Mô hình kinh doanh là gì – Xây dựng mô hình kinh doanh
Cùng Trần Trí Dũng tìm hiểu mô hình kinh doanh là gì trong bài viết này. Dũng cũng chia sẻ bí kíp xây dựng mô hình kinh doanh cho các nhà lãnh đạo!
1. Những điều chủ doanh nghiệp cần biết về mô hình kinh doanh?
Bạn đang nung nấu ý định khởi nghiệp và vô cùng tự tin mình sẽ thành công? Lí do là vì chất lượng sản phẩm và sự am hiểu về thị trường của mình? Nhưng nếu thành công chỉ đơn giản là những ý tưởng xuất chúng. Thì có lẽ thế giới đã không có người thất bại rồi.
Để biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, xây dựng mô hình kinh doanh là bước quan trọng. Nó góp phần vào sự thành công của các công ty start-up. Bởi nó quyết định những giá trị dài hạn bền vững. Cùng Dũng tìm hiểu về mô hình kinh doanh. Trước khi xây dựng và áp dụng nó vào doanh nghiệp nhé.
1.1. Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh trong tiếng Anh gọi là Business Model. Đây là một thuật ngữ bắt đầu được biết đến phổ biến vào những năm 90 của thế kỷ 20.
Khái niệm về mô hình kinh doanh khá trừu tượng và chưa có một sự thống nhất nào. Do mỗi người lại tiếp cận mô hình kinh doanh theo mục đích riêng.
Nhưng điểm cốt lõi trong tạo lập mô hình kinh doanh là kiến tạo giá trị cho công ty, cho khách hàng, và cho xã hội. Để triển khai mô hình kinh doanh, Bạn phải xác nhận được yếu tố nào mang lại lợi ích lâu dài. Ví dụ như giúp khách hàng quay trở lại mua hàng, hoặc đối tác muốn tiếp tục hợp tác,…
Michael Lewis viết trong cuốn sách The New, New Thing như sau: “Mô hình kinh doanh là cách bạn lên kế hoạch để kiếm tiền.” Nhưng cách bạn kiếm tiền chưa hẳn là mô hình kinh doanh.
Ví dụ, yếu tố quan trọng nhất của mô hình kinh doanh McDonald là mô hình nhượng quyền. Nó giúp thương hiệu thành công trên toàn thế giới.
1.2 Tầm quan trọng việc xây dựng mô hình kinh doanh?
Mô hình kinh doanh sẽ định hướng cho bạn cái nhìn tổng quan về cách thức hoạt động và kinh doanh của công ty bạn.
Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Thì việc thiết lập mô hình kinh doanh hiệu quả và độc đáo là điều kiện tiên quyết. Nhất là ngay từ khi bạn có ý tưởng kinh doanh.
Bên cạnh đó, các mô hình kinh doanh được cải tiến liên tục. Điều này đang làm biến chuyển diện mạo của nền kinh tế với quy mô lớn. Sự chuyển biến xảy ra ở tốc độ chóng mặt.
Bạn còn nhờ máy nghe nhạc kỹ thuật số iPod và cửa hàng nhạc trực tuyến iTunes.com? Nhờ đó, Apple đã tạo ra một cuộc cách mạng về mô hình kinh doanh sáng tạo. Nhờ đó trở thành lực lượng thống trị trong lĩnh vực nhạc trực tuyến.
Cho dù bạn là người khởi nghiệp, hay Chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một mô hình kinh doanh được xây dựng sáng tạo, khả thi sẽ là cú ghi điểm tuyệt vời. Đặc biệt với người đầu tư, khi bạn muốn huy động vốn.
2. 9 thành tố xây dựng mô hình kinh doanh
Một mô hình kinh doanh có thể được cụ thể hóa rõ ràng nhất thông qua 9 thành tố cơ bản. Các thành tố này cho thấy tính logic trong cách một công ty theo đuổi mục tiêu và gặt hái lợi nhuận. Chúng bao trùm 4 lĩnh vực chính của một doanh nghiệp là:
- Khách hàng
- Sản phẩm
- Cơ sở hạ tầng
- Năng lực tài chính.
2.1 Phân khúc khách hàng (Customer Segments)
Phân khúc khách hàng xác định những tập hợp cá nhân hay tổ chức khác nhau. Mà doanh nghiệp tiếp cận và phục vụ. Khách hàng là trọng tâm của mọi mô hình kinh doanh. Họ là nguồn tạo ra lợi nhuận.
Phân khúc khách hàng có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:
-
- Chúng ta tạo lập giá trị cho ai?
-
- Đâu là khách hàng quan trọng nhất của chúng ta?
2.2 Giải pháp giá trị (Value Propositions)
Giải pháp giá trị mô tả gói sản phẩm và dịch vụ mang lại giá trị cho một phân khúc khách hàng cụ thể, là nguyên nhân của việc các khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm của công ty này thay cho sản phẩm của một công ty khác.
Giải pháp giá trị có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:
-
- Chúng ta mang lại giá trị gì cho khách hàng?
-
- Chúng ta đang giúp khách hàng giải quyết được điều gì trong số những vấn đề của họ?
-
- Chúng ta đang đáp ứng nhu cầu nào của họ?
-
- Chúng ta đang chào bán gói sản phẩm và dịch vụ nào cho mỗi phân khúc khách hàng?
2.3 Kênh kinh doanh (Channels)
Kênh kinh doanh diễn tả cách thức một công ty giao thiệp và tiếp cận các phân khúc khách hàng của mình nhằm chuyển đến họ một giải pháp giá trị, như các kênh thông tin liên lạc, phân phối và bán hàng.
Kênh kinh doanh là hình ảnh đại diện cho công ty, góp phần tạo ra trải nghiệm của khách hàng.
Kênh kinh doanh có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:
-
- Các phân khúc khách hàng của chúng ta muốn được tiếp cận thông qua các kênh kinh doanh nào?
-
- Hiện tại chúng ta đang tiếp cận họ theo cách nào?
-
- Các kênh kinh doanh của chúng ta được hợp nhất như thế nào?
-
- Kênh nào hoạt động tốt nhất?
-
- Kênh nào có hiệu quả kinh tế cao nhất?
-
- Chúng ta đang kết nối chúng với những thói quen thường ngày của khách hàng như thế nào?
2.4 Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)
Quan hệ khách hàng diễn tả các hình thức quan hệ mà một công ty thiết lập và duy trì đối với các phân khúc khách hàng cụ thể, có vai trò:
-
- Thu hút khách hàng
-
- Duy trì khách hàng
-
- Đẩy mạnh doanh số
Quan hệ khách hàng có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:
-
- Các khách hàng thuộc mỗi phân khúc mong đợi chúng ta thiết lập và duy trì hình thức quan hệ nào với họ?
-
- Chúng ta đã thiết lập hình thức quan hệ nào?
-
- Chi phí của chúng ra sao?
-
- Chúng ta thống nhất chúng với các phần còn lại của mô hình kinh doanh như thế nào?
2.5 Dòng doanh thu (Revenue Streams) – Các dòng doanh thu từ những giải pháp giá trị tác động hiệu quả đến khách hàng.
Dòng doanh thu phản ánh lượng tiền mặt mà một công ty thu được từ mỗi phân khúc khách hàng.
Dòng doanh thu có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:
-
- Khách hàng của chúng ta sẵn sàng chi trả cho giá trị gì?
-
- Hiện tại họ đang chi trả cho giá trị gì và chi trả như thế nào?
-
- Họ thích thanh toán theo hình thức nào hơn?
-
- Mỗi dòng doanh thu đóng góp vào tổng doanh thu như thế nào?
2.6 Các nguồn lực chủ chốt (Key Resources)
Các nguồn lực chủ chốt mô tả những tài sản quan trọng nhất cần có để vận hành một mô hình kinh doanh và thường khác nhau tùy thuộc vào dạng thức mô hình kinh doanh.
Những nguồn lực này cho phép doanh nghiệp sáng tạo và mang đến cho khách hàng giải pháp giá trị, tiếp cận các thị trường, duy trì mối quan hệ với các phân khúc khách hàng và gặt hái doanh thu.
Ví dụ như một nhà sản xuất chip điện tử siêu vi có thể cần những phương tiện sản xuất thâm dụng vốn, trong khi một nhà thiết kế chip điện tử siêu vi lại chú trọng hơn vào nguồn nhân lực.
Các nguồn lực trọng tâm có thể là các tài sản vật chất, tài chính, trí tuệ hoặc con người,.. mà công ty có thể sở hữu hay thuê lại, hoặc tiếp nhận chứng từ các đối tác chính.
Các nguồn lực chủ chốt có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng câu hỏi:
Các giải pháp giá trị, kênh phân phối, quan hệ khách hàng, dòng doanh thu của chúng ta đòi hỏi những nguồn lực chủ chốt nào?
2.7 Những hoạt động trọng yếu (Key Activities)
Những hoạt động trọng yếu là những việc quan trọng nhất mà một công ty phải làm để vận hành mô hình kinh doanh của mình.
Ví dụ như đối với một công ty sản xuất phần mềm như Microsoft, nghiệp vụ phát triển phần mềm là một trong những hoạt động trọng yếu. Đối với một nhà sản xuất máy tính cá nhân như Dell, hoạt động chủ yếu của họ là nghiệp vụ quản trị dây chuyền cung cấp sản phẩm.
Những hoạt động trọng yếu có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng câu hỏi: Giải pháp giá trị, kênh phân phối, quan hệ khách hàng, và dòng doanh thu của chúng ta đòi hỏi những hoạt động trọng yếu gì?
2.8 Những đối tác chính (Key Partnerships) – Một số hoạt động được thuê ngoài và một số nguồn lực thu hút được từ bên ngoài phạm vi doanh nghiệp.
Những đối tác chính mô tả mạng lưới bao gồm các nhà cung cấp và đối tác mà nhờ đó mô hình kinh doanh có thể vận hành
Những đối tác chính có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:
-
- Những đối tác chính của chúng ta là ai?
-
- Nhà cung cấp chính của chúng ta là ai?
-
- Chúng ta đang thu hút được những nguồn lực chủ chốt nào từ các đối tác?
-
- Các đối tác đang thực hiện những hoạt động trọng yếu nào?
2.9 Cơ cấu chi phí (Cost Structure)
Cơ cấu chi phí mô tả mọi chi phí phát sinh để vận hành một mô hình kinh doanh
Cơ cấu chi phí có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:
-
- Những chi phí quan trọng nhất gắn liền với mô hình kinh doanh của chúng ta là gì?
-
- Những nguồn lực chủ chốt và hoạt động trọng yếu nào phát sinh nhiều chi phí nhất?
Bạn đã có thể bắt tay xây dựng mô hình kinh doanh với 9 thành tố trong Khung Mô hình kinh doanh này.
Nhưng sở hữu một mô hình kinh doanh chỉ mới là nền tảng khởi đầu, hãy đọc ngay phần cuối cùng để định hướng phát triển bài bản cho công ty, Chủ doanh nghiệp nhé.
3. Các mô hình kinh doanh phù hợp để Start-up
Bạn đang tìm kiếm “chìa khóa” để mở cánh cửa kinh doanh của mình. Điểm qua những mô hình kinh doanh phổ biến nhất được áp dụng gần đây tại Việt Nam:
3.1 Mô hình kinh doanh môi giới
Với mô hình kinh doanh môi giới, thương nhân đóng vai trò là cầu nối giữa người mua và người bán dựa trên các điều kiện kinh doanh cụ thể. Các doanh nghiệp trong vai trò môi giới nhận được một khoản hoa hồng nếu thương vụ thành công. Mô hình này hiện đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
3.2 Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương mại được sử dụng phổ biến trong ngành dịch vụ ăn uống. Thông qua mô hình kinh doanh nhượng quyền này, bạn sẽ bán cho người khác quyền sử dụng thương hiệu mà bạn đang phát triển một cách suôn sẻ và thành công.
Đánh giá từ công thức được xây dựng trong quá trình kinh doanh và điều hành doanh nghiệp sẽ giúp bên nhượng quyền phát triển bền vững song song với thương hiệu chính.
3.3 Mô hình kinh doanh cho thuê
Các mô hình kinh doanh cho thuê phổ biến nhất hiện nay là cho thuê nhà, cho thuê ô tô, cho thuê nhà xưởng,… Mỗi hình thức cho thuê đều có những ưu nhược điểm riêng nên cần cân nhắc tính chắc chắn khi quyết định chọn một mô hình cụ thể.
3.4 Mô hình đăng ký kinh doanh
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng như hiện nay, loại hình kinh doanh này đã và đang được ưa chuộng. Về cơ bản, mô hình này được coi là một biến thể của mô hình doanh thu đăng ký.
Các doanh nghiệp kinh doanh phần mềm và công nghệ thông tin sẽ giúp cung cấp cho khách hàng những dịch vụ độc quyền mà người dùng có thể tự do tiếp cận. Hiện tại, hình thức kinh doanh thuê bao này được các startup yêu thích vì tính hiệu quả.
3.5 Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết (Affiliate)
Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết có liên quan mật thiết đến các kênh quảng cáo trên Internet. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản nhất, những người kinh doanh này không tham gia vào lĩnh vực quảng cáo trực quan. Họ sẽ quảng cáo bằng cách sử dụng các liên kết được nhúng trong nội dung.
4. Các bước xây dựng mô hình kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp đều có cách xây dựng mô hình kinh doanh của mình sao cho hiệu quả và phù hợp nhất với hoạt động kinh doanh của mình. Dưới đây là những kiến thức và kết luận tổng hợp hay nhất mà Dũng đã chia sẻ, cùng tìm hiểu nhé!
4.1 Tìm hiểu, đánh giá, xác định nhu cầu khách hàng
Để bắt đầu suy nghĩ về một ý tưởng kinh doanh, chúng ta cần biết đối tượng mục tiêu của chúng ta đang thiếu gì và họ cần đáp ứng những nhu cầu nào hoặc đối với khách hàng đó, chúng ta cần làm gì để thu hút sự chú ý của họ và tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm của họ.
Việc xác định nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng và tạo cơ sở cho tư duy và định hướng hoạt động kinh doanh của Dũng. Chúng ta cần biết những sản phẩm mình làm ra được thiết kế như thế nào để mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp và người dùng.
4.2 Lên ý tưởng cho sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Sau khi hiểu được nhu cầu của khách hàng, chúng ta cần nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Lúc này, các công ty sẽ bắt tay vào nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm đồng thời đáp ứng được chất lượng, mẫu mã, giá cả. Thị trường rất cạnh tranh, vì vậy các công ty cần tạo ra những sản phẩm khác biệt và vượt trội đáng kể so với đối thủ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
4.3 Lên ý tưởng cho các kênh kinh doanh
Kênh là cách các công ty giao tiếp và tiếp cận cơ sở khách hàng của họ để cung cấp cho họ các giải pháp có giá trị, thu hẹp khoảng cách giữa việc đưa khách hàng đến gần hơn với sản phẩm và tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trong mỗi kênh, doanh nghiệp cần xác định các chiến lược hỗ trợ bao gồm tất cả các yếu tố về giá cả, tiếp thị, phân phối và bảo trì để kênh hoạt động hiệu quả, tùy theo sự khác biệt của thị trường tại từng thời điểm.
4.4 Lập kế hoạch và thử nghiệm thực tế
Việc lập kế hoạch kinh doanh cho phép bạn kiểm tra chi phí, chất lượng và giá cả với nguy cơ có thể xảy ra và biện pháp khắc phục tình tình xấu. Việc lập kế hoạch càng có mục tiêu và chi tiết cụ thể thì sẽ càng có tính thực thi cao.
Việc thử nghiệm thực tế sẽ giúp các doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro lớn. Việc thử nghiệm trước trên một thị trường quy mô nhỏ hơn sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá tốt nhất sự hiệu quả và mức độ khả quan trước khi áp dụng vào thực tế.
4.5 Bắt đầu hoàn thiện mô hình kinh doanh và đi vào hoạt động
Sau khi đã phác thảo thành công một mô hình kinh doanh về cách thức hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta cần bắt đầu xây dựng và áp dụng nó vào thực tế.
Đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất: công ty, văn phòng, trang thiết bị, dây chuyền máy móc. Chuẩn bị đầy đủ kinh phí và nhân lực. Tìm kiếm đối tác tiềm năng và xây dựng quan hệ đối tác bền vững lâu dài.
Huy động vốn từ các nhà đầu tư. Hãy đưa ra phương án phân tích ưu điểm của mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp bạn sẽ hoạt động để thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư. Dựa vào mô hình kinh doanh để chứng minh rằng nếu họ sẵn sàng đầu tư, công việc kinh doanh sẽ hoạt động và mang lại lợi nhuận cho họ.
Thiết lập một mô hình kinh doanh là quan trọng để đảm bảo sự hoạt động liên tục và bền vững của một doanh nghiệp. Do chủ quan, nhiều startup thất bại trong thời gian rất ngắn do không xác định rõ mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tập trung vào lợi nhuận để hoạt động.
Tổng kết
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên của Trần Trí Dũng về chủ đề xây dựng mô hình kinh doanh. Bạn đã có tư duy tổng quan về cách lập mô hình kinh doanh. Cũng như cách triển khai hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Dũng để được hỗ trợ tư vấn. Chúc bạn thành công!