Quản trị hệ thống và quản lý hệ thống khác nhau như nào?

Quản trị hệ thống và quản lý hệ thống khác nhau như nào?

Quản trị hệ thống và quản lý hệ thống khác nhau như nào? Trần Trí Dũng sẽ đưa ra câu trả lời trong bài viết này. Độc giả cùng tham khảo nhé!

1. Quản trị hệ thống là gì?

Quản trị hệ thống là gì?

Quản trị hệ thống là một khía cạnh quan trọng. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Nó đảm bảo sự ổn định, hiệu suất và an ninh cho các hệ thống máy tính. Vai trò của quản trị hệ thống ngày càng trở nên quan trọng. Nhất là khi doanh nghiệp ngày càng ứng dụng chuyển đổi số trong điều hành, kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp sẽ tăng cường hiệu quả.

2. Vai trò của Quản trị hệ thống

Vai trò của Quản trị hệ thống

Quản trị hệ thống chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hệ thống máy tính. Duy trì cả phần cứng và phần mềm. Tất cả là để đảm bảo chúng hoạt động ổn định và hiệu quả. Quản trị hệ thống giúp:

Cài đặt và triển khai hệ thống:

Quản trị hệ thống thực hiện cài đặt và triển khai các hệ thống mới. Nó đảm bảo rằng môi trường hoạt động của hệ thống được cấu hình chính xác. Những cấu hình này phải phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Giám sát và đảm bảo hiệu suất:

Quản trị hệ thống theo dõi sự hoạt động của hệ thống. Nó đảm bảo rằng hệ thống hoạt động với hiệu suất tối đa. Nếu có sự cố xảy ra, phải nhanh chóng phát hiện và khắc phục. Tất cả là để tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Bảo mật hệ thống:

An ninh thông tin là một phần quan trọng của quản trị hệ thống. Nó đảm bảo rằng hệ thống được bảo vệ chống lại các mối đe dọa. Đồng thời nó sẽ ngăn chặn lỗ hổng bảo mật có thể xảy ra.

Sao lưu và phục hồi dữ liệu:

Tạo sao lưu định kỳ của dữ liệu quan trọng. Nó sẽ có kế hoạch phục hồi dữ liệu trong trường hợp xảy ra sự cố.

Hỗ trợ người dùng cuối:

Quản trị hệ thống hỗ trợ người dùng cuối trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Nó cũng cung cấp hướng dẫn khi cần thiết.

3. Các nhiệm vụ của Quản trị hệ thống

Các nhiệm vụ của Quản trị hệ thống

Quản trị hệ thống có nhiều nhiệm vụ quan trọng, bao gồm:

Đảm bảo sự ổn định:

Đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và liên tục mở sẵn cho người dùng.

Tối ưu hóa hiệu suất:

Tối ưu hóa hiệu suất hệ thống để đáp ứng yêu cầu và dự đoán tăng trưởng tương lai.

Phát hiện và giải quyết sự cố:

Phát hiện và khắc phục các vấn đề kỹ thuật. Từ những sự cố nhỏ hàng ngày cho đến những sự cố nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.

Bảo mật và bảo vệ:

Bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa bảo mật. Bảo vệ bằng cách áp dụng các biện pháp an ninh thích hợp.

Dự phòng và phục hồi:

Phát triển kế hoạch dự phòng và phục hồi. Từ đó đảm bảo rằng hệ thống có thể phục hồi sau khi xảy ra sự cố.

4. Quản trị hệ thống khác quản lý hệ thống như thế nào? 

Đây là hai khái niệm có sự khác biệt nhất định trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

4.1 Quản trị hệ thống (System Administration)

Quản trị hệ thống khác quản lý hệ thống như thế nào? 

Phạm vi chú trọng: 

Quản trị hệ thống tập trung vào việc thực hiện các tác vụ hàng ngày và phổ biến. Ví dụ như:

  • Cấu hình
  • Bảo trì
  • Giám sát
  • Hỗ trợ người dùng
  • Giải quyết sự cố liên quan đến hệ thống máy tính và mạng.

Tính kỹ thuật:

Nhiệm vụ của quản trị hệ thống thường là kỹ thuật hơn. Nó yêu cầu các kiến thức chuyên sâu về:

  • Phần cứng
  • Phần mềm
  • Mạng
  • Các công nghệ liên quan.

Thời gian thực hiện:

Quản trị hệ thống thường là hoạt động liên tục, hàng ngày. Tất cả để duy trì hoạt động ổn định của hệ thống.

Vai trò:

Người quản trị hệ thống thường là những chuyên gia kỹ thuật và thường là nhân sự của nhóm quản trị hệ thống hoặc bộ phận IT trong doanh nghiệp.

4.2 Quản lý hệ thống (System Management)

Quản lý hệ thống

Phạm vi chú trọng: 

Quản lý hệ thống tập trung vào lập kế hoạch, điều phối và điều hành các hoạt động dài hạn liên quan đến hệ thống máy tính và mạng.

Nó bao gồm cả việc xác định các mục tiêu chiến lược và phát triển các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó.

Tính chiến lược:

Quản lý hệ thống tập trung vào quản lý doanh nghiệp, cung cấp chiến lược và lựa chọn, tư vấn hệ thống quản lý doanh nghiệp về cách triển khai và sử dụng hệ thống để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.

Thời gian thực hiện:

Quản lý hệ thống thường là hoạt động có thời gian kéo dài và tập trung vào các nhiệm vụ lâu dài và phức tạp hơn.

Vai trò:

Người quản lý hệ thống thường có trách nhiệm chi tiết và điều phối, xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp.

Họ thường có tầm nhìn chiến lược và có thể là các nhà quản lý, lãnh đạo cao cấp trong doanh nghiệp.

Tổng kết

Tóm lại, quản trị hệ thống đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì, quản lý và bảo vệ hệ thống máy tính, để đảm bảo sự ổn định, an ninh và hiệu suất của hệ thống, đồng thời hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Với một doanh nghiệp vừa và nhỏ có những nguồn lực khiêm tốn, để bước ra khỏi giới hạn nguồn lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin,

Nguồn sưu tầm: PDCA

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments