RBA là gì? Chứng nhận IECC-RBA là gì?

RBA là gì? Chứng nhận IECC-RBA là gì?

RBA là gì? Chứng nhận IECC-RBA là gì? Trần Trí Dũng sẽ giải đáp mọi thắc mắc của độc giả trong bài này. Hãy cùng tham khảo bài viết nhé!

1. RBA và Tầm quan trọng trong Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu

1.1 Khái niệm về RBA (Responsible Business Alliance)

RBA (Responsible Business Alliance) là một Bộ Quy Tắc Ứng Xử của Liên Minh Doanh Nghiệp Có Trách Nhiệm. Phiên bản trước của RBA là Bộ quy tắc EICC. EICC viết tắt của Liên minh các công ty điện tử (Electronic Industry Citizenship Coalition).

Bộ quy tắc RBA đưa ra các tiêu chuẩn. Họ đảm bảo rằng điều kiện làm việc trong ngành hoặc các ngành điện tử. Trong đó điện tử là thành phần chính yếu. Các chuỗi cung ứng của ngành điện tử được an toàn. Người lao động được đối xử tôn trọng và bình đẳng. Các hoạt động kinh doanh được tiến hành có trách nhiệm với môi trường. Doanh nghiệp tuân thủ đạo đức kinh doanh.

RBA còn được xem là một tổ chức phi lợi nhuận. Nó được thành lập nhằm thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Nó tạo ra môi trường kinh doanh bền vững. RBA không chỉ là một tổ chức mà còn là một mạng lưới. Một cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức đang cùng nhau làm việc để tạo ra sự thay đổi tích cực. Tất cả để đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu tuân theo các tiêu chuẩn cao cả. Những tiêu chuẩn này về trách nhiệm xã hội và môi trường.

1.2 Cơ chế của BRA

Doanh nghiệp cần xác nhận việc ủng hộ thực hiện Bộ Quy Tắc RBA. Cần tích cực theo đuổi việc tuân thủ Bộ Quy Tắc RBA và các tiêu chuẩn thiết lập trong Quy Tắc phù hợp với một hệ thống quản lý.

Các bên tham gia phải coi Bộ Quy Tắc RBA là sáng kiến của toàn bộ chuỗi cung ứng. Ở mức tối thiểu, Bên Tham Gia cũng cần yêu cầu các nhà cung cấp chính ở bậc tiếp theo thừa nhận và thực hiện QuyTắc RBA.

Hiểu được rằng một doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ pháp luật, các quy tắc và quy định của các quốc gia. Bộ Quy Tắc RBA khuyến khích Bên Tham Gia thực hiện tốt hơn các yêu cầu của pháp luật sở tại, dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận để nâng cao trách nhiệm về môi trường và xã hội cũng như đạo đức trong kinh doanh.

Phù hợp với Các Nguyên Tắc Hướng Dẫn về Quyền Kinh Doanh và Con Người của Liên Hiệp Quốc, các quy định trong Bộ Quy Tắc RBA được bắt nguồn từ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế chính yếu bao gồm Tuyên Bố Các Nguyên Tắc Cơ Bản và Các Quyền Tại Nơi Làm Việc của ILO (Tổ Chức Lao Động Quốc Tế) và Tuyên Ngôn về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.

Bộ Quy Tắc RBA cam kết lấy ý kiến đóng góp thường xuyên từ các bên liên quan trong quá trình tiếp tục phát triển và thực hiện các Quy Tắc Ứng Xử của RBA.

1.3 Vai trò và tầm quan trọng của RBA trong việc quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu

Vai trò của RBA không chỉ giới hạn ở việc thiết lập các tiêu chuẩn, mà còn bao gồm việc hỗ trợ, tư vấn và thúc đẩy các doanh nghiệp đạt được những tiêu chuẩn đó. RBA đóng góp vào sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách đảm bảo rằng các hoạt động sản xuất không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn phải đảm bảo sự tôn trọng đối với nhân quyền lao động và bảo vệ môi trường.

RBA cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp và tổ chức, tạo ra một môi trường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tài liệu liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng có trách nhiệm. Điều này giúp các doanh nghiệp học hỏi và áp dụng những phương pháp tốt nhất để tối ưu hóa quản lý chuỗi cung ứng của họ.

1.4 Các tiêu chuẩn và hướng dẫn của RBA về trách nhiệm doanh nghiệp và nhân quyền lao động

RBA đã thiết lập một loạt các tiêu chuẩn và hướng dẫn liên quan đến trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và nhân quyền lao động trong chuỗi cung ứng. Các tiêu chuẩn này bao gồm việc đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và công bằng, đảm bảo nguồn cung cấp khoáng sản không liên quan đến xung đột và vi phạm nhân quyền, cũng như thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên và năng lượng bền vững.

Bộ Quy Tắc RBA bao gồm 5 phần. Phần A, B và C lần lượt vạch ra các tiêu chuẩn về Lao động, Y tế và An toàn và Môi trường. Phần D bổ sung các tiêu chuẩn liên quan đến đạo đức trong kinh doanh; Phần E vạch ra các yếu tố của một hệ thống được chấp nhận để quản lý việc tuân thủ Bộ Quy Tắc RBA này

2. Giới thiệu về chứng nhận EICC-RBA 

Chứng nhận EICC-RBA (Electronic Industry Citizenship Coalition – Responsible Business Alliance) là một công cụ quan trọng để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ các tiêu chuẩn và hướng dẫn của RBA. Đây là một cách để các doanh nghiệp chứng minh rằng họ đã thực hiện các biện pháp cụ thể để đảm bảo rằng hoạt động của họ trong chuỗi cung ứng đáp ứng các yêu cầu cao cả về trách nhiệm xã hội và môi trường.

3. Lợi ích của việc đạt được chứng nhận EICC-RBA cho doanh nghiệp

Đạt được chứng nhận EICC-RBA mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Trước hết, nó tạo ra một lợi thế cạnh tranh bằng cách tăng cường uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác kinh doanh. Chứng nhận cũng giúp tạo ra sự minh bạch trong quản lý chuỗi cung ứng, giúp tăng cường sự tin tưởng từ phía khách hàng và nhà đầu tư.

4. Quy trình tư vấn doanh nghiệp chứng nhận EICC-RBA

► Bước 1. Khởi động dự án

Tại bước này, doanh nghiệp thành lập ban RBA, quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng vị trí trong ban. Sau khi đã thành lập ban RBA, doanh nghiệp sẽ tổ chức 1 buổi họp kickoff dự án, để giới thiệu các thành viên trong ban RBA với tư vấn, thiết lập các kênh thông tin để triển khai dự án

► Bước 2. Khảo sát

Sau khi khởi động dự án, chuyên gia tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của nhà máy theo các yêu cầu tuân thủ của RBA. Sau khảo sát, tư vấn sẽ tổng hợp và đưa ra báo cáo đánh giá thực trạng hệ thống quản lý TNXH theo RBA của doanh nghiệp, mô hình hóa hệ thống quản lý, đưa ra các khuyến nghị cần cải tiến và danh mục tài liệu cần thiết lập. Lập kế hoạch triển khai dự án (chi tiết)

► Bước 3. Đào tạo nhận thức và diễn giải các yêu cầu của RBA

Đào tạo về nhận thức. Đồng thời diễn giải các yêu cầu của RBA.

► Bước 4. Thiết lập hệ thống tài liệu

Các tài liệu / hồ sơ cần thiết lập sẽ bao gồm các nhóm sau:

– Nhóm tài liệu về Lao động (hạng mục A)

– Nhóm tài liệu về an toàn sức khỏe nghề nghiệp (hạng mục B)

– Nhóm tài liệu về môi trường (hạng mục C)

– Nhóm tài liệu về đạo đức kinh doanh (hạng mục D)

– Nhóm các tài liệu về hệ thống quản lý (hạng mục E)

► Bước 5. Áp dụng hệ thống quản lý TNXH theo RBA

– Triển khai các quá trình quản lý TNXH theo RBA đã hoạch định

– Đào tạo về các hạng mục tuân thủ Hệ thống quản lý về TNXH theo RBA cho toàn bộ nhân viên trong công ty (các chính sách, quy trình, thực hành tốt…về tuân thủ TNXH).

Truyền thông:

– Các nội dung liên quan đến lao động, quyền con người

– Các chế độ chính sách của công ty về thời gian làm việc, lao động trẻ em, thù lao, môi trường làm việc…

– Các kênh góp ý, khiếu nại

– Các hoạt động của công đoàn

– Các thành tích đạt được trong hoạt động sản xuất và tuân thủ trách nhiệm xã hội

– Các hoạt động xã hội như các chương trình từ thiện, hỗ trợ người nghèo…

– Hoạt động thể dục thể thao, hoạt động nhóm

► Bước 6. Đánh giá tuân thủ

– Đào tạo về đánh giá tuân thủ VAP (Validated Audit Proccess)

– Thực hiện đánh giá hệ thống theo hướng dẫn của RBA. Các hoạt động đánh giá tập trung vào các điểm mấu chốt của tiêu chuẩn. Nó bao gồm tuân thủ về lao động, môi trường, an toàn SKNN, đạo đức trong kinh doanh. Để đánh giá được hiệu quả của sự tuân thủ các yêu cầu của RBA. Đoàn đánh giá sẽ thực hiện phỏng vấn người lao động một cách riêng rẽ. Họ thu thập các bằng chứng về sự tuân thủ. Báo cáo đánh giá được lập đi kèm với các yêu cầu hành động khắc phục cho các lỗi. Những lỗi này được phát hiện trong quá trình đánh giá.

– Thực hiện hành động khắc phục: Mỗi phiếu yêu cầu hành động khắc phục sẽ được ban RBA xem xét và tiến hành các hành động cụ thể để thực hiện khắc phục các điểm không phù hợp. Các báo cáo về hành động khắc phục được đưa ra sau khi hoàn thiện việc thực thi các hành động khắc phục.

► Bước 7. Xem xét của lãnh đạo về hiệu lực và hiệu quả của HTQL TNXH theo RBA

Sau khi hoàn tất việc thiết lập và áp dụng hệ thống, Ban RBA thực hiện việc xem xét của lãnh đạo về tính hiệu lực và hiệu quả của Hệ thống quản lý TNXH theo RBA. Các quyết định của lãnh đạo sẽ được ghi nhận trong Báo cáo xem xét của lãnh đạo và được thực hiện.

► Bước 8. Đánh giá của doanh nghiệp/ bên thứ 3 và HĐKP

Tùy theo dự án – sẽ có đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp hoặc đánh giá chứng nhận của bên thứ 3 cho Hệ thống quản lý TNXH theo RBA. Sau khi đánh giá, công ty sẽ có thời gian khắc phục là 30 – 60 ngày để đóng các điểm không phù hợp.

► Bước 9. Duy trì tuân thủ các yêu cầu của RBA trong toàn hệ thống

Sau khi hoàn tất việc thiết lập và áp dụng Hệ thống quản lý TNXH theo RBA, Ban RBA phải tiến hành các hoạt động kiểm tra sự tuân thủ thường xuyên để duy trì hiệu lực của hệ thống trong toàn doanh nghiệp.

Link tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments