Lợi thế cạnh tranh là gì? Cách xác định lợi thế cạnh tranh
Doanh nhân Trần Trí Dũng giải thích rõ lợi thế cạnh tranh là gì cho các nhà lãnh đạo. Hãy cùng tìm hiểu cách xác định lợi thế cạnh tranh nhé!
Một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh hiệu quả. Họ cần hiểu rõ về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Vậy lợi thế cạnh tranh thực sự là gì? Ảnh hưởng của nó đối với hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Làm gì để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?
Lợi thế cạnh tranh là gì?
Lợi thế là những yếu tố giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt và vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nhờ lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Họ luôn có vị trí tốt trong mắt người dùng. Từ đó sẽ xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững.
Các đặc điểm thể hiện lợi thế này bao gồm:
- Cơ cấu chi phí
- Chất lượng sản phẩm
- Thương hiệu
- Kênh phân phối
- Sở hữu trí tuệ
- Các dịch vụ khách hàng…
Lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp có tầm quan trọng như thế nào?
Thương hiệu và lợi nhuận sẽ là đích đến cuối cùng của mỗi doanh nghiệp. Việc khám phá ra lợi ích cạnh tranh và xây dựng một chiến lược phát triển tốt sẽ giúp cho công ty của bạn nhân đôi khả năng thực hiện hóa các mục tiêu ban đầu đề ra. Bên cạnh đó, lợi thế cạnh tranh cũng được coi như là một đòn bẩy quan trọng. Nó hỗ trợ cho doanh nghiệp tiến xa hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình.
Từ đó sẽ giúp cho các khách hàng trở nên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với thương hiệu của bạn. Tính ổn định và lợi nhuận tăng cũng sẽ dựa trên sự thành công của những nhân tố lợi thế cạnh tranh đó.
Phân loại lợi thế cạnh tranh
Hiện nay, có nhiều cách để phân loại các loại lợi thế cạnh tranh khác nhau. Dựa trên các yếu tố như:
- Thương hiệu
- Chi phí chuyển đổi
- Hiệu ứng mạng lưới kết nối.
Tuy nhiên, về cơ bản thì chúng được phân theo 2 cách sau:
Lợi thế về chi phí thấp
Lợi thế về chi phí thấp (Cost Advantage) được hiểu đơn giản. Nó là việc doanh nghiệp nỗ lực nhằm đem đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ. Các sản phẩm và dịch vụ này có mức chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp này thường hiệu quả. Đặc biệt đối với những nhóm khách hàng nhạy cảm về giá cả. Cách thức này chỉ phù hợp cho những mặt hàng bình dân hoặc giá rẻ. Còn những mặt hàng cao cấp thì không hợp lý.
Lợi thế khác biệt hóa
Lợi thế khác biệt (Differentiation Advantage) cũng đơn giản. Nó là khi doanh nghiệp nỗ lực để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Những sản phẩm, dịch vụ này có các tiện ích khác biệt. Điều khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và thích thú. Nhưng các đối thủ cạnh tranh không thể đáp ứng được.
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Dưới đây là một vài yếu tố tiêu biểu thường tác động đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Yếu tố bên ngoài
Nền kinh tế chung
Nếu nền kinh tế tăng trưởng tương đương với khả năng hoạt động buôn bán của doanh nghiệp sẽ xảy ra thuận lợi và nhanh chóng. Ngược lại, nếu nền kinh tế suy giảm, không ổn định sẽ khiến các khách hàng thận trọng hơn về vấn đề tiêu dùng và mua sắm những vật dụng.
Thị hiếu và nhu cầu sống
Nếu doanh nghiệp muốn giữ chân các đối tác lâu dài thì cần phải biết thấu hiểu nhu cầu sống và thị hiếu của họ. Để thực tốt được việc trên, đơn vị bạn phải tiến hành những cuộc nghiên cứu sâu để từ đó có thể mang lại các giải pháp kinh doanh hữu hiệu nhất.
Hệ thống pháp luật
Tất cả mọi ngành nghề và lĩnh vực hoạt động cũng chịu chi phối của các bộ luật. Vì thế mà ngay từ đầu các doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng đủ các yêu cầu do luật pháp quy định. Điều này giúp bạn hạn chế các hành vi bất hợp pháp làm tổn hại cho uy tín của thương hiệu về sau.
Công nghệ, mạng xã hội
Áp dụng công nghệ thông tin hiệu quả và tối ưu hóa được sức mạnh của mạng xã hội sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển ngày một đi xa.
Yếu tố bên trong
Năng lực tổ chức
Năng lực tổ chức quản lý điều hành doanh nghiệp của những người có quyền hạn cao nhất.
Năng lực tiếp cận
Năng lực tiếp cận cũng như là áp dụng những kỹ thuật mới vào trong công nghệ nhằm làm cho các sản phẩm có giá trị, chất lượng cao và khác biệt vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Khả năng ứng dụng các chiến lược Marketing
Doanh nghiệp cần có bộ phận chuyên về lĩnh vực này. Họ sẽ là những nhân viên có năng lực thực chiến và nắm bắt nhanh được tình hình để đưa khách hàng tiếp cận gần hơn nữa với dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.
Đội ngũ nhân sự
Đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp làm giỏi, nắm bắt nhanh chóng tin tức về những những công nghệ mới, biết ứng dụng vào thực tiễn là một lợi thế rất quan trọng và bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có.
Cách xác định lợi thế cạnh tranh
Các doanh nghiệp muốn bán được hàng và vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh khác thì điều quan trọng nhất là phải biết cách xác định lợi thế này. Vậy cách xác định thế nào? Cùng xem qua một số cách để xác định được lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp ở phần dưới.
Doanh nghiệp tự xem xét và đánh giá khả năng của mình
Một cách khác để có thể xác định lợi thế cạnh tranh cho những bạn có nhu cầu kinh doanh, buôn bán. Đó là là việc đánh giá khả năng của cá nhân mình. Đây cũng chỉ là bước khởi đầu để tạo nên tiền đề trong quá trình tìm ra ưu thế. Cũng như tìm ra cơ hội so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Cách để bạn có thể tự đánh giá năng lực của bản thân đó chính là xác định được ưu, nhược điểm của mình là gì. Liệu bản thân có thật sự đủ năng lực để vượt mặt các đối thủ không. Ngoài ra, việc nắm được điểm yếu của đối thủ cạnh tranh cũng chính là một điểm lợi cho bạn. Điều này sẽ giúp cho quá trình cạnh tranh của bạn được thuận lợi. Đôi khi, điểm yếu của đối thủ lại là điểm mạnh của mình.
Tuy nhiên, điểm yếu của bạn cũng không phải là lợi thế của đối thủ. Cạnh tranh công bằng, biết nhìn và đánh giá chính mình một cách khách quan sẽ đem đến cho bạn những quyền lợi.
Dựa vào các yếu tố sáng tạo
Cách để xây dựng ưu thế cạnh tranh hiệu quả và bạn có thể học hỏi đó chính là biết dựa vào các yếu tố sáng tạo. Đừng chỉ sao chép y hệt phong cách làm việc của đối thủ hay theo lối mòn mà đối thủ đã đi. Thay vào đó, bạn nên dựa vào cách làm của họ để tìm ra phong cách riêng cho bản thân mình. Sự sáng tạo dựa trên những khuôn khổi có sẵn nhưng theo một cách mà người khác chưa có và chưa ai làm.
Tìm ra và phân tích, đánh giá điểm yếu của đối thủ
Người luôn giữ vị trí cao hơn người khác trong kinh doanh là người biết tìm ra những điểm yếu của đối thủ. Sau khi phát hiện và nhìn thấy được những điểm yếu, hạn chế của đối thủ thì cần phải xem xét một cách cẩn thận các điểm đó.
Tìm ra lợi thế vượt trội
Một trong những cách xác định đối thủ cạnh tranh mà bạn cần học tập đó chính là biết cách tìm ra các lợi thế và đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp mình. Ưu thế nổi bật mà bạn dễ dàng nhận thấy được nhất là các điểm mạnh của bạn mà đối thủ cạnh tranh thì không có hoặc có nhưng ít, kém nổi bật hơn. Từ chính sự nổi bật mà bạn cần khai thác để tạo nên các ưu thế của mình và so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành.
Làm thế nào để nâng cao ưu thế cạnh tranh trong kinh doanh?
Nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức trở nên hiệu quả, dưới đây sẽ là những lời khuyến nghị đặc biệt nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Doanh nghiệp của bạn chính là nơi bán dịch vụ hoặc cung ứng hàng hóa. Lúc này, yếu tố quyết định doanh thu, lợi nhuận phụ thuộc khá lớn vào những giá trị cung cấp đến khách hàng. Do đó, bí quyết để nâng cao lợi thế cạnh tranh chính là bám sát quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm cung cấp.
Các gợi ý hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ gồm:
- Luôn quan đến những công dụng, tính năng mà sản phẩm mang lại cho người dùng.
- Thực hiện các nỗ lực về thiết kế mẫu mã, bao bì và nhãn làm sao cho phù hợp với xu hướng thay đổi của khách hàng.
- Cung cấp những trải nghiệm mua sắm thông qua các Voucher giảm giá, thẻ khuyến mãi hoặc ưu đãi khi mua theo gói combo.
- Nếu là dịch vụ thì hãy liên tục tạo ra những trải nghiệm mới lạ để khách hàng có thể cảm nhận được sự nỗ lực của tổ chức.
Sáng tạo nên các hình thức tiếp cận khách hàng có tính hiệu quả
Thay vì “vung tiền” cho các bài quảng cáo, lời mời sử dụng sản phẩm/ dịch vụ dồn dập. Thì doanh nghiệp nên lựa chọn các hình thức có tính sáng tạo cao. Đây là các hoạt động ý nghĩa giúp thể hiện được sự quan tâm của mình đến với khách hàng. Đó chỉ cần là một phần quà nhỏ trong các dịp sinh nhật hoặc một tấm thiệp, voucher giảm giá.
Tìm kiếm các đối tác liên minh chiến lược
Doanh nghiệp có thể kết hợp với các bên tổ chức, đơn vị kinh doanh khác. Từ đó có thể tạo mối quan hệ đối tác. Lúc này, hai bên sẽ trao đổi khách hàng với nhau. Bên cạnh đó, các gói dịch vụ theo combo cũng sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn. Chẳng hạn như nếu bạn cung cấp về mảng các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng hãy hợp tác với các đơn vị cung cấp xe đưa đón hoặc hệ thống nhà hàng.
Tổng hợp 1 số chiến lược cạnh tranh kinh điển nhà quản trị nào cũng nên biết
Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa
Xác định một thuộc tính hoặc đặc tính khiến cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở nên độc đáo. Đó là yếu tố ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Và nó cũng là yếu tố thúc đẩy trong các chiến lược khác biệt hóa.
Nếu doanh nghiệp của bạn có thể phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ theo quan điểm của khách hàng. Doanh nghiệp có thể dễ dàng gặt hái được những phần thưởng về doanh số. Dựa trên giá trị cảm nhận mà doanh nghiệp của bạn có thể cung cấp, vượt qua được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Đây là một trong những chiến lược cạnh tranh có thể mang đến hiệu quả lâu dài cho doanh nghiệp của bạn. Từ những thay đổi trong trong sản phẩm, các doanh nghiệp sẽ xây dựng nên giá trị riêng về thương hiệu khiến cho khách hàng ghi nhớ được thương hiệu của mình. Mặc dù vậy thì doanh nghiệp vẫn phải luôn cập nhật các xu hướng về ngành và nhu cầu của người tiêu dùng để có thể duy trì sự khác biệt, tránh việc sản phẩm đã lỗi thời hoặc có sự sao chép các đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược cạnh tranh về giá
Chiến lược cạnh tranh về giá cách các doanh nghiệp hướng vào một phân khúc thị trường cụ thể và cung cấp cho thị trường mức giá thấp nhất có thể. Chiến lược cạnh tranh này cũng giúp cho doanh nghiệp có mức lãi cao nhờ khả năng có lợi thế giá thấp và hạn chế việc tham gia của những sản phẩm thay thế khác. Để thực hiện tốt mục tiêu này thì các doanh nghiệp cần có chi phí sản xuất thấp và bán được số lượng hàng hóa lớn, làm tăng thị phần cao.
Ví dụ như có một công ty bán đồ uống cung cấp năng lượng thì có thể nhắm mục tiêu đến một thành phố có đông người dân luyện tập nhiều các bộ môn thể thao để bán những đồ uống đó với giá thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Việc phân khúc thị trường này giúp có nhiều người mua nước tăng lực. Đây là lý do chính để công ty nghĩ đó sẽ là lợi thế.
Tuy nhiên, sự đổi mới về mặt công nghệ nhanh chóng như ngày nay có thể làm cho chi phí bị cắt giảm. Doanh nghiệp không thể vững bền trong một thời gian dài sắp tới. Việc lạm dụng giá cả có thể khiến cho doanh nghiệp bị thua lỗ và gây thất bại. Vậy nên mỗi doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng. Trước khi ra quyết định lựa chọn chiến lược cạnh tranh này.
Chiến lược tập trung
Chiến lược tập trung hướng tới một phân khúc thị trường cực kỳ rõ ràng, cụ thể về mục tiêu và nhóm khách hàng mục tiêu. Thay vì nhắm vào nhiều loại đối tượng khách hàng khác nhau.
Giống với chiến lược cạnh tranh về giá. Chiến lược tập trung tạo sự khác biệt hướng vào một phân khúc thị trường cực kỳ rõ ràng. Tuy nhiên thay vì đặt ra mức giá thấp nhất cho người mua ở thị trường đó. Doanh nghiệp cung cấp một thức độc đáo mà các đối thủ cạnh tranh không thể đáp ứng. Điều này cũng giúp cho doanh nghiệp đạt được mức chi phí thấp. Nhưng mang đến được sự khác biệt cao cho khách hàng.
Chẳng hạn như một cửa hàng bán quần áo cho những người có vóc dáng bé và cao khoảng 1 mét rưỡi trở xuống thì cửa hàng đó sẽ tập trung vào chiến lược tạo nên sự khác biệt bằng cách phục vụ cho một phân khúc rất hẹp thay vì phải sản xuất nhiều kiểu dáng, size quần áo khác nhau cho những khách hàng ở nhiều vóc dáng.
Thay vì chi tiền vào việc may quần áo nhiều kích cỡ khác nhau. Cửa hàng có thể tập trung vào việc thiết kế quần áo. Sao cho phù hợp với khách có vóc dáng nhỏ. Điều này vừa tạo nên chiến thuật cạnh tranh khác biệt. Nó còn còn tối ưu hóa các chi phí sản xuất. Tuy nhiên điểm yếu ở chiếc lược này cũng chính là việc thu hẹp thị trường. Các đối thủ cạnh tranh có thể tìm kiếm và tập trung tốt hơn vào thị trường nhỏ trong của thị trường bạn đang tập trung.