Làm Sales không hề dễ dàng như bạn nghĩ

Đăng ngày 10/10/2024 lúc: 16:1419 lượt xem

Làm Sales không hề dễ dàng như bạn nghĩ

Làm Sales không hề dễ dàng như bạn nghĩ! Tại sao lại như vậy? Độc giả cùng Trần Trí Dũng tìm hiểu thông qua bài chia sẻ nhỏ này nhé!

Rất nhiều người nghĩ rằng việc trở thành Sales là một chuyện dễ dàng. Vì có thể không cần kinh nghiệm, bằng cấp. Thậm chí nếu không biết làm gì thì đi làm Sales “đại” cũng có tiền. Vậy bạn có biết có rất nhiều điều sau câu chuyện làm Sales?

What it takes to move up as a sales representative

1. Luôn có Sales giỏi và Sales dở

Ở bất cứ tổ chức nào cũng có người giỏi và người dở. Nhưng nghề Sales là nghề bị đánh đồng nhiều nhất về khả năng. Đồng thời, nghề sales có nhiều định kiến nhất. Lý do sâu xa phải nhắc đến đó là có rất nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng. Họ không có sự đào tạo bài bản về kỹ năng bán hàng và sản phẩm. Điều này dẫn đến:

  • Mục tiêu của doanh nghiệp: Sales cần bán được sản phẩm, dịch vụ càng nhanh càng tốt để có thể mang về doanh thu cho công ty.
  • Mục tiêu của Sales: bán được càng nhanh, càng nhiều thì càng nhận được tiền và hoa hồng càng nhiều.

Việc này dẫn đến hệ luỵ nhiều khách hàng mua xong thì “một đi không trở lại”, phong thái Sales thì bị đánh giá là làm ăn cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp.

Cách nhận biết: Để biết bạn là một người giỏi hay dở thì bạn có thể đo lường bằng cách dựa trên số lượng khách hàng được giới thiệu. Vì có một sự thật đơn giản là nếu chính bạn sử dụng một sản phẩm tệ thì hầu như bạn sẽ không bao giờ giới thiệu cho người thân.

Sau khi biết mình là người Sales dở thì mình khuyên các bạn nên đi tìm một người Thầy phù hợp, việc được đào tạo bài bản sẽ hỗ trợ được rất nhiều cho sự thăng tiến trong công việc.

2. Chỉ biết “nói”

Nhiều bạn Sales mỗi khi cầm điện thoại hoặc ngồi trước mặt khách là nói thao thao bất tuyệt như thể muốn trưng ra hết điểm tốt của công ty mà không tiết chế.

Sales giỏi cần biết giao tiếp như “người với người” thực thụ. Nghĩ lại những lần nghe điện thoại từ các bạn nhân viên kinh doanh để bán một món hàng thì bạn nghe thấy gì ngoài: “Em là… từ công ty… em muốn mời mình làm…” và chỉ có một người nói và bạn trong tâm thế “phải nghe” thì tại sao bạn lại làm y hệt như vậy với khách hàng.

Để cải thiện việc này bạn hãy tưởng tượng bạn đang chơi Bóng bàn với mục tiêu là giữ bóng lâu nhất có thể thì:

  • Đánh xong lượt mình phải đợi đến lượt người khác, có như thế mới có thể giữ được bóng và chỉ khi khách hàng thoải mái bạn mới có thể khai thác được thông tin của bạn cần.

3. Không follow-up (theo sát)

Một sai lầm đáng tiếc ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả thắng dự án là sự ỉ i của Sales. Không có nhiều người nghĩ rằng việc follow-up không quan trọng. Vì nếu khách hàng muốn thì cứ chốt thôi. Nhưng họ đâu biết rằng khách hàng phải xem xét nhiều phương án và nhà cung cấp khác. Thì việc follow-up (theo sát) sẽ có hai ý nghĩa chính:

  • Nhắc nhớ khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn nhiều hơn.
  • Đặt thời gian follow-up cũng là một cách đưa deadline (hạn phản hồi) cho khách hàng – khách hàng sẽ có trách nhiệm hơn với việc phản hồi.

Source link