Mục tiêu của doanh nghiệp? Khái niệm và cách xây dựng
Nhiều lãnh đạo chưa rõ khái niệm và cách xây dựng mục tiêu của doanh nghiệp. Dũng sẽ dành bài viết này để hướng dẫn các bạn. Cùng đọc nhé!
Thế nào là mục tiêu của doanh nghiệp?
Mục tiêu của doanh nghiệp là khái niệm được nhắc đến rất thường xuyên. Đặc biệt là khi tiến hành phân tích về các quy trình hình thành và điều hành một công ty. Tuy nhiên, nhiều người vẫn khá mông lung và chưa hiểu hết được cụm từ trên. Mặc dù nó là một yếu tố không thể không nhắc đến khi nói đến lĩnh vực kinh doanh vốn.
Mục tiêu của doanh nghiệp (Business Objective) được hiểu là:
- Định hướng đến mục đích cuối cùng
- Kết quả thu về của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Mục tiêu sẽ phát triển theo các cá nhân, mỗi bộ phận và người quản lý. Cũng như phát triển theo đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Mục tiêu doanh nghiệp thường được phân loại thành 3 mục tiêu chính, cụ thể:
Mục tiêu cho sản phẩm của doanh nghiệp
Mục tiêu này hướng đến phát triển những sản phẩm và dịch vụ theo nhu cầu của người tiêu dùng. Cần đặc biệt tập trung, chú trọng vào dòng sản phẩm truyền thống. Các sản phẩm càng chất lượng sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chỉ khi sản phẩm của doanh nghiệp đã thoả mãn đầy đủ nhu cầu và xu hướng của người tiêu dùng. Công ty ấy mới có tiền đề để phát triển một cách bền vững hơn nữa trong tương lai.
Mục tiêu của doanh nghiệp về kinh tế
Đây là yếu tố then chốt hàng đầu dẫn đến sự thành công và tồn tại của một doanh nghiệp.
Mục tiêu của tổ chức sau mỗi dự án kinh doanh là thu nhiều lợi nhuận nhất cho công ty.
Mục tiêu của doanh nghiệp cho xã hội
Mục tiêu này sẽ:
- Thúc đẩy các chương trình marketing
- Quảng cáo sản phẩm trên truyền thông
- Góp phần cung cấp sản phẩm và dịch vụ của tổ chức ra toàn thế giới
- Tạo động lực phát triển cho công ty.
Đây là mục đích mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hướng đến trong tiến trình thành lập và phát triển.
Lợi ích của việc xây dựng mục tiêu của doanh nghiệp
Có thể nói, những yếu tố then chốt đối với việc hình thành sự phát triển của doanh nghiệp. Đó là tầm nhìn và sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp. Những yếu tố trên sẽ là thước đo cơ bản. Nó rất quan trọng trong quá trình định hình hướng phát triển doanh nghiệp bền vững. Ngoài ra, khi đã có được mục tiêu chung cho doanh nghiệp. Nó sẽ giúp:
- Tăng cảm hứng
- Thúc đẩy ý chí, khả năng sáng tạo và hiệu quả thực hiện của đội ngũ nhân viên
Có thể thấy, cái nhìn sáng suốt của nhà lãnh đạo đối với công ty sẽ hỗ trợ họ:
- Vạch ra hướng đi và phát triển chính xác
- Lập nên chiến lược hợp lý cho bản thân
- Tổ chức doanh nghiệp bay cao, vươn xa hơn nữa trong tương lai.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp ý thức rõ sự quan trọng của mục tiêu. Họ sớm bắt tay vào xác định nhiệm vụ cần hướng tới trong tương lai. Thì việc sắp xếp, bố trí đội ngũ hợp lý cũng như phân tích ưu, nhược điểm của sản phẩm nhằm đem đến cho khách hàng sẽ diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Đây cũng sẽ là yếu tố quan trọng để gắn bó lâu dài. Nó tạo ra sự liên kết giữa đội ngũ nhân viên đang hướng đến cùng một mục đích trong doanh nghiệp.
Tìm hiểu các cách xây dựng mục tiêu của doanh nghiệp thật hiệu quả
Để xác định và thực hiện nhiệm vụ một cách đúng đắn, phù hợp, người đứng đầu bắt buộc phải hoạch định mục tiêu dài hạn và phát triển theo những mục tiêu ngắn hạn cụ thể, các kết quả phải thu được sau một khoảng thời gian xác định.
Xây dựng mục tiêu ngắn hạn cho doanh nghiệp
Để doanh nghiệp có thể sớm đạt được nhiều thành công và bước lên đỉnh vinh quang, thì trước hết cần xác định rõ các mục tiêu ngắn hạn và thực hiện nó một cách có hiệu quả, bền vững. Lúc này, nhà quản trị cần có kỹ năng và phương pháp thực hiện, lập kế hoạch thực hiện theo mục tiêu với các bước sau đây:
- Xây dựng kế hoạch, xác định rõ ràng lộ trình hoàn thành mục tiêu trong khung thời gian cụ thể, nhất định.
- Chia nhóm mục tiêu cụ thể cho mỗi người và từng phòng ban, tổ chức để cùng nhau thực hiện.
- Kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của các cá nhân, phòng ban và tổ chức để có biện pháp phù hợp nhằm xác định được hướng thực hiện và hoàn thành mục tiêu sớm nhất.
- Xác định rõ khối lượng công việc theo các mục tiêu và mức độ thực hiện càng cụ thể thì hiệu quả khi hoàn thành mục tiêu sẽ rất cao.
- Nhà lãnh đạo cần chắc chắn rằng đối tượng phân công nhiệm vụ đã nhận thức rõ ràng và thực hiện một cách nghiêm túc.
- Thường xuyên đo lường tiến độ của các mục tiêu ngắn hạn để đảm bảo công ty đang đi đúng hướng để đạt được kết quả trong khung thời gian đã được thiết lập.
Xây dựng mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp
Mục tiêu dài hạn thông thường phát triển theo năm. Muốn đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp cần làm theo những bước sau đây:
- Thiết lập và quyết định mục tiêu của doanh nghiệp trong thời gian 3 – 5 năm tiếp theo. Một mục tiêu dài hạn mang tính chiến lược có thể kéo dài lên đến 10 năm. Chính vì vậy, lãnh đạo cần có bảng kế hoạch cụ thể theo từng năm.
- Phân chia một cách cụ thể các đầu việc cần làm giữa mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Một mục tiêu dài hạn sẽ đạt được kết quả cao nhất. Chỉ khi mục tiêu ngắn hạn được thực hiện sớm nhất.
- Doanh nghiệp cần ưu tiên cho mục tiêu trong tương lai. Từ đó có sự phân phối thời gian và nhân sự nhằm đạt mục tiêu sớm nhất. Hãy tập trung thực hiện các công việc chính.
- Doanh nghiệp phải luôn luôn cập nhật và theo dõi tiến độ. Vì nếu xảy ra rủi ro ở những công việc nhỏ, mục tiêu sẽ dễ đi chệch hướng.
Đừng quên theo dõi chúng một cách định kỳ. Bởi vì những mục tiêu dài hạn phải mất một khoảng thời gian dài mới đạt đến được. Do đó có thể dễ dàng quên đi hoặc đi lệch hướng mục tiêu cuối cùng. Theo dõi tiến độ đạt được của các mục tiêu ngắn hạn. Từ đó bạn chắc chắn đang đi đúng hướng đến những mục tiêu cuối cùng.
Các yếu tố cần lưu ý khi xây dựng mục tiêu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp khi đã thấu hiểu và có cách nhìn chính xác về tầm nhìn, thì sẽ có cơ hội duy trì một vị trí vững vàng trên thị trường và có thêm tiềm năng, triển vọng mới trong tương lai. Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ để xác định được mục tiêu mang tính chiến lược dài hạn trên thị trường có thật sự đảm bảo tính hiệu quả hay không.
Nói cách khác, ngay khi đã hoàn thành các định hướng về mục tiêu cho doanh nghiệp, người điều hành cũng phải hiểu rất rõ ràng tính chất sản phẩm mình đem đến trên thị trường, qua đó xác định mục tiêu cùng phương hướng, lộ trình phù hợp nhằm thực hiện nó. Chắc chắn, người điều hành phải có tầm nhìn xa trông rộng và tất nhiên, đảm bảo tầm nhìn đó phải thỏa mãn được đầy đủ các tiêu chí sau:
Chú ý tính cụ thể của mục tiêu
Khi đặt mục tiêu và lập kế hoạch cho công ty, chắc chắn người đứng đầu phải chứng minh được tính khả thi, trả lời rõ ràng: tầm nhìn, sứ mệnh này liên quan trực tiếp với chủ đề gì? Thời gian thực hiện thế nào là phù hợp? Kết quả cuối cùng cần có phải là các yếu tố cụ thể ra sao?
Cụ thể hoá cũng là điều tất yếu cần thực hiện để dẫn dắt hệ thống nhân lực phát triển trên chính con đường đó, không chệch mục tiêu và tầm nhìn riêng của doanh nghiệp.
Chú ý tính khả thi của mục tiêu
Trên thực tế, không bao giờ có mục tiêu nào là dễ dàng hoàn thành, và tất cả chúng ta cần dốc hết lòng mình, vượt lên mọi thử thách, khó khăn mới đạt được vạch đích.
Tuy nhiên, trong một doanh nghiệp, bạn cần căn cứ trên quy mô và tình hình thực tế mà xác định một mục tiêu phù hợp nhằm triển khai kế hoạch đường xa mang tính hiệu quả cao. Có như thế, mục tiêu của doanh nghiệp đề ra mới mang ý nghĩa tạo đòn bẩy cho sự phát triển của nhân viên, đảm bảo tính ổn định và hiệu quả cao trong suốt quá trình tổ chức, hoạt động.
Chú ý tính nhất quán của mục tiêu
Tính nhất quán trong mục tiêu doanh nghiệp là yếu tố cần thiết và quan trọng, nhằm đảm bảo tất cả các kế hoạch đặt ra cho từng phòng ban đều được thực hiện trơn tru, hướng đến mục đích tổng quát và sau cùng của cả tập thể trong từng thời kỳ.
Chú ý tính linh hoạt của mục tiêu
Thương trường đối lúc còn khốc liệt hơn chiến trường, luôn có tính cạnh tranh cực kỳ quyết liệt với sự xuất hiện của chuỗi doanh nghiệp đông đảo cùng nhiều ngành hàng mỗi ngày, mà lĩnh vực nào cũng đòi hỏi sự thích ứng linh hoạt, thay đổi của bản thân nhằm sinh tồn, cạnh tranh và phát triển trên thị trường kinh tế.
Bởi vậy, quá trình thực hiện sứ mệnh, doanh nghiệp cần vận dụng tính linh hoạt trong từng chặng đường phát triển cụ thể để bảo đảm kế hoạch đề ra không bị trì trệ hay lạc hậu. Đồng thời, hướng vào kết quả tích cực và có sức ảnh hưởng lớn hơn nữa trên thị trường.
Đây là một đặc trưng cần hiểu rõ ràng khi xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch hành động của các quản lý. Sự trì trệ và bảo thủ thái quá khi phát triển kinh tế sẽ là yếu tố gây nguy hại lớn cho cả tiến trình và kết quả mục tiêu của doanh nghiệp.
Các đối tượng có khả năng ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp
Sau khi đã xác định được các mục tiêu cần đạt được của doanh nghiệp, một trong những giai đoạn quan trọng tiếp theo là xác định đối tượng có khả năng tác động lên hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp:
Đối tượng là chủ sở hữu và nhà lãnh đạo của doanh nghiệp
Đây là những đối tượng có khả năng chi phối cao nhất các hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp cũng như hệ thống mục tiêu chiến lược theo từng thời kỳ riêng biệt. Quan điểm và thái độ của chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp chi phối rất lớn vào hệ thống mục tiêu. Những người chủ sở hữu cũng chú trọng các giá trị lợi nhuận hơn sự gia tăng góp vốn cổ phần của họ. Điều này đòi hỏi mỗi nhà hoạch định chiến lược phải biết chú trọng cân phần trăm đầu tư, đó là những mục tiêu lợi nhuận.
Đối tượng là những người lao động trong đội ngũ
Đây là lực lượng lớn nhất của doanh nghiệp. Xã hội ngày càng phát triển thì lực lượng lao động này cần phải quan tâm nhiều hơn nữa. Thông thường khi hoạch định chiến lược thì các nhà hoạch định cần quan tâm đến những mục tiêu của lực lượng lao động này. Các mục tiêu đó thường là tiền lương, phúc lợi, điều kiện lao động an toàn, sự bền vững …
Đối tượng là khách hàng của doanh nghiệp
Khách hàng là đối tượng chính sinh ra lợi nhuận và mang đến sự thành công và tăng trưởng cao cho doanh nghiệp. Thị trường càng được khu vực hoá và mở rộng thì đối tượng khách hàng càng phong phú. Thu nhập của khách hàng tăng cao thì nhu cầu mua sắm của họ cũng tăng và ngày càng đa dạng, phong phú hơn bao giờ hết.
Các nhân tố xã hội sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu doanh nghiệp
Các vấn đề xã hội có tác động rất to lớn đối với sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm hơn nữa đối với những vấn đề xã hội. Trước đây trong triết lý kinh doanh của mình không ít doanh nghiệp đề cập đến trách nhiệm xã hội (internal link) tuy nhiên càng về sau càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm tới vấn đề này. Trách nhiệm xã hội là một trong những giá trị được nhấn mạnh trong triết lý kinh doanh. Trách nhiệm xã hội không gắn trực tiếp với kết quả hoạt động kinh doanh mà nó mang đến giá trị cho xã hội bằng việc tạo nên uy tín và danh tiếng.
Tóm lại
Trên đây là những thông tin được Dũng tổng hợp lại về mục tiêu của doanh nghiệp. Bạn đọc cũng hiểu về cách xây dựng mục tiêu cho doanh nghiệp thật hiệu quả. Có thể thấy, việc xây dựng thành công mục tiêu của doanh nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng. Nó ảnh hưởng đến với sự tăng trưởng của doanh nghiệp cả hiện tại và tương lai. Do vậy, ngay sau khi hình thành doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo nên hết sức chú ý về vấn đề mục tiêu.