Kỷ luật là gì? Tại sao kỷ luật trong công việc lại quan trọng?
Kỷ luật là gì? Tại sao kỷ luật trong công việc lại quan trọng? Độc giả cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức trong bài viết này nhé!
I. Kỷ luật là gì? Tại sao kỷ luật trong công việc lại quan trọng
1. Kỷ luật là gì?
Kỷ luật là những quy tắc xử sự chung. Nó do một cơ quan, tổ chức đặt ra. Với mục đích tất cả thành viên của tổ chức đều phải thực hiện theo. Đối với công ty, doanh nghiệp, kỷ luật là những quy định có chọn lọc. Kỷ luật phù hợp với văn hóa doanh nghiệp được đặt ra. Nó yêu cầu nhân viên chấp hành theo.
Tính kỷ luật trong công việc được chia thành 2 khái niệm cơ bản, đi theo 2 chiều hướng khác nhau:
Kỷ luật tích cực |
|
Kỷ luật tiêu cực |
|
2. Tầm quan trọng của tính kỷ luật trong công việc
Đúng như câu nói “Càng kỷ luật, càng tự do”, tính kỷ luật trong tổ chức, công việc là bước đệm hoàn hảo cho mỗi cá nhân. Từ đó mang đến giá trị cho cả một tập thể.
Đối với cá nhân:
- Tính kỷ luật trong công việc giúp mỗi cá nhân tự hoàn thiện bản thân. Họ đặt ra một thời gian biểu mà bản thân có thể dựa vào đó làm, tạo thói quen tốt
- Kỷ luật giúp phát triển năng lực mỗi cá nhân một cách triệt để và vững vàng nhất
- Năng suất và hiệu quả làm việc của cá nhân sẽ tăng lên khi có tính kỷ luật trong công việc
Đối với công ty, doanh nghiệp:
- Cá nhân làm việc năng suất hơn, có tinh thần trách nhiệm cao hơn. Đồng nghĩa với nhiệm vụ và công việc đối với doanh nghiệp sẽ được hoàn thành nhanh chóng.
- Bầu không khí mang tính kỷ luật trong công việc sẽ khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Nó mang lại hình ảnh chuyên nghiệp cho công ty
- Giúp doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa, đảm bảo lợi ích toàn diện về mọi mặt
- Tính kỷ luật trong công việc giúp phát triển và duy trì những nét văn hóa trong tổ chức
Kỷ luật giúp tạo nên văn hóa chuyên nghiệp cho công ty, doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp đào tạo nội bộ dễ dàng hơn.
II. 4 đặc trưng của tính kỷ luật trong công việc
Tính kỷ luật bản chất là những việc được đặt ra có mục đích, vì thế có những đặc trưng nhất định:
Mỗi cá nhân cần nhận thức rõ việc mình đang làm, xác định hành vi và thể hiện tốt nhất mục tiêu của mình. Để đặt ra kỷ luật, tuân theo kỷ luật cũng như phát triển bản thân dựa vào kỷ luật, bạn cần tự phân tích và thấu hiểu bản thân.
- Nhân thức có ý thức:
Bạn đang làm gì hay không làm gì? Bạn làm đúng hay sai? Thời gian làm như thế nào? Bạn cần có nhận thức về hành vi không tuân thủ kỷ luật của mình để biết được đó là sai trái và không lặp lại lần tiếp theo.
- Tính can đảm và sự quyết tâm:
Tính kỷ luật trong tổ chức là một việc làm cực kỳ khó khăn, đặc biệt khi có yếu tố khách quan tác động. Tính kỷ luật trong công việc phụ thuộc rất nhiều vào lòng can đảm của mỗi người, khi đối mặt với vất vả, thử thách.
- Biết cách hướng dẫn bản thân
Khi gặp tình huống trắc trở, hãy tự khuyến khích, trấn an bản thân, nhắc nhở bản thân về mục tiêu của mình. Từ sự hướng dẫn này, bạn tạo dựng được lòng can đảm và sự quyết tâm khiến bạn duy trì được nhận thức của mình.
Khi đã hiểu rõ 4 đặc trưng này của tính kỷ luật trong công việc, bạn sẽ dần hiểu được vì sao có những cá nhân vẫn không thể tuân thủ kỷ luật doanh nghiệp một cách thường xuyên, hiệu quả.
III. Các nguyên nhân dẫn đến nhân viên vô kỷ luật trong doanh nghiệp
Thông thường có 3 yếu tố chính dẫn đến tình trạng nhân viên công ty không tuân thủ tính kỷ luật trong công việc:
Nguyên nhân đến từ cá nhân |
|
Nguyên nhân đến từ doanh nghiệp |
|
Nguyên nhân đến từ môi trường | Xã hội chính là nơi hình thành nên tính kỷ luật của các Doanh nghiệp. Các vấn đề vô kỷ luật xuất hiện ở khắp mọi nơi trong xã hội như: từ gia đình, trường học, tổ chức tôn giáo,… khiến nó cũng vô tình trở thành cái “khuôn mẫu” mà các tổ chức Doanh nghiệp khó lòng loại bỏ được. |
IV. 5 bước xây dựng tính kỷ luật trong công việc giúp tăng 200% hiệu quả làm việc
Để giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xây dựng tính kỷ luật trong tổ chức cho nhân viên của mình, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn 5 bước xây dựng tính kỷ luật trong công việc hiệu quả nhất
1. Nắm rõ các quy định của pháp luật về tính kỷ luật trong công việc
Để tránh cho những Doanh nghiệp và những người lao động rơi vào tình huống xấu nhất thì nhà nước sẽ đặt ra những quy định chung nhằm giúp cho cả hai bên đảm bảo được về quyền lợi cũng như trách nhiệm. Do đó mỗi khi đưa ra quy định, kỷ luật, công ty cần nắm rõ về luật này.
Việc nắm rõ luật pháp về tính kỷ luật giúp hạn chế việc cả hai bên (lãnh đạo và nhân viên) tranh cãi với nhau về các nguyên tắc đặt ra cũng như đảm bảo công bằng cho nhân viên. Việc nắm chắc các quy định pháp luật sẽ giúp bạn rất nhiều trong các trường hợp như nhân viên tự ý hủy hợp đồng, nhân viên đòi khởi kiện công ty,…
2. Xây dựng tính kỷ luật trong công việc một cách minh bạch, rõ ràng
Một bản quy tắc rõ ràng và minh bạch sẽ luôn được nhân viên đón nhận. Do đó, khi doanh nghiệp đề ra những quy tắc đối với nhân viên cần phải thông báo rõ ràng, minh bạch với các cấp dưới về những quy định phổ biến chung như:
- Thời gian bắt đầu và hết hạn hợp đồng lao động.
- Thái độ cũng như hiệu suất làm việc của nhân viên.
- Những quy tắc cơ bản về trang phục nơi công sở.
- Nêu ra những hành vi không đúng đắn để ngăn chặn những điều gây bất lợi cho tổ chức.
3. Đặt ra cả những quy định cho các lãnh đạo tầm trung
Đối với các nhà quản lý cấp trung thì các quan chức cấp cao hơn cũng cần phải xử lý những tình huống mà quản lý cấp trung đó vi phạm. Điều này vừa giúp vận hành lại bộ máy doanh nghiệp vừa khiến nhân viên cảm thấy công bằng.
Cần phải có những quy tắc chung để kỷ luật họ một cách bình đẳng, công bằng nhất tránh những tin đồn thiên vị lan khắp công ty tạo ra những danh tiếng xấu cho Doanh nghiệp. Điều này góp phần củng cố thêm tính kỷ luật trong tổ chức cho nhân viên.
4. Đưa ra những hình thức kỷ luật phù hợp với ai vi phạm
Mỗi Doanh nghiệp đều có những nhà lãnh đạo có tính cách riêng biệt, những mục tiêu, tầm nhìn khác biệt nên việc đưa nhân viên vào khuôn khổ mà công ty hướng tới thông qua những những hình thức kỷ luật cũng sẽ khác nhau.
Các nhà lãnh đạo có thể tham khảo những hình thức kỷ luật và quyết định đặt ra những mức độ kỷ luật nặng hoặc nhẹ nhằm giúp nhân viên nhận ra lỗi lầm và sửa chữa, tuân thủ tính kỷ luật trong công việc. Những hình thức kỷ luật này được áp dụng một cách hợp lý sẽ giúp mục tiêu xây dựng tính kỷ luật trong công việc được thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn.
5. Lưu trữ kỹ càng những tài liệu kỷ luật nhân viên để làm minh chứng về sau
Doanh nghiệp và công ty cần chú ý trong việc lưu trữ hồ sơ thưởng phạt của nhân viên. Trường hợp khi phải kỷ luật nhân viên bằng hình thức sa thải hay những việc có liên quan đến vấn đề pháp lý thì lúc đó các tổ chức nên lưu trữ trước những hồ sơ, tài liệu dính dáng tới họ để làm bằng chứng.
Các tài liệu cá nhân quan trọng như: Hồ sơ cá nhân của nhân viên, văn bản cảnh cáo,.. cần được lưu trữ và sắp xếp dễ dàng để dễ dàng tìm kiếm.