Strategy là gì? Yếu tố nào giúp Strategy hiệu quả?
CEO Trần Trí Dũng dành bài viết này để giải thích Strategy là gì? Dũng cũng chia sẻ các yếu tố giúp Strategy hiệu quả. Các chủ đầu tư hãy tìm hiểu nhé!
Strategy là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Từ Marketing Strategy, Content Strategy, Pricing Strategy… Vậy thực chất Strategy là gì? Hãy cùng Dũng tìm hiểu từ A – Z về khái niệm này nhé!
Strategy là gì?
“Strategy” nghĩa là “chiến lược”. Đây là một từ vựng có nguồn gốc từ quân đội ngày xưa khi muốn tìm ra một phương pháp hữu hiệu nhất. Trong bối cảnh ngày nay thì strategy còn nhiều nghĩa khác nhau. Nó tùy vào ngữ cảnh khi dùng. Tiêu biểu nhất thì phải kể đến nhóm ngành kinh tế. Strategy sẽ được hiểu là chiến lược kinh doanh.
Ngày nay thị trường có nhiều khái niệm về strategy hoặc chiến lược kinh doanh. Chúng thường được phác họa từ nhiều góc độ khác nhau từ các nhà kinh tế học. Để có thể dễ dàng hiểu rõ về thuật ngữ này cũng như có cái nhìn cụ thể hơn. Strategy là một tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp để đạt được một hay nhiều mục tiêu. Mục tiêu ở đây là dài hạn, phục vụ tối đa cho lợi ích của doanh nghiệp.
Bản chất của strategy là gì trong kinh doanh?
Để đạt được thành công trong quá trình kinh doanh. Việc nắm rõ khái niệm “Strategy” là chưa đủ. Trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ được bản chất của chúng. Khi hiểu rõ được bản chất của Strategy là gì. Thì đó chính là chìa khóa giúp chủ doanh nghiệp mở cánh cửa thành công. Cụ thể như sau:
Hoạt động tổng thể
Strategy là bao gồm các hoạt động tổng thể của doanh nghiệp. Như là:
- Định vị thương hiệu
- Lập kế hoạch tối ưu hóa kinh doanh
- Phát triển thương hiệu,…
Ngoài ra, chúng còn thu hút các khách hàng tiềm năng, duy trì những khách hàng trung thành. Qua đó tạo ra nhiều lợi thế cho doanh nghiệp,…
Đề ra mục tiêu dài hạn
Strategy sẽ giúp đặt ra được nhiều mục tiêu khác nhau. Ví dụ như mục tiêu kinh doanh, marketing, chiến lược giá, thương hiệu,… dài hạn. Một số chiến lược thường thấy là cách chiếm chiếm ưu thế về thị phần và có tính cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Nói cách khác, strategy có thể định hướng độ phủ thương hiệu trong 3 – 5 năm. Giữ mức doanh thu và lợi nhuận luôn trong trạng thái tăng trưởng tốt cũng có thể là strategy.
Phân bổ nguồn lực
Một nhiệm vụ khác của chiến lược chính là việc phân chia nguồn lực và thiết lập được nhiều phương án dự phòng. Chính vì vậy, việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được những kết quả tốt như mong đợi trong khoảng thời gian nhanh nhất. Đồng thời duy trì được hiệu quả lâu nhất.
Ở nhiều trường hợp khác, strategy cũng được hiểu là một chiến dịch marketing tổng thể. Mục tiêu chung mà strategies hướng tới là có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng nhất. Cũng như giúp truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp đến với khách hàng. Từ đó đem đến nhiều giá trị hơn cho người dùng lẫn thương hiệu.
Vai trò của strategy trong kinh doanh
Bản chất của strategy đã là một lĩnh vực khá bao quát và rộng lớn. Chính vì vậy mà lợi ích của chúng mang lại cũng nhiều vô kể. Tuy nhiên, đã là một người đang hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Chắc chắn sẽ cần phải biết một vài vai trò tiêu biểu của strategy sau đây:
- Strategy giúp doanh nghiệp hoạch định được các kế hoạch công việc. Hỗ trợ xây dựng được các hoạt động cụ thể cho từng sản phẩm, dịch vụ. Dựa vào đó để có thể định hướng rõ ràng về lộ trình phát triển ổn định.
- Việc lên các chiến lược kinh doanh cũng giống như việc chuẩn bị cho mình một chiếc phao cứu sinh. Giúp phòng trường hợp những rủi ro bất ngờ xuất hiện. Mỗi doanh nghiệp sẽ kịp thời ứng phó được và tìm ra cho mình cách giải quyết nhanh chóng nhất. Qua đó giảm thiểu hết mức thiệt hại về sau.
- Nhờ có Strategy nên doanh nghiệp cũng biết rõ điểm mạnh, điểm yếu. Trên cơ sở đó công ty phát huy được các lợi thế đang có và khắc phục những mặt yếu.
- Xây dựng một chiến lược kinh doanh hợp lý và hiệu quả. Qua đó, strategy giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động. Cả tập thể cùng nhau phát triển, đóng góp tích cực vào hoạt động chung.
Các yếu tố quan trọng đối với strategy trong kinh doanh
Thông qua các phân tích phía trên. Chúng ta cũng đã biết được bản chất cũng như vai trò mà strategy mang lại cho doanh nghiệp. Vậy tiếp theo đây sẽ là một vài yếu tố quan trọng. Các nhà quản trị cần nắm rõ yếu tố này khi lên strategy cho doanh nghiệp.
Mục tiêu kinh doanh chiến lược
Yếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của một strategy. Đó chính là việc định hướng được mục tiêu của toàn bộ chiến lược. Nói cách khác, chính là mục tiêu kinh doanh doanh nghiệp hướng đến. Cần xác định rõ ràng mục tiêu từ ngắn hạn đến dài hạn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn trong tương lai.
Mục tiêu kinh doanh thường hay bị nhầm lẫn với sứ mệnh của doanh nghiệp. Thực tế chúng mang những ý nghĩa khác nhau hoàn toàn. Sứ mệnh thường mang tính khái quát, chung chung, còn mục tiêu là những hành động rõ ràng. Cụ thể, có tính đo lường cao và được xác định thời gian chi tiết.
Phạm vi bao phủ chiến lược
Như đã phân tích ở trên thì chiến lược kinh doanh là một phạm trù vô cùng rộng lớn và bao quát. Chính vì vậy mà khi xây dựng các chiến lược kinh doanh. Bạn cần xác định phạm vi chiến lược ngay từ những giai đoạn đầu tiên. Vì chúng sẽ là bước đệm quan trọng. Để qua đó doanh nghiệp có thể đi đúng hướng hơn trong tương lai.
Phương thức thực hiện chiến lược
Khi đã có mục tiêu rõ ràng và xác định được phạm vi thực chiến. Bước tiếp theo sẽ là đưa ra được các phương thức triển khai strategy sao cho hiệu quả. Công đoạn này cần rất nhiều thời gian, nghiên cứu và những ý kiến đóng góp của tất cả các nhân viên.
Khá giống với phạm vi. Những phương thức thực thi chiến lược cũng như là một biến số độc lập. Nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: quy mô công ty, phân khúc sản phẩm… Các yếu tố khác như đối tượng khách hàng tiềm năng, mức chi phí cho chiến lược…
Không có bất kỳ một công thức chung nào cho mọi việc. Các doanh nghiệp cần xem xét, nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Đồng thời, đội ngũ quản lý cũng cần đối sánh với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Nhằm tìm được các giải pháp tối ưu nhất.
Khả năng đáp ứng được những nhu cầu của chiến lược
Một yếu khác cũng không kém phần quan trọng. Đó là khả năng thực hiện hay còn gọi là độ khả thi của chiến lược. Chiến lược kinh doanh thường được xem là một nghệ thuật. Các nhà doanh nghiệp cần phải khéo léo trong việc phối hợp nhiều hoạt động. Để qua đó có thể thu về được những giá trị như mình mong đợi.
Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta trở nên phóng đại hay viển vông những kế hoạch trong chiến lược. Bởi lẽ, nếu không nhìn vào thực tế mà chỉ phác họa. Thì những dự án đó chỉ trong trí tưởng tượng của chúng ta và sẽ rất dễ dẫn đến thất bại.
Nguồn lực thực hiện chiến lược
Nên đặt mục tiêu theo tiêu chí SMART một cách rõ ràng, một phạm vi hợp lý và có khả năng đáp ứng hầu hết toàn bộ nhu cầu. Tuy nhiên, nếu thiếu đi một nguồn lực để thực hiện những kế hoạch đã đặt ra thì những chiến lược kinh doanh đó cũng khó mà thành công.
Một strategy sẽ bao gồm nhiều giai đoạn và hoạt động. Vì vậy, nguồn lực hay cụ thể hơn là đội ngũ nhân viên, quản lý sẽ có vai trò vô cùng quan trọng.
Doanh nghiệp nào sở hữu một nguồn lực đông đảo thì sẽ có tiềm năng phát triển vượt bậc hơn trong tương lai. Hơn thế nữa, việc có được một nguồn lực chiến lược hùng hậu cũng sẽ giúp nâng cao hiệu suất công việc và đạt được những kết quả như mong muốn.
Giá trị chiến lược đem lại
Yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là giá trị mà chiến lược đó mang lại cho doanh nghiệp. Một chiến lược được xem là thành công thì phải có giá trị đối với cả khách hàng và thương hiệu đó.
Bạn cần phải xem xét quá trình thử nghiệm và tiến hành áp dụng những bước đã đề ra. Nếu thu về nhiều giá trị thực sự có lợi thì có thể đó chính là một chiến lược hiệu quả. Còn ngược lại, doanh nghiệp cần phải sửa đổi các bước thực hiện để hạn chế được những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.
6 lưu ý để có một strategy thành công
Việc tạo ra được sự thành công cho một chiến lược kinh doanh thì đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải xem xét ở nhiều khía cạnh. Dưới đây là tổng hợp 6 điều cần lưu ý.
Hiểu rõ đối thủ
Ông bà xưa có câu: “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Chính vì vậy, việc theo dõi và xem xét các chiến lược kinh doanh từ đối thủ sẽ cho ta các góc nhìn khác nhau về chiến lược đó. Từ đó học hỏi để biết cách vận dụng vào trong quá trình xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp mình.
Chú ý đến dòng tiền
Các chủ doanh nghiệp nên chú ý và giám sát dòng tiền một cách chặt chẽ, tối ưu vận hành để chi phí thấp nhất và luôn để dành một khoản dự phòng cho các trường hợp bất trắc. Nhìn chung, kế hoạch kinh doanh có tốt đến đâu thì chúng cũng chỉ là một dự báo cho tương lai và không có điều gì đảm bảo được 100%, đặc biệt là khi bạn có một đối thủ cạnh tranh mạnh hoặc các diễn biến kinh tế vi mô trở nên phức tạp.
Áp dụng công nghệ mới
Cuộc sống đang ngày càng phát triển và công nghệ đang dần thay đổi về mọi mặt, chính vì vậy mà chúng cũng có thể giúp cho các doanh nghiệp hoạt động được hiệu quả hơn. Có rất nhiều phần mềm quản lý được tạo ra và giúp ích cho quá trình vận hành công ty bạn. Ngoài ra còn có các ứng dụng đo lường sự thành công của các chiến dịch, từ đó có thể biết rõ được dự án nào nên đầu tư và nên cải thiện để mang lại lợi ích cho công ty.
Bắt đầu với thị trường ngách
Phát triển kinh doanh với thị trường ngách thường tốn ít chi phí hơn so với các thị trường lớn. Đặc biệt, nếu bạn biết một vài điều sau sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí trong quá trình kinh doanh:
- Cung cấp các sản phẩm độc đáo cho những nhóm khách hàng nhỏ.
- Hiểu được các nhu cầu chuyên biệt của những nhóm khách hàng này.
- Truyền tải được đúng thông điệp cho nhóm khách hàng.
Chú ý phản hồi của khách hàng
Mục đích chính của kinh doanh là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nên mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa khi phản ứng của khách hàng là không thích và không chấp nhận chi trả cho sản phẩm của bạn bán ra. Vì vậy, để có thể hiểu rõ được khách hàng của mình thì mỗi doanh nghiệp cần phải thu thập các ý kiến của khách hàng và nhận biết được các xu hướng mới trên thị trường để điều chỉnh sản phẩm của mình phù hợp hơn.
Thích nghi nhanh với sự thay đổi
Thế giới luôn vận động và thay đổi liên tục, chính vì vậy mà môi trường kinh doanh cũng thay đổi nhanh chóng. Các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị, chấp nhận thay đổi và chỉnh sửa các hoạt động kinh doanh của mình cũng như thay đổi các chiến lược sao cho phù hợp với thị hiếu của thị trường.
Nếu việc thay đổi, nâng cấp sản phẩm để phù hợp với thị trường ngày nay thì các chủ doanh nghiệp đừng nên bỏ qua. Vì việc thích nghi chậm với thị trường sẽ khiến cho bạn bị mất đi một lượng khách hàng đáng kể hay thậm chí là làm cho doanh nghiệp bị phá sản.
Lời kết
Qua bài viết trên chúng ta cũng đã có cái nhìn cụ thể hơn về thuật ngữ strategy là gì? Và chúng có tầm quan trọng như thế nào trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Các dự án của doanh nghiệp bạn thành công hay thất bại một phần cũng sẽ dựa vào các chiến lược đã định ra từ trước. Việc biết cách tận dụng các thế mạnh của mình hay thời cơ từ thị trường cũng sẽ góp phần tạo nên sự thành công cho chiến lược.
Ngoài ra, việc hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh cũng là một ưu thế vô cùng lớn cho các doanh nghiệp trên con đường tranh giành thị phần. Bên cạnh đó, việc đáp ứng đúng các nhu cầu của khách hàng cũng sẽ dễ dàng tiến gần tới đích đến thành công hơn trong quá trình chinh phục khách hàng tiềm năng của mình. Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho các đọc giả các thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chọn đọc, hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo!