩm, dịch vụ bạn không cung cấp. Điều này cũng quan trọng giống như bạn xác định những gì cần phải làm vậy.

Chiến lược không ngại thay đổi

Thị trường luôn biến động, nhu cầu khách hàng cũng thay đổi không ngừng. Vì thế, bạn cần liên tục thay đổi, cải thiện để áp dụng những điều mới mẻ vào sản phẩm của doanh nghiệp cũng như chiến lược. Việc dậm chân tại chỗ sẽ khiến doanh nghiệp tụt lại phía sau và “chết dần chết mòn” mà thôi. 

Chiến lược tư duy hệ thống

Thực hiện một chiến lược dựa vào phán đoán sẽ đối mặt với những rủi ro không ngờ. Vì thế, hãy xây dựng một hệ thống dữ liệu sẵn sàng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Có thể là về xu hướng thị trường, khảo sát mối quan tâm của khách hàng…

5 yếu tố không thể thiếu của một chiến lược kinh doanh hiệu quả

Xác định mục tiêu chiến lược

Bắt đầu một hành trình, bạn cần phải biết điểm đến của mình là ở đâu. Một chiến lược kinh doanh cũng vậy, nó cần xác định một mục tiêu rõ ràng. 

từ a-z về chiến lược kinh doanh

Như đã chia sẻ về các loại chiến lược kinh doanh ở trên, mỗi loại chiến lược sẽ tập trung vào một mục tiêu. Ví dụ chiến lược lợi nhuận sẽ tập trung vào nhóm khách hàng mang lại lợi nhuận cao. Chiến lược xác định khách hàng tiềm năng sẽ tập trung vào việc thu hút các nhóm khách hàng.

Phạm vi của chiến lược 

Doanh nghiệp bạn không thể làm thỏa mãn tất cả nhu cầu của khách hàng ở tất cả phân khúc trên thị trường chỉ trong 1 chiến lược kinh doanh. Điều đó sẽ khiến doanh nghiệp bạn không chỉ dồn nhiều chi phí cùng lúc mà nguồn lực cũng sẽ bị phân tán. 

Vì thế, hãy khoanh vùng phạm vi chiến lược như về khu vực địa lý, độ tuổi khách hàng, loại sản phẩm… để tập trung tốt nhất cho nhu cầu khách hàng. 

Xác định giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh

Xác định được giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh là một trong những vấn đề cốt lõi của chiến lược kinh doanh. Giá trị khách hàng sẽ liên quan tới chất lượng, giá cả, mẫu mã thiết kế, độ an toàn, độ tin cậy…

Còn lợi thế cạnh tranh chính là nói tới giá trị của chính sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đó có thể là những giá trị vượt trội, giúp khách hàng có thể dễ dàng phân biệt sản phẩm, dịch vụ của bạn với những đối thủ cạnh tranh khác. 

Các hoạt động chiến lược

Khi có những giá trị khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ của mình, bạn cần một hệ thống các hoạt động chiến lược để đưa nó bao phủ thị trường. Việc xây dựng hệ thống này tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi ngành nghề hoặc chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Miễn sao bạn đảm bảo các hoạt động chiến lược có sự bổ trợ lẫn nhau và cùng hướng tới một mục tiêu chiến lược chung. 

Thông thường, các hoạt động chiến lược được chia làm 2 nhóm hoạt động: 

  • Nhóm hoạt động chính gồm các hoạt động như cung ứng, marketing, bán hàng… 
  • Nhóm hoạt động hỗ trợ gồm các hoạt động như quản lý nhân sự, công nghệ, nghiên cứu phát triển…

Năng lực cốt lõi 

9 bước xây dựng chiến lược kinh doanh đỉnh cao

Đây chính là khả năng doanh nghiệp bạn có thể khai thác các hoạt động vượt trội so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Có thể là về mặt chất lượng, có thể là về mặt hiệu suất. Năng lực cốt lõi sẽ cho phép doanh nghiệp bạn cạnh tranh một cách hiệu quả hơn. 

9 bước xây dựng chiến lược kinh doanh thực chiến

Bước 1: Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và lời hứa thương hiệu

Tầm nhìn của doanh nghiệp là mục tiêu bạn hướng tới trong khoảng thời gian nhất định. Tầm nhìn có thể là trong 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Còn sứ mệnh là con đường bạn đi tới tầm nhìn của mình. Tầm nhìn hay sứ mệnh không có một công thức hay cấu trúc nhất định. Bạn có thể xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh dựa trên 2 thứ, đó là: phản ánh đúng được nhu cầu của thị trường và nói lên sự thật. 

Còn lời hứa thương hiệu là những giá trị mà khách hàng nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Ví dụ như lời hứa thương hiệu của Uber – “Nhấn một nút nhận một chuyến”, Aldo – “Chất lượng nhất trong tầm giá thấp nhất”…

Tầm nhìn, sứ mệnh và lời hứa thương hiệu sẽ giúp chiến lược kinh doanh của bạn có một độ tin cậy cao. Nó cũng nói lên rằng bạn khác biệt ra sao trên thị trường. 

Bước 2: Xây dựng nhóm khách hàng 

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả cần nắm rõ được nhóm đối tượng muốn thu hút là ai. Nhóm đối tượng nào có khả năng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ và gắn bó dài lâu với doanh nghiệp?

Chỉ khi bạn xác định được nhóm khách hàng này thì việc lựa chọn chiến lược tiếp cận mới dễ dàng hơn và tỷ lệ thành công cũng cao hơn. 

Bạn có thể phân loại khách hàng về 2 nhóm B2C (Business to customer – Doanh nghiệp và người tiêu dùng) và B2B (Business to Business – Doanh nghiệp và đối tác bán lẻ) để dễ dàng lập các kế hoạch tiếp cận phù hợp.

Bước 3: Xác định thị trường ngách

Thị trường ngách hiểu đơn giản chính là một thị trường nhỏ, chưa ai nhắm đến. Thay vì lựa chọn “bao sân” cả thị trường rộng lớn thì bạn chỉ tập trung vào 1 phần nhỏ. Có thể là để thử nghiệm trước, sau đó sẽ phát triển sau. Đây là bước đi khôn ngoan với những doanh nghiệp mới.

tìm hiểu về chiến lược kinh doanh

Bước 4: Thấu hiểu thị trường mục tiêu

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, hãy tìm hiểu kỹ về đối thủ cạnh tranh của bạn. Không chỉ là điểm yếu, mà bạn cần biết họ mạnh ở điểm nào nữa. Việc nắm rõ cách quảng bá thương hiệu, cách truyền thông, cách tiếp cận khách hàng… của họ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Thậm chí, nó là những bài học, những gợi ý hiệu quả để bạn xây dựng chiến lược kinh doanh của mình. 

Trong bước này, bạn có thể áp dụng mô hình SWOT. Mô hình SWOT tập trung vào phân tích 4 yếu tố: 

  • Strengths (Điểm mạnh)
  • Weaknesses (Điểm yếu)
  • Opportunities (Cơ hội)
  • Threats (Thách thức) 

Mô hình SWOT giúp bạn xác định được mục tiêu chiến lược và hướng đi cho doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo doanh nghiệp bạn phát huy được điểm mạnh, khai thác những cơ hội tiềm tàng và sớm nhìn ra những rủi ro có thể xuất hiện. 

Ngoài SWOT thì bạn cũng có thể tham khảo một số mô hình phân tích khác như PEST hay ma trận BCG.

Bước 5: Thiết lập mục tiêu SMART

Như đã nói ở trên, mô hình SWOT phần nào giúp bạn xây dựng được một mục tiêu rõ ràng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn đề ra phù hợp với tiềm lực của nội bộ. Bạn có thể dựa theo công thức SMART:

S – Specific: Mục tiêu của bạn cần cụ thể, dễ hiểu.

M – Measurable: Mục tiêu của bạn có thể đo lường được.

A – Attainable: Mục tiêu của bạn có thể đạt được.

R – Relevant: Mục tiêu của bạn thực tế.

T – Time-Bound: Thời gian để bạn hoàn thành mục tiêu.

Bước 6: Xác định loại chiến lược kinh doanh

Sau khi đã có mục tiêu thì bạn cần xác định mình phải làm cách nào để đạt được những mục tiêu đó. Hãy lựa chọn chiến lược kinh doanh mà bạn cho rằng sẽ hiệu quả với việc xác lập lợi thế cạnh tranh của mình. 

Đó có thể là chiến lược về giá, về lợi nhuận hay đánh vào thị trường ngách…

Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp không thể lựa chọn được chiến lược kinh doanh chủ đạo của mình. Họ thực hiện nhiều loại chiến lược để đo lường và sau đó lựa chọn. Đó cũng là một ý kiến không tồi. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn kiểm soát được ngân sách và đo lường hiệu quả.

Bước 7: Xây dựng khung chiến lược

Sau khi thu thập được những dữ liệu từ những bước nói trên, bạn cần xây dựng khung chiến lược kinh doanh. Nó bao gồm chiến lược marketing, chiến lược thương hiệu, chiến lược phân phối…

chiến lược kinh doanh là gì

Khung chiến lược sẽ giúp các bộ phận của doanh nghiệp hiểu rõ hơn chức năng, nhiệm vụ cũng như mục tiêu cần đạt được. Các bộ phận cũng sẽ biết cần hỗ trợ nhau điều gì để cùng thắng. 

Bước 8: Liên tục cập nhật thông tin mới 

Thị trường luôn luôn vận động và thay đổi dưới nhiều tác động như khí hậu, kinh tế, dịch bệnh… Do đó, hãy liên tục điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình để thích nghi với mọi điều kiện. 

Bạn có thể tham vấn ý kiến từ các bộ phận, thành phần khác nhau của doanh nghiệp. Các lời khuyên của chuyên gia trong ngành sẽ giúp bạn đưa ra quyết sách hợp lý. Hay những nhân viên cấp dưới lại là người dễ dàng nhận ra vấn đề cần thay đổi. 

Bước 9: Kiểm tra, đánh giá và đo lường

Liên tục cập nhật thông tin mới, thay đổi để theo kịp thị trường nhưng cũng đừng quên đánh giá và đo lường thường xuyên. Biết mình làm tốt ở đâu, dở ở đâu thì bạn mới có thể cải thiện chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn được. 

Một số ví dụ về chiến lược kinh doanh nổi bật

Chiến lược kinh doanh của Grab 

Grab, hay GrabTaxi theo tên gọi trước đây, là công ty công nghệ có trụ sở đặt tại Singapore. Grab chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe hơi tại các quốc gia Đông Nam Á. Grab chính là một điển hình trong việc đánh vào thị trường “màu mỡ” chưa ai ngó tới. Bằng ứng dụng công nghệ, khách dễ dàng đặt được xe tại vị trí của mình, biết được giá cụ thể và rất đảm bảo. 

Grab xuất hiện tại Việt Nam đã hơn 7 năm và không ngừng lớn mạnh với Grab bike, Grab Car, Grab Food hay Express. Grab thực hiện các chiến lược truyền thông mạnh mẽ, xuyên suốt và có tính định hướng thương hiệu cao với màu sắc xanh chủ đạo. 

Grab với chiến lược cạnh tranh về giá dễ dàng đánh bật được xe ôm truyền thống. Không chỉ vậy, với những mã giảm giá, khuyến mãi liên tục, thậm chí chấp nhận đốt tiền để thua lỗ, Grab dần thống lĩnh thị trường. Thậm chí Grab còn có những chiến lược nhân văn khi chung tay giúp đỡ người nghèo. 

chiến lược kinh doanh của grab

Chiến lược kinh doanh của Apple 

Apple chắc chắn là cái tên không thể bỏ qua khi bạn muốn tìm hiểu về chiến lược kinh doanh. Với 45 năm phát triển, Apple đã tung ra rất nhiều sản phẩm công nghệ, đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của người dùng. 

Đối tượng khách hàng mà Apple nhắm tới là đối tượng nằm ở phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, những năm gần đây, Apple cũng đã có những chiến lược về giá rất cạnh tranh khiến toàn ngành phải “dè chừng”. Ví dụ như chiếc Macbook Air được ra mắt lần đầu tiên năm 2008 có mức giá 1.799 USD. Nhưng cho đến nay, Apple đã tân trang nó mỏng nhẹ hơn và chỉ bán với mức giá 1.299 USD. 

Không chỉ tập trung vào cải tiến sản phẩm mà Apple còn có chiến lược sản phẩm vô cùng thông minh khi các sản phẩm tạo thành một hệ sinh thái công nghệ. Các sản phẩm luôn bổ sung và hỗ trợ, hoàn thiện lẫn nhau. 

Hơn hết, Apple còn là một trong những thương hiệu tập trung lớn vào đội ngũ nhân sự. Đội ngũ nhân viên luôn nắm bắt rõ thông tin sản phẩm để sẵn sàng tư vấn khách hàng. 

Chiến lược kinh doanh của CocaCola 

Coca Cola là một trong những hãng sản xuất nước ngọt lớn nhất thế giới. Nhiều chuyên gia phân tích đánh giá rằng có được chỗ đứng vững chắc như hiện nay, Coca Cola đã vận dụng rất tốt chiến lược “chắc chân trên thị trường”. Thay vì dàn trải, Coca Cola luôn biết mình cần phải tập trung vào thị trường mục tiêu nào. Đó là Mỹ, Trung Quốc hay Châu Âu… Các thị trường mục tiêu này luôn chiếm phần lớn tổng đầu tư của hãng hàng năm. 

Theo Steve Heyer – Chủ tịch Coke (Coca Cola) thì hiện tại hãng phải cạnh tranh nhiều với các nhãn hàng như Sprite, Fanta… Do đó, nếu không duy trì một vị trí chắc chắn thì rất dễ bị đánh mất các thị trường lớn. 

Chiến lược kinh doanh của Vinamilk 

Có thể dễ dàng nhận thấy chiến lược kinh doanh của Vinamilk đó là tập trung vào sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất. Thời gian đầu, Vinamilk tập trung vào việc quảng bá, phân phối sản phẩm của mình tới người tiêu dùng. Sau đó liên tục ra mắt sản phẩm mới, gia tăng quy mô sản xuất. 

Nhờ việc tăng quy mô sản xuất mà Vinamilk cũng cạnh tranh về giá dễ dàng hơn trên thị trường. 

Giờ là lúc bạn có thể bắt tay vào xây dựng Chiến lược kinh doanh, nhưng đừng quên 3 lưu ý sau

Quản lý dòng tiền hiệu quả

xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

“Xài tiền” chưa bao giờ là đơn giản, nhất là đối với một chiến lược kinh doanh quyết định thắng thua của doanh nghiệp. Hãy kiểm soát dòng tiền một cách hiệu quả, phân bổ tiền đúng lúc, đúng nơi. Tốt nhất vẫn cần một kế hoạch cụ thể cho việc tiêu tiền với từng mục đích rõ ràng. 

Ứng dụng công nghệ mới 

Hiện nay, tốc độ phát triển của công nghệ tính theo từng ngày. Nếu có thể, hãy luôn trong tâm thế sẵn sàng áp dụng các phần mềm kỹ thuật mới để tăng hiệu quả cho chiến lược của mình. Việc tụt hậu sẽ khiến bạn dễ dàng bị qua mặt, đặc biệt là về khoa học kỹ thuật. 

Đừng ngó lơ phản hồi của khách hàng 

Phản hồi của khách hàng là bản đánh giá chính xác nhất hiệu quả chiến lược kinh doanh của bạn. Dựa vào những phản hồi này, bạn sẽ biết điểm mạnh, điểm yếu của mình để tìm cách khắc phục nhanh chóng nhất. 

Không chỉ vậy, hãy sẵn sàng hồi đáp lại những thắc mắc của khách hàng để thể hiện một thái độ làm việc chuyên nghiệp. Đó cũng sẽ là điểm cộng lớn cho doanh nghiệp của bạn. 

Lời kết

Hy vọng với bài viết trên, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về chiến lược kinh doanh cũng như cách để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đi đúng hướng, đạt được mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận nhanh chóng.

Link tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments