Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì? Các thành phần của nó?

Đăng ngày 12/10/2024 lúc: 14:4414 lượt xem

Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì? Các thành phần của nó?

Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì? Các thành phần của nó gồm những gì? CEO Trần Trí Dũng sẽ giải đáp các thắc mắc trong bài viết này!

Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì?

Quản lý rủi ro doanh nghiệp được biết với tên ERM. ERM là hoạt động xem xét rủi ro một cách chiến lược, toàn diện. Từ quan điểm của toàn bộ tổ chức. Thực hiện quản lý rủi ro doanh nghiệp, tổ chức sẽ tiến hành các hoạt động như: 

  • Xem xét, xác định, đánh giá và chuẩn bị cho những rủi ro, tổn thất, nguy hiểm
  • Xem xét, xác định những nguy cơ tiềm ẩn mà doanh nghiệp phải đối diện
  • Xác định rủi ro tổng thể để điều hướng hoạt động kinh doanh phù hợp
  • Xem xét về những rủi ro trong phối hợp, vận hành giữa các phòng ban, bộ phận

Các loại rủi ro mà doanh nghiệp phải đối diện bao gồm nhiều loại, hình thức khác nhau. Tuy nhiên, xét ở nhóm rủi ro chung thì ERM thường gồm: 

Hoạt động, vận hành doanh nghiệp

Ví dụ như doanh nghiệp gặp thiên tai, lũ lụt. Nó khiến hoạt động, vận hành doanh nghiệp bị đình trệ, gián đoạn. Nhà kho chứa nguyên vật liệu bị nước tràn vào gây hư hại.

Chiến lược

Ví dụ doanh nghiệp chậm thay đổi về công nghệ khiến sản phẩm cung cấp ra thị trường lạc hậu. Sản phẩm không đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Rủi ro chiến lược này có thể khiến doanh nghiệp lâm vào khủng hoảng. Bị suy giảm thị phần hoặc thậm chí là bị đào thải, phá sản.

Tài chính

Ví dụ như doanh nghiệp không có kế hoạch dòng tiền rõ ràng khiến thiếu hụt dòng tiền. Họ gặp rủi ro tài chính và phải chậm lương, nợ lương nhân viên. Họ phải chậm thanh toán cho nhà cung cấp…

An ninh

Ví dụ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi quan hệ giữa 2 nước căng thẳng. Thì người dân bị kích động có thể tiến hành đập phá, xâm hại tài sản của doanh nghiệp.

Tuân thủ

Ví dụ như nhân viên không tuân thủ quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm khi sản xuất bánh trung thu. Vụ việc bị lan truyền trên truyền thông và khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng kinh doanh nghiêm trọng.

Pháp lý

Ví dụ phòng nhân sự không giải quyết chế độ nghỉ việc theo đúng quy định pháp luật cho nhân viên dẫn đến rủi ro công ty bị khởi kiện. 

Bảo mật

Ví dụ dữ liệu thông tin khách hàng quan tâm sản phẩm, dịch vụ bị nhân viên kinh doanh chiếm dụng, tận dụng sau khi nghỉ việc. Họ có thể đầu quân cho doanh nghiệp đối thủ, vi phạm nguyên tắc bảo mật với công ty cũ. Nó gây ra những thiệt hại, rủi ro kinh doanh nghiêm trọng.

Ở các doanh nghiệp, vị trí chuyên trách về quản trị rủi ro là Giám đốc rủi ro CRO. CRO sẽ chịu trách nhiệm xác định, phân tích cũng như tìm giải pháp giảm thiểu rủi ro cả bên trong lẫn bên ngoài có thể ảnh hưởng tới tổ chức. CRO cũng sẽ có trách nhiệm trong việc đảm bảo tổ chức tuân thủ các quy định pháp luật. Họ xem xét các yếu tố có thể gây tổn hại cho các khoản đầu tư, hoạt động vận hành của công ty.

quản trị rủi ro doanh nghiệp

Các thành phần của quản trị rủi ro doanh nghiệp

Khi xem xét quản trị rủi ro doanh nghiệp, tổ chức sẽ xem xét qua 5 thành phần cụ thể gồm: môi trường bên trong; thiết lập mục tiêu; nhận dạng sự kiện; đánh giá rủi ro.

1. Môi trường bên trong

Môi trường bên trong của doanh nghiệp là bầu không khí văn hóa doanh nghiệp được thiết lập, duy trì trong thực tế. Môi trường bên trong sẽ được thể hiện thông qua:

  • Những biểu trưng văn hóa của tổ chức như slogan, bảng biểu thể hiện mục tiêu, quyết tâm của tổ chức. Những yếu tố này còn được gọi là tạo tác và các hành vi hữu hình.
  • Các giá trị được đồng thuận, được tuyên bố trong toàn tổ chức như giá trị cốt lõi, bộ quy tắc, các quy định chung cũng như sứ mệnh, chiến lược của tổ chức
  • Quan niệm nền tảng, ngầm định, niềm tin để mọi thành viên tổ chức có thể hành động giống nhau như một chỉnh thể thống nhất.

Văn hóa doanh nghiệp khác nhau, niềm tin, hành động nhất quán khác nhau thì những rủi ro với doanh nghiệp cũng khác nhau. Chẳng hạn như văn hóa doanh nghiệp của bạn đặc biệt đề cao yếu tố kỷ luật, an toàn lao động sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro về an toàn lao động. Ngược lại, văn hóa doanh nghiệp đề cao yếu tố liên tục tối ưu hóa hiệu suất thì người lao động cũng phải đối mặt với nhiều áp lực, căng thẳng và rủi ro an toàn lao động cao hơn. Vì vậy, thông thường các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất… vẫn luôn nhấn mạnh đến yếu tố an toàn để quản trị rủi ro doanh nghiệp hiệu quả.

2. Thiết lập mục tiêu

Ngay trong việc thiết lập mục tiêu qua từng giai đoạn cũng phản ánh hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp. “Khẩu vị” rủi ro của doanh nghiệp ở mức nào thì thiết lập mục tiêu cũng được đẩy lên tương ứng. 

Chẳng hạn như trong tình hình thị trường có nhiều cơ hội phát triển, doanh nghiệp xác định thiết lập mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng, mở rộng quy mô. Ngược lại, khi tình hình thị trường khó khăn, bất ổn, doanh nghiệp sẽ cần thiết lập mục tiêu về đảm bảo ổn định vận hành doanh nghiệp.

Rõ ràng, việc thiết lập mục tiêu đúng sẽ giúp doanh nghiệp quản trị được rủi ro hiệu quả.

Trong thời gian dịch bệnh, các công ty này đã tích cực tuyển dụng và thiết lập mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, thực tế mục tiêu không đạt được dẫn đến doanh nghiệp phải đối diện với làn sóng sa thải số lượng lớn.

quản trị rủi ro doanh nghiệp

3. Nhận dạng sự kiện

Trong quá trình vận hành, doanh nghiệp của bạn sẽ phải đối diện với cả những sự kiện tiêu cực và tích cực. 

  • Lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp bị khởi tố, tạm giam. Đó sẽ là một sự kiện nghiêm trọng kéo theo những rủi ro, hệ lụy doanh nghiệp phải đối diện.
  • Ngược lại, nếu doanh nghiệp của bạn gọi vốn đầu tư thành công thì đó có thể là một cơ hội lớn để doanh nghiệp bứt phá với quy mô vượt trội hiện tại.

Thực hiện quản trị rủi ro doanh nghiệp, bạn sẽ cần nhận dạng sự kiện ở các mức độ rủi ro khác nhau. Từ đó nỗ lực cải thiện theo hướng tích cực. 

Nhận dạng và ứng phó thích hợp với các sự kiện có thể giúp doanh nghiệp của bạn quản trị rủi ro hiệu quả hơn. Khi tiến hành nhận dạng sự kiện, nhà quản trị cũng cần phân định ra 2 loại rủi ro chính là:

  • Rủi ro về hoạt động vận hành, ví dụ như lũ quét, thiên tai khiến văn phòng, nhà xưởng phải đóng cửa
  • Rủi ro về chiến lược phát triển, ví dụ như quy định mới của chính phủ cấm quảng cáo sản phẩm chủ lực của công ty

4. Đánh giá rủi ro

Quản trị rủi ro doanh nghiệp không thể thiếu hoạt động đánh giá rủi ro. Đánh giá rủi ro ở đây không chỉ bao gồm những rủi ro trực tiếp như lũ quét, thiên tai. Nó khiến văn phòng, nhà xưởng phải đóng cửa. Ngoài ra còn những rủi ro gián tiếp. Ví dụ như tâm lý nhân viên bất ổn, khó ổn định làm việc sau đợt thiên tai.

Việc đánh giá rủi ro nên được thực hiện thống kê định lượng, cụ thể. Như vậy bạn mới tìm phương hướng xử lý, giải pháp hiệu quả. 

quản trị rủi ro doanh nghiệp

4 cách để ứng phó rủi ro trong doanh nghiệp

Rủi ro với doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi. Không có con đường tuyệt đối bằng phẳng để doanh nghiệp của bạn có thể tiến băng băng về đích mục tiêu. Vấn đề quan trọng là doanh nghiệp sẽ ứng phó với những rủi ro đó như thế nào. Bạn có thể cùng VNOKRs tham khảo 4 cách để ứng phó rủi ro trong doanh nghiệp dưới đây.

1. Tránh rủi ro

Doanh nghiệp có thể tránh rủi ro bằng cách từ bỏ lợi ích hoặc một phần lợi ích để tránh rủi ro có thể xảy ra. Chẳng hạn như doanh nghiệp tiến hành tạm dừng sản xuất, ngừng bán một mặt hàng cụ thể để tránh rủi ro.

Ví dụ như vào tháng 3/2020, 2 hãng sản xuất ô tô là Nissan và Honda đã ra thông báo tạm ngừng hoạt động một số nhà máy tại Nhật Bản do nhu cầu của khách hàng giảm sút và nguồn cung vật liệu bị gián đoạn.

2. Giảm thiểu rủi ro

Với cách giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ có nguy cơ rủi ro nhưng sẽ tiến hành giảm thiểu rủi ro bằng các cách như:

  • Đầu tư vào kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ
  • Thiết lập quy trình nghiêm ngặt về chăm sóc khách hàng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, dịch vụ
  • Lên kịch bản ứng phó các tình huống rủi ro có thể phát sinh…

Ví dụ như doanh nghiệp trước ảnh hưởng của dịch bệnh, khó duy trì sản xuất, kinh doanh như bình thường có thể phải lên kịch bản chuyển đổi nhân sự sang làm nhiệm vụ khác, kiêm nhiệm, sa thải nhân viên…

3. Chia sẻ rủi ro

Doanh nghiệp của bạn cũng có thể chia sẻ rủi ro bằng cách mua bảo hiểm.

Ví dụ như người lao động có nguy cơ bị ốm đau, bệnh tật và doanh nghiệp ứng phó rủi ro này bằng cách mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên. Như vậy, khi nhân viên phải điều trị, chi phí viện phí, thuốc men có thể được bảo hiểm chi trả theo hợp đồng đã ký kết.

4. Chấp nhận rủi ro

Khi doanh nghiệp xác định lợi ích, lợi nhuận mà sản phẩm, dịch vụ đem lại vượt trội hơn rất nhiều so với rủi ro có thể phải đối mặt thì họ có thể chấp nhận rủi ro. Doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích các rủi ro trực tiếp, gián tiếp và đưa ra quyết định chấp nhận rủi ro hay không.

Tham khảo

Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì? Các thành phần của nó? - Trần Dũng