Quản lý con người là một nghệ thuật! Lời khuyên hữu ích
Quản lý con người là một nghệ thuật! Lời khuyên hữu ích này Dũng dành cho các nhà lãnh đạo. Hãy cùng dành thời gian tham khảo bài nhé!
Quản lý con người là một nghệ thuật
Quản lý con người không đơn thuần chỉ là một trách nhiệm. Nó còn là kỹ năng quan trọng giúp nhà lãnh đạo có thể phát triển tổ chức, doanh nghiệp của mình. Việc nhân sự công ty được quản lý tốt hay không rất quan trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến việc:
- Giữ chân nhân viên
- Cải thiện năng suất
- Khả năng sáng tạo
- Sức khỏe của nhân viên của bạn.
Quản lý con người là cả một nghệ thuật. Nó đòi hỏi nhà lãnh đạo cần có những hiểu biết về tâm lý học, trí tuệ cảm xúc. Hiểu biết về tâm lý học, trí tuệ cảm xúc giúp bạn có thể giúp bạn đạt được nhiều lợi ích trong quản lý con người như:
- Tạo động lực đúng hướng
- Thiết lập mục tiêu phù hợp
- Góp phần cải thiện hiệu quả, hiệu suất công việc của nhân viên
- Giúp gắn kết đội ngũ
- Giúp phát triển đội ngũ
Các vấn đề khi quản lý con người kém
TT | Lĩnh vực tác động | Hậu quả, hệ lụy khi quản lý con người kém |
1 | Nhân sự |
|
2 | Đào tạo |
|
3 | Tuyển dụng |
|
4 | Phát triển sản phẩm |
|
5 | Cải thiện chất lượng dịch vụ |
|
6 | Phát triển kinh doanh |
|
7 | Hiệu quả công việc |
|
8 | Hiệu suất tổng thể |
|
5 lời khuyên giúp nhà lãnh đạo quản lý con người hiệu quả
Để đạt được hiệu quả trong quản lý con người cần rất nhiều nỗ lực, thời gian. Bạn có thể tham khảo 5 lời khuyên để quản lý con người hiệu quả dưới đây.
Áp dụng một nền văn hóa tập trung vào con người
Tài sản quý báu với mỗi tổ chức trong nhiều trường hợp không phải là cơ sở vật chất, là sản phẩm, là bí quyết công nghệ… mà chính là con người. Khi bạn có con người đúng, đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp thì tổ chức sẽ ngày càng lớn mạnh và ngược lại.
Do đó, để xây dựng nghệ thuật quản lý con người hiệu quả, nhà quản lý nên áp dụng một nền văn hóa tập trung vào con người. Văn hóa hướng đến con người ở đây thể hiện qua những khía cạnh như:
- Thực sự coi nhân viên là vốn quý của doanh nghiệp, tìm cách, tạo điều kiện để phát triển nhân viên chứ không xem họ là công cụ giải quyết các công việc, vấn đề của tổ chức
- Tôn trọng ý kiến, tính cách, thế mạnh năng lực của mỗi thành viên để giao việc đúng người và sắp xếp người xử lý đúng việc
- Xây dựng chính sách, quy định công ty hướng đến đội ngũ nhân viên. Ví dụ: chế độ làm việc linh hoạt; chính sách thưởng thâm niên; mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên và cả gia đình…
Hãy là một nhà lãnh đạo, không phải là một nhà quản lý
Sự khác biệt quan trọng giữa một nhà lãnh đạo và nhà quản lý có thể nằm ở chỗ:
- Lãnh đạo thường hướng đến tầm nhìn, mục tiêu phát triển của tổ chức
- Quản lý thường chỉ hướng đến thực hiện đúng quy trình, quy định của phòng ban, bộ phận
Quản lý thường bị bó buộc bởi những điều cần thực hiện đúng còn lãnh đạo thường có xu hướng cải cách, đổi mới để tối ưu hóa hành trình đưa tổ chức đạt được mục tiêu đề ra. Trong quản lý con người, nhà lãnh đạo nên tư duy hướng về mục tiêu, về tầm nhìn tổ chức thay vì chỉ yêu cầu nhân viên tuân thủ những quy trình, quy định có thể đã không còn phù hợp.
Thay vì suy nghĩ bị giới hạn bởi những khuôn khổ quản lý hiện tại, bạn thông qua thực tế công việc có thể nhìn nhận vấn đề và tìm ra, đề xuất giải pháp để tối ưu hóa công việc của team. Bạn hãy là một nhà lãnh đạo trong công việc của chính mình, truyền cảm hứng, động lực cho team chứ không chỉ đơn thuần là một nhà quản lý tuân thủ quy trình, quy định.
Hiểu rõ đội ngũ của mình
Hiểu rõ đội ngũ giúp nhà lãnh đạo có thể quản lý, điều phối và phát triển team hiệu quả hơn. Hiểu rõ ở đây bao hàm những khía cạnh như:
- Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu để giao việc đúng người
- Hiểu rõ động lực làm việc để khuyến khích cải thiện hiệu suất
- Hiểu rõ sở thích, tính cách để lựa chọn phương thức giao tiếp, tương tác phù hợp
- Hiểu rõ vị trí, vai trò công việc của từng thành viên để có lộ trình phát triển đội ngũ kế cận hiệu quả
- Hiểu rõ tại sao nhân viên có mong muốn gắn bó với công việc để đảm bảo ổn định tổ chức
- Hiểu rõ những lý do nào khiến nhân viên rời bỏ tổ chức để ngăn chặn, giảm thiểu tỷ lệ biến động nhân sự…
Chỉ có hiểu đúng thì nhà lãnh đạo mới có thể hành động đúng. Hiểu rõ đội ngũ chính là một trong những căn cứ quan trọng để người lãnh đạo có thể quy tụ những thành viên trung thành, năng lực và nhiệt huyết sát cánh cùng mình.
Mặt khác, chỉ khi bạn hiểu rõ đội ngũ của mình thì bạn mới có thể khuyến khích nhân viên bước ra khỏi vùng an toàn của họ, nỗ lực cao độ hơn trong công việc để đạt được hiệu quả, hiệu suất công việc vượt trội. Rõ ràng, tất cả chúng ta đều mong muốn được làm việc chung với những người hiểu mình. Nhân viên của bạn cũng kỳ vọng như vậy vào bạn.
Dành thời gian nhiều hơn cho nhân viên
Nhân viên của bạn cần được lãnh đạo dành thời gian một cách định kỳ, thường xuyên. Đã bao lâu rồi bạn chưa cùng ngồi lại với nhân viên của mình để trao đổi xem họ có vướng mắc hay phát sinh gì trong công việc không? Điều thường thấy là lãnh đạo giao mục tiêu xuống nhân viên rồi bỏ mặc họ “bơi” để hoàn thành mục tiêu đó.
Những buổi đánh giá năng lực theo cách truyền thống có thể tổ chức với chu kỳ rất dài 6 tháng / lần hoặc thậm chí là 12 tháng / lần. Nhiều doanh nghiệp, lãnh đạo có sự e ngại với các kỳ đánh giá năng lực vì đồng nhất đánh giá năng lực với xem xét tăng lương, thưởng cho nhân viên. Điều đó sẽ làm gia tăng quỹ lương ngày càng phình to, gây áp lực lên kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Thay vì vậy, bạn hãy dành thời gian nhiều hơn cho nhân viên thông qua những buổi check-in 1 1 theo phương pháp quản lý hiệu suất liên tục. Với phương pháp này, bạn và đội ngũ có thể thực hiện theo các bước:
- Cùng thiết lập mục tiêu phù hợp
- Check-in 1 1 để kiểm soát tiến độ, chất lượng công việc
- Ghi nhận và phản hồi công việc nhanh chóng với nhân viên
Những buổi check-in 1 1 này có thể được tổ chức định kỳ, có thể vào chiều thứ 6 hàng tuần. Thông qua check-in 1 1, lãnh đạo có thể nhanh chóng nắm bắt được những vấn đề, vướng mắc và cùng nhân viên đưa ra phương hướng giải quyết, hành động một cách hiệu quả.
Khuyến khích sự đổi mới và dám chấp nhận thất bại
Mọi sự đổi mới, vượt ra khỏi những cái đang làm, đang hiện hữu đều tiềm ẩn những nỗi lo với người lãnh đạo. Lo thất bại, lo đội ngũ phản ứng, lo tốn nguồn lực vô ích… Để quản lý con người hiệu quả, nhà lãnh đạo cần khuyến khích sự đổi mới và dám chấp nhận thất bại.
Đổi mới và chấp nhận thất bại là hai quyết tâm song song, bổ trợ cho nhau. Bởi, thường không có sự đổi mới nào thực sự giá trị mà không phải trải qua những thử thách, điều chỉnh hoặc đối diện với rủi ro thất bại. Nhà lãnh đạo cần khuyến khích đội ngũ của mình dám hành động, dám đổi mới thay vì sợ thất bại và không làm gì. Không làm gì mới so với hiện tại có thể cũng là một thất bại với tổ chức của bạn.
Một ví dụ trong ngành công nghệ là Nokia, BlackBerry từ những gã khổng lồ sản xuất điện thoại di động đã dần suy thoái và thất bại vì chậm trễ thay đổi. Nhu cầu của khách hàng, thị trường có những biến chuyển mạnh mẽ theo thời gian và nếu tổ chức, lãnh đạo không nắm bắt để sẵn sàng thay đổi kịp thời thì những hệ lụy, vấn đề sẽ phát sinh vượt ngoài tầm kiểm soát.
Lời kết
Nghệ thuật quản lý con người thực sự quan trọng trong quản lý, phát triển một tổ chức. Bởi, suy cho cùng thì con người vẫn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả, hiệu suất công việc của tổ chức. Kể cả khi bạn áp dụng công nghệ, máy móc hiện đại nhưng sử dụng, quản lý con người chưa đúng, chưa phù hợp thì hiệu quả, hiệu suất công việc đạt được cũng khó như kỳ vọng.