Quản lý nhân sự dễ dàng với bộ bí kíp đặc biệt
Quản lý nhân sự dễ dàng với bộ bí kíp đặc biệt trong bài viết này. Các độc giả hãy cùng CEO Trần Trí Dũng tham khảo kinh nghiệm nhé!
1. Định hướng phát triển cho nhân viên
Là người lãnh đạo, bạn có trách nhiệm đặt ra:
- Mục tiêu
- Phương hướng phát triển công việc
Khi có mục tiêu rõ ràng, bạn cũng cần phân công nhiệm vụ hợp lý cho nhân viên. Phải làm sao để mỗi người đều cảm thấy vai trò của họ quan trọng đối với công việc chung.
Phát triển nhân viên có ý nghĩa quan trọng. Nó là sự cam kết về việc tạo môi trường hỗ trợ nhân viên. Nó cho họ nhìn thấy được những tiến bộ chuyên nghiệp của mình trong từng giai đoạn.
Xác định mục tiêu cho nhân viên là một công việc quan trọng. Nó cần thiết trong quản trị nguồn nhân lực. Việc này nhằm định hướng cho nhân viên đi theo đúng mục tiêu phát triển chung. Đồng thời khai thác có hiệu quả những nỗ lực của họ. Nó giúp họ có động cơ khi làm việc.
2. Tôn trọng nhân viên là một trong những bí quyết quản lý nhân sự
Trong cuộc sống ai cũng muốn được tôn trọng. Trong công việc cũng vậy, đặc biệt là nhân viên. Họ rất muốn nhận được sự tôn trọng của sếp.
Nhà quản lý nên từ bỏ suy nghĩ “Sếp luôn đúng”. Nhiều lãnh đạo dùng cái này để áp đặt công việc không phù hợp với nhân viên. Họ quên rằng nhân viên cũng có cảm xúc. Sự cứng nhắc của sếp có thể sẽ dẫn đến nhiều hậu quả. Nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thành công của công ty.
3. Lắng nghe, khích lệ và chia sẻ
Lắng nghe ý kiến, quan điểm và những đóng góp đến từ chính nhân viên của mình. Làm điều này trước khi đưa ra một chính sách, quy định mới. Đây là một trong những bí quyết quản lý nhân sự hiệu quả.
Khi được lãnh đạo quan tâm, nhân viên có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, năng suất làm việc tốt hơn. Bất cứ nhân viên nào cũng muốn được dẫn dắt bởi những người quan tâm đến việc họ là ai, công nhận khả năng của họ và luôn hỗ trợ khi họ gặp khó khăn cả về công việc lẫn cuộc sống riêng.
Bên cạnh đó, hành động khích lệ kịp thời có thể giúp một nhân viên chưa có phong độ tốt quay trở lại làm việc với 100% sức lực của mình.
4. Đảm đương trọng trách
Đổ trách nhiệm cho nhân viên là một trong những lỗi sai không ít các nhà quản lý mắc phải. Tuy nhiên, người lãnh đạo cần chứng tỏ vị thế của mình bằng việc đứng ra chịu trách nhiệm cũng như nhận các sai lầm khi xảy ra vấn đề hoặc bị cấp trên trách phạt.
Đừng chỉ vì sợ hãi mất uy tín hoặc bị cấp trên khiển trách mà đổ lỗi cho nhân viên của mình. Điều này chỉ chứng tỏ bạn là một người lãnh đạo thất bại trong việc quản lý nhân viên cũng làm mất uy tín và sự kính trọng của nhân viên.
5. Tầm nhìn chiến lược
Trong đại đa số doanh nghiệp, việc xây dựng tầm nhìn thường gắn liền với CEO – vị trí lãnh đạo cao nhất của công ty chứ không có nhiều sự đóng góp của các cấp quản lý còn lại.
Đây chính là kỹ năng quan trọng của một nhà quản lý để tập hợp các nguồn lực, bố trí nguồn nhân lực hợp lý và tạo sự thống nhất trong hành động.
“Nhà lãnh đạo có tầm nhìn” là người biết cách nhận biết được năng lực và nguy cơ đang hiện hữu của tổ chức. Từ đó, đặt ra chiến lược khắc phục nó. Đồng thời, cũng phải biết cách truyền cảm hứng cho tổ chức mình thức hiên nó.
6. Xây dựng môi trường làm việc nhóm hiệu quả
Làm việc theo nhóm sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất cũng như độ phản xạ, nhân viên hài lòng và gắn bó dài lâu với công việc hơn.
Một nhóm gồm nhiều thành viên có chuyên môn khác nhau, có kinh nghiệm làm việc trong các dự án phức tạp, nhưng không thể gắn bó lâu dài cùng nhau thì khó có thể được xem trọng dù cho có những thành viên sáng giá đi chăng nữa.
Để nhân viên có thể làm việc theo nhóm một cách hiệu quả nhất, người lãnh đạo cần phải đặt ra các mục tiêu cụ thể cho chiến dịch và công việc của từng cá nhân. Mỗi người có công việc và mục tiêu riêng nhưng khi làm việc nhóm bạn cần điều chỉnh định hướng để tất cả đều hướng về một mục đích chung.
7. Đánh giá nhân viên chính xác
Đánh giá nhân viên có thể coi là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình quản lý nhân viên của doanh nghiệp.
Muốn biết nhân viên có làm việc hiệu quả hay phù hợp với văn hóa công ty hay không đều cần những tiêu chí đánh giá nhất định. Việc đánh giá được năng lực làm việc sẽ giúp cho nhân viên đạt được kết quả doanh nghiệp mong đợi cũng như định hướng được đúng mục tiêu phát triển trong tương lai.
Phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả giúp bạn có thể nhìn nhận một cách trực quan, chính xác và khách quan nhất về hiệu suất làm việc của nhân viên. Từ đó, bạn mới có thể động viên và phát triển nhân viên tốt hơn.
Bên cạnh đó, việc đánh giá nhân viên thường xuyên sẽ giúp nhân viên hiểu và hài lòng hơn với chính sách lương thưởng của doanh nghiệp.