Năng lực số là gì? Các khung năng lực số phổ biến?

Đăng ngày 12/10/2024 lúc: 14:4448 lượt xem

Năng lực số là gì? Các khung năng lực số phổ biến?

Năng lực số là gì? Các khung năng lực số phổ biến? Trần Trí Dũng sẽ chia sẻ những nội dung quan trọng nhất tới bạn đọc trong bài viết này!

Năng lực số là gì?

Ở cấp độ cá nhân, năng lực số là khả năng ai đó sống trong xã hội kỹ thuật số. Ở cấp độ tổ chức là văn hóa, cơ sở hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động kỹ thuật số.

Năng lực số là khả năng hiểu biết, sử dụng và tận dụng công nghệ thông tin. Tất cả nhằm hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu để tạo ra giá trị cho xã hội. Nó bao gồm một loạt các kỹ năng, từ cơ bản như sử dụng máy tính và internet. Đến kĩ năng nâng cao như:

  • Lập trình
  • Phân tích dữ liệu
  • Trí tuệ nhân tạo (AI)
  • Học máy
  • Các công nghệ số tiên tiến khác

Từ đó để nắm bắt thông tin, hiểu biết và đưa ra quyết định thông minh.

Điều quan trọng của năng lực số là sự liên tục và linh hoạt trong việc học hỏi. Bạn phải thích nghi với sự thay đổi trong công nghệ và môi trường kinh doanh. Bất kì một cá nhân, tổ chức nào cũng cần phải có nhiều kỹ năng số. Như vậy mới cạnh tranh và phát triển trong thời đại số hóa ngày nay.

 năng lực số là khả năng hiểu biết, sử dụng và tận dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu cá nhân, nghề nghiệp và tạo ra giá trị cho xã hội

Phân loại khung năng lực số

Khung năng lực số của UNESCO (2018)

Khung năng lực số của UNESCO là một khuôn khổ toàn diện. Nó mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết. Khung năng lực này bao gồm 6 trụ cột chính:

    • Vận hành thiết bị, phần mềm: Nhận biết, chọn lựa, sử dụng các công cụ phần cứng và phần mề. Từ đó nhận dạng và xử lý thông tin số trong quá trình giải quyết vấn đề.

    • Thông tin và dữ liệu: Khả năng truy cập, đánh giá, sử dụng và chia sẻ thông tin, dữ liệu một cách hiệu quả.

    • Giao tiếp và hợp tác: Hỗ trợ các cá nhân trong việc tương tác, hợp tác thông qua công nghệ số. Đồng thời nhận thức về sự đa dạng văn hóa và thế hệ. Song đó, các cá nhân cũng có thể thực hiện vai trò công dân. Bằng cách quản lý định danh cá nhân một cách tự chủ.

    • Sáng tạo nội dung: Khả năng tạo, xây dựng, chia sẻ nội dung số một cách sáng tạo. Với năng lực này, mỗi cá nhân cũng sẽ hiểu biết về các chính sách, giấy phép liên quan. Đồng thời tạo lệnh cho hệ thống máy tính.

    • An toàn: Khả năng bảo vệ bản thân và người khác khỏi các mối nguy hiểm trong môi trường kỹ thuật số.

    • Giải quyết vấn đề: Hiểu và vận hành các công nghệ số đặc thù liên quan đến từng lĩnh vực công việc cụ thể.

Khung năng lực số của Hội đồng Thủ thư Đại học Úc (CAUL) (2020)

CAUL – Hội đồng Thủ thư Đại học Úc, là một tổ chức phi lợi nhuận. Họ đại diện cho các thư viện của các trường đại học tại Úc. Tổ chức này đã phát triển một khung năng lực số.

Khung năng lực CAUL tập trung vào 6 lĩnh vực, bao gồm:

Khả năng thích ứng và làm chủ công nghệ

Để thành công trong thời đại công nghệ, mỗi người cần có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ và ứng dụng số. Bao gồm việc:

Biết cách lựa chọn phần mềm phù hợp

  • Hiểu biết về lập trình cơ bản
  • Xử lý thông tin hiệu quả
  • Hiểu và tương tác giữa các hệ thống.

Đồng thời, người có năng lực số cũng cần:

  • Sử dụng email và các công cụ giao tiếp số một cách hiệu quả
  • Đánh giá và lựa chọn thiết bị, phần mềm phù hợp với từng tác vụ.

Học tập và phát triển kỹ năng số

Năng lực học tập và phát triển kỹ năng số là chìa khóa để mỗi người bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Luôn sẵn sàng học hỏi những điều mới, tự định hướng, tự phản biện và thích ứng với môi trường mới. Hiểu rõ nhu cầu và sở thích cá nhân để học tập hiệu quả trong môi trường số, cũng như nhận thức tầm quan trọng của việc học tập suốt đời. Sử dụng tài nguyên, ứng dụng để sắp xếp, lên kế hoạch và phân tích quá trình học tập, đồng thời quản lý thời gian và công việc hiệu quả.

Sáng tạo số, giải quyết vấn đề và đổi mới

Năng lực sáng tạo số, giải quyết vấn đề và đổi mới giúp tạo ra giá trị mới trong môi trường số. Hiểu biết về quy trình thực hiện các sản phẩm số, kiến thức cơ bản về IP, bản quyền và cấp phép, cũng như các phương pháp nghiên cứu và công cụ phân tích dữ liệu trong môi trường số. Khả năng thiết kế hoặc tạo ra các sản phẩm mới, sử dụng phương pháp nghiên cứu số để giải quyết vấn đề, thu thập, phân tích dữ liệu và phát triển ý tưởng, dự án mới bằng công nghệ số.

Hợp tác, truyền thông và hội nhập

Làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả là yếu tố quan trọng để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào. Năng lực hợp tác, truyền thông và hội nhập giúp chúng ta kết nối với mọi người, chia sẻ thông tin và hoàn thành mục tiêu chung. Hiểu biết về các phương tiện và công cụ hợp tác, giao tiếp số, cũng như ảnh hưởng của truyền thông số và mạng xã hội đến hành vi xã hội. Giao tiếp hiệu quả trong không gian và môi trường số, tham gia vào các nhóm làm việc số, sử dụng công cụ để hợp tác và tạo tài liệu chung.

Năng lực thông tin, truyền thông, hiểu biết về dữ liệu

Năng lực thông tin, truyền thông và hiểu biết về dữ liệu giúp mỗi cá nhân tiếp cận, đánh giá và sử dụng thông tin một cách hiệu quả. Hiểu biết về cách sử dụng dữ liệu trong môi trường công việc và cuộc sống, cũng như kiến thức về bảo mật dữ liệu và hoạt động của thuật toán. Khả năng đánh giá nguồn gốc, mức độ liên quan, giá trị và độ tin cậy của thông tin, phân tích, giải thích thông tin số và phản hồi tin nhắn ở các dạng số khác nhau.

Danh tính số và cảm nhận hạnh phúc

Năng lực danh tính số và cảm nhận hạnh phúc giúp mỗi người xây dựng hình ảnh bản thân tích cực trong môi trường số, đồng thời bảo vệ sức khỏe và tinh thần của mình. Hiểu biết về lợi ích và rủi ro liên quan đến danh tiếng bản thân và sức khỏe, hạnh phúc khi tham gia môi trường số. Phát triển và thể hiện hình ảnh số tích cực, quản lý danh tiếng số trên các nền tảng, đảm bảo sức khỏe cá nhân, an toàn và cân bằng công việc, cuộc sống trong môi trường số. Cân nhắc các hành động liên quan đến con người, môi trường tự nhiên trong việc sử dụng các công cụ số.

Khung năng lực số của Hội đồng Châu Âu (EC)

Khung năng lực số của Hội đồng Châu Âu (EC), hay DigComp (European Digital Competence Framework for Citizens), là một mô hình tham chiếu mô tả các kỹ năng và năng lực cần thiết để sử dụng công nghệ số một cách hiệu quả, có trách nhiệm trong bối cảnh học tập, làm việc và tham gia xã hội. Khung năng lực này bao gồm 5 lĩnh vực chính:

Thông tin và dữ liệu (Information)

Khả năng truy cập, đánh giá, sử dụng và chia sẻ thông tin và dữ liệu một cách hiệu quả. Lĩnh vực này gồm 3 năng lực:

    • Duyệt, tìm kiếm và lọc thông tin

 

    • Đánh giá thông tin

 

    • Lưu trữ và truy xuất thông tin.

 

Giao tiếp và hợp tác (Communication)

Mỗi cá nhân có thể giao tiếp, chia sẻ thông tin trong môi trường số, liên kết, cộng tác thông qua các công cụ kỹ thuật số, đồng thời tương tác và tham gia vào cộng đồng, mạng lưới, nhận thức được sự giao thoa văn hóa. Phạm vi này bao gồm 5 năng lực:

    • Tương tác thông qua các công nghệ

 

    • Chia sẻ thông tin và nội dung

 

    • Tham gia với tư cách công dân trực tuyến

 

    • Cộng tác thông qua các kênh kỹ thuật số

 

    • Tuân thủ các nghi thức mạng

 

    • Quản lý nhận diện kỹ thuật số.

 

Tạo nội dung số (Content cre­ation)

Sáng tạo, chỉnh sửa nội dung mới, từ việc xử lý văn bản đến hình ảnh, video. Tích hợp, chỉnh sửa kiến thức và nội dung trước đó, đồng thời giải quyết, áp dụng quyền, giấy phép sở hữu trí tuệ trong môi trường số. Phạm vi này bao gồm 4 năng lực:

    • Phát triển nội dung

 

    • Tích hợp, chỉnh sửa các nội dung và kiến thức đã có

 

    • Hiểu cách áp dụng bản quyền cũng như giấy phép cho thông tin, nội dung

 

    • Lập trình.

 

An toàn (Safety)

Bảo vệ cá nhân, người thân trong môi trường số, bảo vệ dữ liệu, danh tính số, các biện pháp bảo mật, sử dụng công cụ trong môi trường số một cách an toàn và bền vững. Phạm vi gồm 4 năng lực:

    • Bảo vệ thiết bị

 

    • Bảo vệ dữ liệu cá nhân

 

    • Bảo vệ sức khỏe

 

    • Bảo vệ môi trường.

 

Giải quyết vấn đề (Problem solv­ing)

Xác định nhu cầu, tài nguyên số, đưa ra quyết định sáng suốt về việc lựa chọn công cụ số phù hợp với mục đích, nhu cầu sử dụng. Giải quyết vấn đề thông qua các phương tiện kỹ thuật số, điều chỉnh năng lực của bản thân và người khác. Phạm vi này bao gồm 4 năng lực:

    • Giải quyết các vấn đề về kỹ thuật

 

    • Xác định nhu cầu, phản hồi công nghệ

 

    • Đổi mới và sáng tạo trong việc sử dụng công nghệ

 

    • Nhận diện những lỗ hổng trong năng lực số.

 

Phân loại khung năng lực số

7 Nhóm năng lực số tại Việt Nam

Năng lực số đầu tiên và thiết yếu là khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị số như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,… Người sở hữu năng lực này có thể thao tác các chức năng cơ bản, cài đặt, sử dụng và bảo trì các phần mềm thông dụng một cách hiệu quả. Kỹ năng này giúp họ làm việc, học tập và giải trí, đồng thời mở ra cánh cửa tiếp cận với kho tàng tri thức và thông tin khổng lồ trên internet.

Nhóm năng lực này bao gồm các kỹ năng:

    • Sử dụng các thiết bị điện tử phổ biến như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng.
    • Cài đặt và sử dụng các phần mềm cơ bản như hệ điều hành, trình duyệt web, phần mềm văn phòng.
    • Khắc phục sự cố cơ bản khi sử dụng thiết bị và phần mềm.

Năng lực thông tin và dữ liệu bao gồm khả năng tìm kiếm, truy cập và đánh giá thông tin trên môi trường số một cách hiệu quả. Người sở hữu năng lực này có thể phân biệt được nguồn tin chính thống và tin giả, biết cách sử dụng các công cụ tìm kiếm và thu thập dữ liệu, đồng thời có khả năng phân tích, sử dụng dữ liệu để giải quyết vấn đề, phù hợp với đạo đức và pháp luật. Năng lực này đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận kiến thức, học tập và nghiên cứu, cũng như đưa ra quyết định sáng suốt trong cuộc sống và công việc.

Năng lực này giúp người sử dụng giao tiếp hiệu quả thông qua các kênh trực tuyến như email, mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin,… Họ có thể cộng tác và làm việc nhóm trong môi trường số, sử dụng các công cụ chia sẻ và quản lý dự án để hoàn thành mục tiêu chung. Kỹ năng này ngày càng trở nên quan trọng trong thời đại công nghệ số, khi con người có thể làm việc và kết nối với nhau từ xa.

Một số năng lực trong nhóm này bao gồm:

    • Nắm rõ quyền của công dân trong môi trường số

 

    • Tham gia và vận hành các cộng đồng, các diễn đàn, nhóm hiệu quả

 

    • Tương tác, chia sẻ thông tin cho người xem

 

    • Thấu hiểu cảm xúc như giao tiếp, nhận thức chuẩn mực hành vi, thấu hiểu công chúng, bối cảnh

 

    • Tạo và thực hành quy tắc ứng xử trong môi trường số.

 

Năng lực này bao gồm khả năng tạo ra các nội dung số như văn bản, hình ảnh, video,… một cách sáng tạo và thu hút. Người sở hữu năng lực này có thể sử dụng các công cụ sáng tạo nội dung số cơ bản, đồng thời có khả năng chia sẻ và truyền bá nội dung số một cách hiệu quả. Nhóm năng lực này giúp họ thể hiện bản thân, chia sẻ ý tưởng và kết nối với cộng đồng.

Một số năng lực trong nhóm sáng tạo nội dung số bao gồm:

    • Sáng tạo liên tục, đổi mới nội dung cùng với công nghệ số

 

    • Xây dựng nội dung số

 

    • Hiểu được tầm quan trọng của giấy phép cũng như bản quyền số

 

    • Sử dụng các ngôn ngữ lập trình.

 

Hiện nay, nhóm năng lực an ninh và an toàn trên không gian mạng càng đặc biệt quan trọng, các vụ hack, tấn công, lừa đảo ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia, an ninh kinh tế và cuộc sống của mỗi cá nhân. Năng lực này giúp người sử dụng bảo vệ bản thân và thiết bị khỏi các nguy hiểm trên mạng. Họ có thể nhận thức được các mối nguy hiểm như virus, phần mềm độc hại, lừa đảo trực tuyến,… và biết cách phòng tránh.

Học tập và phát triển kỹ năng số giúp người sử dụng tự học hỏi và cập nhật các kiến thức, kỹ năng số mới một cách chủ động, hiệu quả. Họ có thể sử dụng các phương pháp học tập trực tuyến, tham gia các khóa học và hội thảo chuyên đề để nâng cao năng lực của bản thân. Kỹ năng này giúp họ thích ứng với những thay đổi của công nghệ, đồng thời phát triển bản thân trong thời đại công nghệ số.

Cuối cùng, năng lực số liên quan đến nghề nghiệp bao gồm các kỹ năng sử dụng các công nghệ chuyên môn trong lĩnh vực nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả công việc, nắm vững các xu hướng công nghệ mới trong ngành nghề. Năng lực này giúp người lao động nâng cao năng suất, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển trong sự nghiệp.

Công nghệ số đang thay đổi mọi khía cạnh của cuộc sống, từ cách chúng ta làm việc, học tập, giải trí đến cách thức tương tác với nhau. Để bắt kịp sự phát triển này, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình những kỹ năng số cần thiết, có ý thức, chủ động trong việc liên tục học hỏi, cập nhật kiến thức, ngày càng nâng cao năng lực số.

7 Nhóm năng lực số tại Việt Nam

 

Tham khảo