Networking là gì? 4 kỹ năng Networking tốt

Networking là gì? 4 kỹ năng Networking tốt

Networking là gì? 4 kỹ năng Networking tốt bạn đọc nên tham khảo là gì? Trần Trí Dũng sẽ chia sẻ các kiến thức trong bài này. Cùng đọc nhé!

1. Networking là gì?

Networking tức là mạng lưới mối quan hệ. Kỹ năng Networking là kỹ năng thiết lập và xây dựng mạng lưới mối quan hệ. Networking tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Bao gồm:

  • Từ việc gặp gỡ người bạn cũ
  • Bắt chuyện với mọi người tại một sự kiện nào đó bạn tham gia…

Đối với cá nhân, networking bao gồm việc:

  • Gặp gỡ
  • Trò chuyện
  • Tương tác với người xung quanh

Nhờ đó để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm,…

Đối với tổ chức, doanh nghiệp, networking là cách:

  • Mở rộng mạng lưới quan hệ
  • Tìm kiếm đối tác
  • Tạo ra cơ hội kinh doanh.

Điều này có thể diễn ra thông qua sự tham gia vào sự kiện, hội nghị, mạng xã hội,…

Từ đó ta có thể rút ra định nghĩa của kỹ năng networking là một tập hợp những cách thức hữu hiệu. Nó dùng để:

  • Xây dựng
  • Duy trì
  • Mở rộng quy mô của mạng lưới những mối quan hệ vốn có.

Networking được xem là một yếu tố quan trọng dẫn bạn đến thành công. Ngày nay, chúng ta sống trong một cơ chế của các mối quan hệ ràng buộc. Bạn quen biết ai, ai quen biết bạn… Trong cả công việc lẫn cuộc sống, sẽ có những lúc bạn gặp khó khăn. Sự cố đột xuất hoặc cần sự hỗ trợ từ ai đó. Bạn cần thiết phải có kỹ năng Networking.

Article: Is your work environment enabling or restricting? — People Matters

2. Các kỹ năng Networking hiệu quả

Dưới đây là 4 kỹ năng Networking cần có để xây dựng một mạng lưới quan hệ hiệu quả chất lượng:

► Chọn địa điểm hợp lý để Networking

Những buổi giao lưu, gặp mặt luôn là địa điểm Networking lý tưởng. Đương nhiên, bạn có thể nhắn tin, email để tạo mối quan hệ nhưng chắc chắn sẽ không hiệu quả bằng việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với nhau. Muốn tìm được người phù hợp, trước hết, hãy chọn địa chỉ phù hợp để đến.

Chẳng hạn, nếu bạn là ứng viên và đang tìm kiếm công việc ở vị trí Đầu bếp, Phụ bếp, Quản lý… thì những ngày hội việc làm, talk show về nhu cầu lao động, tình hình nguồn nhân lực… sẽ rất hữu ích. Còn nếu bạn đang kinh doanh nhà hàng, khách sạn và muốn mở rộng đối tác, đối tượng khách hàng có thể đến tham gia các chương trình, sự kiện liên quan đến chuyên ngành.

Tại các sự kiện này, bạn không chỉ được gặp gỡ nhiều người mà còn tìm thêm những cơ hội mới.

► Chú trọng chất lượng thay vì số lượng

Tờ Wall Street Journal bình chọn việc chú trọng chất lượng thay vì số lượng là một trong 9 kỹ năng Networking hiệu quả nhất. Một số người khi tham gia sự kiện luôn cố gắng đi vòng quanh và bắt chuyện với tất cả mọi người, trao danh thiếp cho bất cứ ai mình gặp nhưng thực ra, cách này không mang lại hiệu quả cao. Thay vào đó, bạn nên dừng lại, dành ra đủ thời gian để nói chuyện, cho người khác ấn tượng tốt về bạn và cả hai có sự hiểu biết cơ bản về nhau. Trên cơ sở đó mới có thể hợp tác lâu dài. Việc cố gắng đi vòng quanh kết nối với tất cả mọi người chỉ để lại những ấn tượng hời hợt, dễ quên.

► Phong thái tự tin

Có người tham gia sự kiện sẽ nhanh chóng hòa nhập, sôi nổi bắt tay, trò chuyện với nhiều người nhưng cũng có người lại ra về tay không, không có thêm một liên hệ nào. Phong thái tự tin là yếu tố quyết định đến kết quả này. Khi đến tham gia một sự kiện với quá nhiều người, trong đó có những nhân vật có địa vị, bạn sẽ khó tránh khỏi cảm giác lúng túng, rụt rè. Để nhanh chóng đánh tan cảm giác này, bạn nên có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đến buổi Networking.

Thứ nhất là về trang phục. Hãy chọn trang phục lịch sự, tươm tất phù hợp với sự kiện, đừng tự làm khó mình khi vừa bước chân vào sự kiện đã khiến mọi người chú ý chỉ vì trang phục khác người, không phù hợp.

Thứ hai là chuẩn bị một bài giới thiệu về bản thân mình. Đương nhiên, khi đến Networking, bạn bắt buộc phải giới thiệu bạn là ai, bạn muốn tìm việc như thế nào, bạn kinh doanh cái gì… Chuẩn bị sẵn một bài giới thiệu ngắn về bản thân mình và tập luyện tại nhà, nói đơn giản nhưng đầy đủ thông tin. Diễn tập trước sẽ giúp bạn nói mạch lạc, mạnh dạn hơn tại buổi Networking.

Ngoài ra, bạn cũng nên luyện tập cách bắt tay, chào hỏi, cười khi gặp người mới. Một khi bạn đã có sự chuẩn bị tốt nhất, bạn mới có thể tự tin.

► Theo dõi liên hệ

Nếu sau khi tham gia sự kiện và có được sự kết nối tốt với ai đó hãy cố gắng theo dõi liên hệ với họ, đừng để câu chuyện rơi vào quên lãng. Một cú điện thoại, tin nhắn thể hiện rằng bạn rất vui khi được làm quen với họ, hoặc bạn cũng có thể gửi một email đính kèm bài báo, bảng thành tích của bạn để gợi ý về cơ hội hợp tác giữa hai bên. Lưu ý, bạn đừng tự ý thêm email của họ vào danh sách gửi thư khi chưa được sự đồng ý.

Opportunities and challenges associated with Smart Working

3. Lợi ích khi có kỹ năng Networking

► Tự tin hơn trong giao tiếp

Rõ ràng để giao tiếp hiệu quả chúng ta cần phải tự tin. Sự tự tin chính là chìa khóa mở ra những mối quan hệ mới với những người xa lạ. Từ đó giúp mỗi người có thể làm phong phú hơn những mối quan hệ xung quanh. Người giao tiếp tốt chính là người luôn biết nắm bắt mọi mối quan hệ. Từ đó sinh ra giá trị thực tiễn. Đây chính là yếu tố quan trọng định hình nên một con người thành công.

► Giúp nâng cao cơ hội nghề nghiệp

Một công việc có mức thu nhập hấp dẫn. Biết đâu đó lại bắt nguồn từ bạn bè hay vài mối quan hệ xung quanh. Như vậy có thể thấy kỹ năng networking là vô cùng quan trọng.

Khi tham gia các buổi hội thảo, đào tạo thì chúng ta nên hòa đồng. Hãy cởi mở trò chuyện, giao lưu với mọi người. Có khả năng một trong số đó chính là cấp trên hay đồng nghiệp tương lai. Thậm chí chính họ là người sẽ dìu dắt, nâng đỡ bạn trong công việc.

► Mở rộng các mối quan hệ

Khi vận dụng tốt kỹ năng networking, bạn sẽ gặp được rất nhiều những người ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cũng nhờ đó, bạn có thêm nhiều cơ hội để học hỏi và cập nhật những kiến thức mới mẻ. Rõ ràng khi có hiểu biết tới các ngành nghề liên quan, công việc hiện tại bạn đang phụ trách sẽ được hỗ trợ.

Bên cạnh đó, networking tốt sẽ là cơ hội để bạn gặp được những người bạn phù hợp. Họ có chung sở thích và thấu hiểu. Họ sẽ chia sẻ với nhau nhiều điều thú vị trong cuộc sống.

► Xây dựng thương hiệu cá nhân

Khi có cơ hội được gặp mặt và làm quen với nhiều người đó chính là một trải nghiệm thú vị. Mỗi lần giao tiếp với mọi người xung quan chính là một lần bạn có thêm một cơ hội để gây dựng nên ấn tượng.

Nếu thể hiện tốt, sau này, họ sẽ dễ dàng nhận ra được bạn là ai. Họ biết bạn đang công tác ở đâu. Họ sẽ xác định được năng lực của bạn đang ở mức độ nào. Trong mắt họ bạn sẽ mang màu sắc cá tính riêng. Nhờ vậy bạn tạo nên được dấu ấn khó phai.

Nếu làm được như vậy là bạn đã thành công bước đầu trong việc xây dựng cho mình một mối quan hệ lâu dài trong tương lai. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang mở ra nhiều cơ hội tuyệt vời hơn liên quan tới công việc, cuộc sống.

► Nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ mọi người

Cuộc sống là hành trình dài đầy thách thức, gian khổ. Rõ ràng là khó khăn có thể tìm tới gõ của chúng ta bất cứ lúc nào. Và sự giúp đỡ của mọi người chính là một trong những điểm tựa quan trọng giúp ta vực mình dậy đối mặt và tìm ra cách giải quyết tốt nhất.

Chính vào những thời điểm ấy, kỹ năng networking, những mối quan hệ thân thiết sẽ là một trong những chiếc phao cứu sinh đáng giá. Nếu bạn thực sự đã tạo nên một mối quan hệ tốt đẹp với mọi người thì họ sẽ không ngần ngại và giúp đỡ bạn.

4. 6 phương pháp rèn luyện kỹ năng Networking hiệu quả

► Không ngại đa dạng hóa các mối quan hệ

Mỗi người đều có rào cản riêng, đặc biệt với những người hướng nội thì việc vượt qua những mặc cảm, tự ti để có thể cởi mở với mọi người xung quanh là điều vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên không có kỹ năng nào là dễ dàng có được, rèn luyện từng ngày ắt sẽ thành công. Trước hết để có thể sở hữu kỹ năng networking thì bạn phải thay đổi tư tưởng của mình, không nên bó hẹp các mối quan hệ xoay quanh một nhóm người hay một kiểu người. Rõ ràng trong công việc rất nhiều khi bạn cũng phải linh hoạt xử lý các vấn đề không thuộc chuyên môn của mình. Vậy trong cuộc sống bạn cũng cần phải trở nên linh hoạt với đa dạng mối quan hệ khác nhau.

Bên cạnh đó, bạn hãy quan tâm và tạo dựng mối quan hệ với những người quảng giao quen biết nhiều. Họ chính là trung gian có thể giúp bạn làm quen thậm chí là tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhiều những người khác. Nếu thực hiện được phương pháp này, mối quan hệ của bạn sẽ trở nên đa dạng, phong phú hơn.

► Thân thiện trong mọi mối quan hệ

Cư xử hoà nhã, đúng mực chính là chìa khoá để mở ra mọi cánh cửa. Khi bạn thân thiện và tử tế bạn sẽ nhận được thiện cảm cũng của mọi người xung quanh. Điều này sẽ giúp bạn có thể mở lời, kết bạn và làm quen được với nhiều người hơn. Như vậy, với sự thân thiện sẽ giúp kỹ năng networking của chúng ta được cải thiện đáng kể.

► Luôn chủ động và tự tin trong các mối quan hệ

Đây có thể được coi là một trong những phương pháp tiên quyết để có thể nâng cao kỹ năng networking của mình. Chỉ khi bạn tự tin và yêu thương chính mình thì bạn mới có thể tự tin cởi mở với những người xung quanh.

Hãy nhớ giữ một nụ cười tự tin chủ động bắt chuyện, giới thiệu về mình trong các buổi trò chuyện. Ngoài ra hãy thường xuyên tới các sự kiện, hội thảo hay workshop. Đó chính là những nơi có thể giúp bạn có thể bạn sẽ làm quen được với nhiều mối quan hệ thú vị, quan trọng cuộc sống.

► Chú trọng chất lượng hơn số lượng

Khi rèn luyện kỹ năng networking không phải lúc nào quen biết càng nhiều người là dấu hiệu tích cực. Chất lượng quan trọng hơn số lượng. Đôi khi, ta quen biết cả trăm người nhưng khi cần lại không ai giúp đỡ thì như vậy cũng không phải là một dấu hiệu tốt. Để làm được điều này trước khi tạo dựng mối quan hệ thì bạn cần định nghĩa rõ ràng về “phác thảo” mối quan hệ mình cần: Họ là ai? Họ là những người như thế nào?, Họ hoạt động trong lĩnh vực nào?. Từ đó, thu hẹp lại phạm vi và dành thời gian tập trung vào những mối quan hệ thực sự quan trọng.

► Lựa chọn địa điểm hợp lý

Muốn có được những mối quan hệ chất lượng, địa điểm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một địa điểm chất lượng mới có thể tiếp xúc được với những con người chất lượng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể tận dụng các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube, Zalo để có thể giao lưu, kết bạn và gặp gỡ tạo dựng mối quan hệ thông qua việc đối thoại trực tiếp.

► Trở thành một Superconnector

Một trong những cách nhanh nhất để có thể phát triển được mạng lưới quan hệ đó chính là giới thiệu 2 người mà bạn quen với nhau để từ đó họ có thể giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như công việc. Nếu bạn từng gặp người chủ động giúp đỡ hay làm quen với người khác, có thể ngay lập tức liên hiểu rằng họ chính là những superconnector.

Khi làm được những điều này sẽ không chỉ có lợi cho những người xung quanh mà còn đem lại lợi ích cho bản thân. Khi ấy nếu mối quan hệ bạn giới thiệu có ích với người khác thì nó sẽ giúp bạn sẽ có thể trở thành ân nhân với họ. Có thể đó chính là nền tảng giúp bạn có thể quen biết được nhiều mối quan hệ hơn trong tương lai.

5. Những lưu ý khi xây dựng Networking

Dưới đây là một số lưu ý khi xây dựng mối quan hệ:

  • Thể hiện thái độ thân thiện, tích cực, chân thành khi kết nối với người khác
  • Tập trung vào chất lượng thay vì số lượng
  • Tìm kiếm những người có chung tần số với bạn
  • Chủ động nắm bắt cơ hội, thể hiện sự tự tin khi kết nối với mọi người
  • Cùng nhau trao đổi giá trị tích cực
  • Đa dạng hóa các mối quan hệ

Kết luận

Networking không chỉ là một kỹ năng quan trọng trong sự phát triển cá nhân. Nó còn là yếu tố quyết định sự thành công trong sự nghiệp. Việc hiểu rõ về networking và áp dụng kỹ năng một cách linh hoạt. Nó sẽ giúp bạn xây dựng một mạng lưới quan hệ đa dạng và hữu ích. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về Networking và các kỹ năng xây dựng mạng lưới quan hệ xã hội. Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!

Link tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments