Chia sẻ lộ trình khóa học CEO cho lãnh đạo ở từng cấp độ

Chia sẻ lộ trình khóa học CEO cho lãnh đạo ở từng cấp độ

Trần Trí Dũng chia sẻ lộ trình khóa học CEO cho lãnh đạo ở từng cấp độ. Hãy tìm hiểu về khóa học và nâng tầm khả năng làm CEO nhé!

 

1. CEO là gì?

CEO (Chief Executive Officer) – Giám đốc điều hành. Cũng có những cách gọi khác như Tổng giám đốc, Giám đốc,… Tùy vào sơ đồ, bộ máy tổ chức của từng công ty.

Thậm chí, ở một số công ty. CEO cũng có thể chính là Chủ tịch hội đồng quản trị.

CEO là vị trí cao nhất thuộc cấp C-level (C-Suite) trong doanh nghiệp. Họ là người phụ trách chính, điều hành toàn bộ hoạt động, quy trình vận hành của công ty.

Bởi vì vai trò và trách nhiệm của một CEO trong công ty vô cùng quan trọng. Họ là người đưa ra các chiến lược điều hành quan trọng. CEO chính là người quyết định sự thành bại của công ty.

Để CEO sáng suốt đưa ra những quyết định chính xác, giúp công ty phát triển bền vững,

Các khóa học CEO quản trị giúp những lãnh đạo cấp cao này trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng và công cụ. Qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh, thành công đạt được mục tiêu.

2. Lộ trình khóa học CEO toàn diện

Dũng không biết các CEO của chúng ta đã sở hữu những kỹ năng gì. Hoặc bạn đang gặp những khó khăn gì?

Ở phạm vi bài này, Dũng muốn giới thiệu cho bạn Lộ trình 5 bước đi từ “cơ bản đến nâng cao” giúp doanh nghiệp lớn mạnh và không còn lúc nào cũng phụ thuộc vào bạn hay “ngôi sao” nào.

Bạn có thể tìm xem mình đang ở đâu trong lộ trình này. Hoặc đang muốn giải quyết thực trạng nhức nhối nào trong doanh nghiệp để tập trung vào đúng giải pháp mình cần nhé!

Cấp độ 1: Quản lý bản thân

Cái tâm, cái tầm chủ doanh nghiệp hoặc lãnh đạo sẽ quyết định hạn mức phát triển cao nhất của công ty.

Có thể nói, chủ doanh nghiệp là “trần nhà”, quyết định độ cao doanh nghiệp.

Cho nên, bạn luôn phải “nâng cấp” để bản thân tốt hơn mỗi ngày. Để “level” của bản thân luôn cao hơn “level” của vấn đề phát sinh như: 

    • Tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh “gánh vác” cả công ty
    • Đọc sách, tham dự hội thảo,… để rèn luyện tư duy
    • Quản lý cảm xúc của bản thân để xây dựng mạng lưới quan hệ lành mạnh và bền vững.

 

Thay đổi những thói quen của bản thân cần quyết tâm và một tinh thần kỷ luật rất lớn.

Nhưng đây chỉ mới là cấp độ đầu tiên trong lộ trình phát triển của một CEO.

Cấp độ 2: Quản lý công việc

Với một lịch trình dày đặc, khối lượng công việc khổng lồ, thường phải đa năng, kiêm nhiệm.

Làm cách nào để CEO quản lý, sắp xếp công việc một cách bài bản, đâu vào đấy?

Làm sao để phân biệt công việc nào chỉ là khẩn cấp, công việc nào thật sự quan trọng, cần phải ưu tiên?

Làm cách nào để hiệu suất công việc x3, x10?

Làm cách nào để hạn chế làm sai, thiếu sót?

Đó là bài toán bạn tìm được đáp án ở cấp độ này.

Cấp độ 3: Quản lý nhân sự

Lãnh đạo là đạt được mục đích thông qua con người.

Dũng từng gặp một số lãnh đạo rất ngại giao việc cho nhân viên. Bởi vì một số trải nghiệm tiêu cực quá khứ, như nhân viên trễ hạn, làm sai, hay bao biện,…

Cho nên nhiều lãnh đạo đi lên từ nghề. Giỏi chuyên môn liền cắn răng ôm hết việc vào người. 

Dẫn đến CEO làm việc của nhân viên, nhân viên nhàn tản, việc của CEO thi không ai làm. (Cười)

Cấp độ 4: Quản lý hệ thống

Quản lý hệ thống vẫn còn là một thuật ngữ tương đối xa xỉ với các CEO doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta.

Đa phần các SME vẫn được vận hành một cách cảm tính và thủ công chứ chưa được đóng gói vào các quy trình quản lý hệ thống.

Đây cũng là cấp độ CEO phải làm chủ thì doanh nghiệp mới mở rộng quy mô và phát triển lớn lên.

Cấp độ 5: Quản lý mục tiêu

Khi đạt đến cấp độ này, CEO cơ bản đã được giải phóng ra khỏi những sự vụ. 

Thay vì việc gì cũng phải phụ thuộc vào lãnh đạo, giờ đây, các bộ phận vận hành nhịp nhàng, vừa độc lập, vừa bổ trợ cho nhau.

CEO chỉ cần hoạch định mục tiêu, chiến lược sáng suốt là các bộ phận chức năng sẽ vận hành để triển khai.

Vậy bạn đã rèn cho mình một tầm nhìn chiến lược chưa?

Khóa học CEO tốt nhất là khóa học phù hợp nhất với mục tiêu, nhu cầu của bản thân.

Nếu cả ở cấp độ 1, bạn vẫn đang “thả rông” bản thân thì hãy cân nhắc xem mình có thích hợp với vị trí Giám đốc điều hành một công ty hay không.

Chúc CEO thành công để nâng tầm quản trị!

Nguồn sưu tầm: PDCA

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments