Làm chủ là một nghề vô cùng vất vả

Làm chủ là một nghề vô cùng vất vả

Bạn đọc có biết việc làm chủ là một nghề vô cùng vất vả không? Hãy cùng Trần Trí Dũng tìm hiểu nỗi khổ của các nhà lãnh đạo CEO nhé!

Bạn chưa từng làm CEO nên bạn chưa biết được nó vất vả thế nào. Bạn chưa hiểu được tại sao xã hội lại nhiều CEO muốn tự tử như vậy.Bạn trở thành ông/bà chủ. Điều đó nghĩa là cuộc sống của bạn đã thay đổi rồi. Không phải ông/bà chủ nào cũng được như Lý Gia Thành, Jack Ma… Là một ông/bà chủ, bạn lúc nào cũng luôn phải đối mặt với những nguy cơ thất bại. Đối với nhân viên, bạn là người đem cho họ miếng cơm manh áo. Đối với cổ đông, bạn là người dẫn dắt doanh nghiệp. Những áp lực đó bạn buộc phải ầm thầm chịu đựng nó.

CEO là gì và tố chất để trở thành một CEO chuyên nghiệp?

Làm chủ cũng chỉ là một nghề

Không giống với những ngành nghề khác, nghề này không dễ dàng từ chức. Bạn phải chịu đựng nỗi đau tinh thần như phải bán đi đưa con của mình khi bị phá sản. Bạn phải từ chức khi mà trắng tay. CEO phải chịu đựng cả cuộc đời vất vả để kiên trì cố gắng.

Làm chủ là một nghề vất vả nhất

Dù làm chủ một quầy hàng nhỏ hay làm chủ cả một doanh nghiệp lớn. Bạn đều là ông/bà chủ. Nghĩa là bạn đều phải thức khuya dậy sớm. Bạn phải bận đến quên cả thời gian ăn cơm, quên cả uống nước, quên cả bệnh tật. Bạn quên cả tình yêu, không ngừng tính toán và tính toán.

Chỉ cần một năm vất vả là bạn sẽ thấy mình như đang sống trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Bạn đứng giữa giữa sự sống và cái chết. Những gì bạn kiếm được thực chất chỉ là hư danh của ông/bà chủ. Áp lực của hàng tồn kho không bán đi được.

CEO là gì? Tố chất, vai trò, công việc và mức lương của CEO

Làm chủ là một nghề “nghèo” nhất

Đến chủ của một công ty lớn được niêm yết trên thị trường cũng luôn bận rộn với:

  • Các khoản vay, khoản đầu tư tài chính
  • Tìm cách mở rộng thị trường
  • Tìm cách khiến công ty ngày càng lớn mạnh

Nhưng kết quả của sự bận rộn thường là các quỹ tiền tệ ngày càng eo hẹp.

Lúc đó sẽ thấy hóa ra làm doanh nghiệp không giống như các quầy hàng bán lương thực. Không phải quầy càng lớn thì thu nhập càng nhiều. Mà trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, người làm chủ luôn phải chạy đôn chạy đáo trong các tình trạng “thiếu kinh phí” khác nhau.

Đầu tư, chiêu thương, cổ phần hóa, sáp nhập, IPO, đằng sau một thuật ngữ kinh doanh. Chúng luôn nói lên sự thật của việc “thiếu kinh phí” trong hoạt động kinh doanh.

Trong cuộc sống thực tế, ông/bà chủ thường là những người ít tiền nhất. Họ liên tục nợ, tài sản thì không ngừng tăng lên. Nhưng tiền mặt mà họ sở hữu luôn hạn hẹp.

Làm chủ là một nghề có nhiều rủi ro nhất

Nghề này luôn làm việc trong môi trường đầy áp lực và rủi ro cao, đòi hỏi người làm nó luôn phải tập trung tâm lực và trí lực cao nhất để giải quyết tất cả các vấn đề, một khi chỉ lỡ tay một chút hay sa sút một chút sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, sẽ bị rất nhiều người soi mói và chỉ trỏ.

Mọi người dường như rất vui mừng khi thấy một ông/bà chủ nào đó bị sa cơ. Trong sự mâu thuẫn giữa ý thức của một quần thể xã hội, nhiều người một mặt trì triết những ông/bà chủ vì tiền mà bất nhân, một mặt thì tìm mọi cách chen lên con đường mà họ cho là đáng ghét đó, để rồi gắn cho mình cái mác ông/bà chủ mà mọi người khinh ghét.

CEO là gì? Tố chất, vai trò, công việc và mức lương của CEO

Tổng kết

Kỳ thực, lựa chọn làm chủ bạn không nhất thiết phải có tài sản.  Và nếu như bạn lựa chọn khởi nghiệp là làm ông/bà chủ, bạn sẽ phải chấp nhận sẵn sàng đối mặt với những vất vả và trách nhiệm, và nếu bạn đã lựa chọn nó rồi thì hãy dũng cảm để gánh vác nó.

Nguồn tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments