[ad_1]
Liệu lộ trình đào tạo có làm nhân sự giỏi lên và rời đi?
Liệu lộ trình đào tạo có làm nhân sự giỏi lên và rời đi? Hãy cùng tìm hiểu kiến thức quản trị doanh nghiệp trong bài viết này!
1. Lộ trình đào tạo là gì?
Hình ảnh: Lộ trình đào tạo là gì
Giải thích
Lộ trình đào tạo là công cụ của doanh nghiệp. Nhân viên sẽ đạt được mục tiêu sự nghiệp theo các bước xây dựng lộ trình công danh.
Để xây dựng chương trình đào tạo trong doanh nghiệp. Người quản trị cần đánh giá về tâm lý nhu cầu của nhân viên. Bên cạnh đó, người quản trị cũng phải hiểu tình hình thực tế tại các vị trí nhân sự.
Bản lộ trình này sẽ giải đáp mọi thắc mắc của nhân viên. Cũng như giúp họ có được những kỹ năng quan trọng trong công việc.
Câu hỏi thường gặp
Thú vị là, khi nói tới đào tạo nội bộ hay phát triển năng lực cho nhân viên, nhiều chủ doanh nghiệp chia sẻ với PDCA rằng họ lo lắng:
Nếu nhân viên của mình đủ lông đủ cánh thì họ sẽ bay mất thì sao?
Một câu hỏi rất hợp lý và hoàn toàn chính đáng đúng không ạ?
Vậy lật ngược vấn đề. Một câu hỏi cũng kinh điển không kém khiến nhiều chủ doanh nghiệp sững sờ:
Nếu bạn không đào tạo, phát triển nhân viên lên. Họ với trình độ thấp, cách làm rời rạc, nhưng muốn gắn bó với công ty cả đời thì sao?
Tạo điều kiện cho nhân viên đi học là một kênh đầu tư siêu lợi nhuận. Vì nhân viên có kiến thức trình độ mới có thể giúp công ty nâng cao được năng suất. Đồng thời tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận.
Giả sử nhân viên phát triển lên một tầm cao mới. Họ ra đi thì cũng đã để lại cho doanh nghiệp một tài sản khổng lồ. Đó là những cống hiến thành tựu của họ, những quy trình họ để lại cho công ty,…
Đồng thời chúng ta vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với một tài năng xuất chúng.
Ví dụ như họ ra mở công ty riêng bạn vẫn có thể đầu tư cho họ trở thành đối tác làm ăn.
Như vậy đôi bên cùng có lợi đồng thời giảm bớt một đối thủ cạnh tranh khó nhằn.
2. Xây dựng lộ trình đào tạo
Hình ảnh: Xây dựng lộ trình đào tạo
Lộ trình đào tạo có tối thiểu năm hạng mục cơ bản bao gồm:
1.1 Phân nhóm nhân viên
Nhân viên mới
Các quản lý cấp trung
……
1.2 Tâm lý từng nhóm
Nhân viên mới: chưa hiểu công ty họ thường tò mò về công ty thắc mắc về vị trí công việc của mình. Họ không biết cần phải làm những việc gì, làm như thế nào. Rồi họ lo lắng không biết được phép làm gì hay không được làm gì trong công ty.
Nhân viên cũ: cần phát triển những kỹ năng gì để gắn bó với công ty hoặc thăng tiến trong công việc chức danh.
1.3 Nội dung đào tạo phù hợp với tâm lý trên
Từ việc nghiên cứu những thắc mắc tâm lý ở bước thứ hai. Bạn xây dựng nên nội dung đào tạo phù hợp tương ứng với từng nhóm nhân viên.
1.4 Thời gian đào tạo
Tại bước này bạn phân bổ thời gian đào tạo cho mỗi phần.
1.5 Người chịu trách nhiệm đào tạo
Ở bước này phải xác định được người chịu trách nhiệm đào tạo.
Cấp trên trực tiếp
Những nhân sự xuất sắc trong lĩnh vực, nội dung cần đào tạo.
Thuê chuyên gia từ bên ngoài
Tùy theo tính chất công việc và năng lực của mỗi người. Bạn có thể cho nhân viên theo học các lớp kỹ năng mềm riêng biệt và thuyết trình đàm phán quản trị bán hàng marketing. Qua đó nhân viên sẽ nâng cao trình độ và hiệu quả làm việc.
Bạn phải nhớ việc đào tạo này đòi hỏi phải được tổ chức liên tục và thường xuyên. Lộ trình được nâng cấp theo suốt vòng đời công việc của nhân viên. Tránh bị gián đoạn hoặc bỏ dở giữa chừng.
Lộ trình đào tạo chính là một bản kế hoạch đầu tư siêu lợi nhuận. Bạn cũng cần lưu ý khi đó có lượt trình đào tạo rồi. Bạn cần chỉ dẫn và đào tạo cho nhân viên theo đúng lộ trình đó.
Tâm lý con người thích tư duy theo lối mòn. Vì vậy bạn hãy dạy cho nhân viên của mình cách tìm thấy niềm vui khi làm việc theo phương pháp mới.
Từ giờ bạn hãy luôn chú ý nhân viên tránh làm việc theo phản xạ bản năng. Thay vào đó hãy kiên trì làm việc theo đúng lộ trình đào tạo, quy trình.
Kiên trì chính là một trong những bí quyết giá trị nhất giúp doanh nghiệp của bạn đi tới thành công cuối cùng.